Những dấu chân hi sinh của loài chó kéo xe tại vùng đất Nam Cực

Khi con người bắt đầu khám phá ra Nam Cực thì loài chó kéo xe cũng nhanh chóng xuất hiện tại đây chỉ sau một thời gian ngắn.

Thùy Nguyễn
14:30 12/12/2021 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ngày 17/2/1899, con tàu thám hiểm Southern Cross cùng 97 thành viên Đoàn thám hiểm Nam Cực của Anh cập cảng Cape Adare (biển Ross, Nam Cực). Đây là lần đầu tiên trong lịch sử loài chó được đặt chân tới Nam Cực. Khi vừa tiếp đất, một trận bão tuyết ập đến khiến 7 thành viên trong nhóm bị mắc kẹt và phải sống trong lều.

Nhiệt độ thấp và giảm liên tục khiến họ không thể chịu nổi. Lúc này, cả nhóm đưa những chú chó kéo xe vào trong lều để ôm ấp, chính chúng đã giúp họ có đủ hơi ấm để sống sót sau 4 ngày bão tuyết. Vào ngày đầu tiên đến Nam Cực, loài chó đã cứu mạng con người như thế. 

Phương tiện di chuyển tin cậy nhất

Hầu hết những con chó kéo xe được đưa đến Nam Cực đều sinh ra ở Bắc Cực. Hầu hết chúng được đào tạo để thành chó kéo xe. Chó dễ thích nghi với môi trường lạnh giá và khắc nghiệt hơn ngựa và tuần lộc. Bên cạnh đó, chúng không kén ăn, có thể ăn bất cứ đồ gì dù là đồ thừa của con người.  

nhung-dau-chan-hi-sinh-cua-loai-cho-keo-xe-tai-nam-cuc-1
Nhóm thám hiểm Southern Cross

Trước khi khám phá Nam Cực, những con chó kéo xe từng nhiều lần giúp con người thám hiểm Bắc Cực thành công. Một trong những người đặc biệt thích sử dụng xe chó kéo để chinh phục Bắc Cực chính là Amundsen (Na Uy). Trong chuyến thám hiểm Tuyến đường phía Bắc vào năm 1903-1906, Amundsen đã trải qua hai mùa đông trên Đảo King William, bắc Canada.

Ông đã học được cách sống sót trong mùa đông nơi hoang dã từ những người Inuit địa phương. Đặc biệt, ông đã làm chủ được đội chó kéo xe trượt tuyết. Đối với các cuộc thám hiểm Nam Cực đầu thế kỷ 20, chó kéo xe, ngựa và máy kéo cơ khí đều được mang tới Nam Cực, trở thành phương tiện di chuyển đáng tin cậy nhất. 

Quá nhiều đau đớn và sự hi sinh

Ngày 19/10/1911, một đội 5 người gồm 52 con chó kéo xe trượt tuyết Greenland chở Amundsen bắt đầu cuộc hành trình tới Nam Cực kéo dài 3 tháng. Ngày 25/1/1912, họ quay trở lại nhưng chỉ còn 11 con chó kéo xe. Bốn mươi mốt con còn lại đã chết vì tai nạn, bệnh tật, hoặc bị Amundsen bắn chết vì tiêu thụ quá nhiều thức ăn và tài nguyên.

nhung-dau-chan-hi-sinh-cua-loai-cho-keo-xe-tai-nam-cuc-2
Đội chó kéo xe của Amundsen

Hơn 40 con chó này đã chết để đánh đổi lấy mạng sống của Amundsen và những người khác, đồng thời mang lại cho Amundsen vinh quang có thể được ghi vào biên niên sử của nhân loại.

Scott - đối thủ cạnh tranh của Amundsen lựa chọn ngựa làm phương tiện di chuyển. Không chịu được nhiệt độ thấp và bão tuyết, những con ngựa đã bị giết khi đi được ¼ chặng đường. sau đó, Scott phải dùng sức người để kéo xe trượt về Nam Cực. Scott không chỉ thua cuộc mà còn bỏ mạng ở vùng đất lạnh giá này. 

nhung-dau-chan-hi-sinh-cua-loai-cho-keo-xe-tai-nam-cuc-4
Máy bay trực thăng năm 1960 ở Nam Cực

Đến những năm 1950, chó kéo xe vẫn giữ vị trí quan trọng trong các chuyến thám hiểm Nam Cực. Con người đã có thể dùng máy bay trực thăng, máy bay cánh cố định để vận chuyển nhưng những thiết bị này chưa hoàn toàn thích nghi với điều kiện khắc nghiệt nơi đây. Do đó, nhiều đội nhóm thám hiểm vẫn sử chọn sử dụng chó kéo xe. 

Năm 1957, nhóm quan sát khu vực Nam Cực đầu tiên của Nhật đến Nam Cực. Tuy nhiên, con tàu Zhonggu đã bị biển băng bao vây. Các thành viên của đội dùng trực thăng để di tản, bỏ lại 23 chú chó Sakhalin Husky. Ai cũng nghĩ những con chó này sẽ chết, nhưng khi nhóm quay trở lại sau 1 năm, 2 chú chó tên Kata Inutaro và Jiro vẫn còn sống. 

nhung-dau-chan-hi-sinh-cua-loai-cho-keo-xe-tai-nam-cuc-5
Hai chú chó Kata Inutaro và Jiro

Sau những năm 1950, những chú chó kéo xe dần rút lui để nhường chỗ cho máy bay, trực thăng, xe trượt tuyết. Sau 1956, chiếc máy bay vận tải DC-3 đầu tiên hạ cánh xuống Nam Cực, Nhiều đội thám hiểm khoa học vẫn giữ lại đội chó kéo xe, trong đó có Úc và Anh. 

Những năm 80 và 90, Cơ sở Nghiên cứu Khoa học Rothera ở Anh nuôi một lượng nhỏ chó kéo xe để cung cấp trò giải trí truyền thống, trải nghiệm vinh quang cùng đau khổ của "thời đại anh hùng" Nam Cực. Tuy nhiên, con người không còn sử dụng chó kéo xe đến kiệt sức, không còn dùng đòn roi hay giết chúng trong tình thế tuyệt vọng nữa. 

Năm 1990, Will Steger người Mỹ đã đưa đội chó kéo xe của mình hoàn thành kỷ lục cuối cùng của Nam Cực. Cả đội đã đi qua toàn bộ lục địa Nam Cực kéo dài 3741 dặm. Thế nhưng, chuyến đi này vẫn khiến không ít chú chó kéo xe phải chết. Chỉ có 12 trong 36 chú chó còn sống sót sau thử thách. Để đạt được thành tựu của riêng mình, con người đã hi sinh những người bạn đồng hành của mình.

nhung-dau-chan-hi-sinh-cua-loai-cho-keo-xe-tai-nam-cuc-7
Xác một chú chó tại Nam Cực

Ngày 10/8/1992, 3 chú chó được sinh ra ở trạm Mawson có thể là 3 chú chó kéo xe cuối cùng được sinh ra tại Nam Cực. Năm 1991, các nước đã ký Nghị định thư Hiệp ước Nam Cực về Bảo vệ Môi trường tại Madrid để bảo vệ môi trường Nam Cực và loài chó kéo xe. Theo đó, hiệp ước không cho phép con người mang những chú chó kéo xe tới Nam Cực nữa. 

Xem thêm: Vì sao thị trấn Villa las Estrellas yêu cầu người dân đến sống phải cắt bỏ ruột thừa?

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận