Mẹo khoanh trắc nghiệm Địa lý thi THPT Quốc gia mới nhất
Để giành điểm cao môn Địa lý là điều không khó. Quan trọng là thí sinh phải nắm vững được kiến thức và biết mẹo khoanh trắc nghiệm Địa lý thi THPT Quốc gia.
Với môn trắc nghiệm Địa lý thi THPT Quốc gia, nhiều học sinh đến phút chót hoặc những câu không biết sẽ nhắm mắt khoanh bừa. Tuy nhiên, làm bài trắc nghiệm cần phải có kỹ năng. Trước khi “khoanh bừa” học sinh có rất nhiều phương pháp khác có thể áp dụng.
Để đạt được điểm tốt nhất, dưới đây là những mẹo khoanh trắc nghiệm Địa lý thi THPT Quốc gia mới nhất học sinh có thể tham khảo.
Phân bổ thời gian hợp lý
Làm bài trắc nghiệm Địa lý thi THPT Quốc gia hay bất kỳ môn nào khác, điều bạn cần quan tâm chính là thời gian. Tùy vào mức điểm, bạn sẽ căn chỉnh thời gian hợp lý. Với bài thi trắc nghiệm, số điểm của mỗi câu là như nhau. Do đó, khi nhận đề bạn nên đọc một lượt, câu nào dễ làm trước, câu nào khó làm sau.
Đến những câu khó, nếu không làm được bạn nên sử dụng phương pháp loại trừ. Câu nào không thể loại trừ được, không còn cách nào khác mới bắt buộc phải “khoanh bừa”. Nên nhớ, tuyệt đối không được bỏ câu, việc học sinh chọn đại một đáp án cũng có khả năng ghi điểm hơn là bỏ bài.
Ngoài ra, không nên để hết thời gian để làm bài. Học sinh nên để lại một ít phút để kiểm tra bài trắc nghiệm Địa lý thi THPT Quốc gia cũng như thông tin trên tờ giấy thi một lần nữa trước khi nộp bài.
Nắm rõ cấu trúc bài thi THPT Quốc gia
Cấu trúc đề thi trắc nghiệm Địa lý sẽ bao gồm 60% câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu; 40% ở mức độ vận dụng và vận dụng cao.
Nội dung bài thi trắc nghiệm Địa lý chủ yếu tổng hợp từ phần kiến thức lớp 12.
Phần kỹ năng: 10 câu sử dụng Atlat địa lí Việt Nam (trong đó, Tự nhiên - dân cư 5 câu; các ngành kinh tế 3 câu và các vùng kinh tế 2 câu).
Bảng số liệu thống kê: 2 câu ( lớp 11 gồm 1 câu; lớp 12 gồm 1 câu).
Kỹ năng biểu đồ 3 câu (nhận xét biểu đồ 2 câu, nhận dạng biểu đồ 1 câu).
Xác định từ khóa câu hỏi
Đối với dạng bài thi trắc nghiệm, bạn không có nhiều thời gian để đọc câu hỏi nhiều lần. Quan trọng là bạn phải nắm được từ khóa để lựa chọn đáp án. Trong nhiều câu hỏi trắc nghiệm thường có những cụm từ như: Đúng nhất, không đúng, câu sai, vì sao, nguyên nhân nào… bạn có thể khoanh tròn từ khóa trong câu hỏi để chọn phương án phù hợp nhất.
Thực hiện 4 “lại”
4 “lại” thường áp dụng trước kỳ thi THPT Quốc gia một thời gian ngắn, bao gồm:
-
Rà soát lại: Xem lại những nội dung giảm tải không cần học, từ đó giảm bớt số lượng kiến thức cần nhớ.
-
Nhớ lại: Hồi tưởng xem mình đã học những gì, những gì không nhớ sẽ học lại.
-
Kiểm tra lại: Kiểm tra lại những phần đã nhớ, có thể nhớ lại thông qua việc làm bài tập. Với những bài nào chưa tốt, còn học sơ sài thì nên ôn lại.
-
Hồi tưởng lại: Mỗi khi làm một câu hỏi, bạn hãy hình dung nội dung đó đã học như nào, các nội dung gì có liên quan chứ không phải chỉ đọc và khoanh luôn.
Bình tĩnh và tự tin
Vấn đề tâm lý khi làm bài thi trắc nghiệm Địa lý vô cùng quan trọng. Vì vậy, khi vào phòng thi học sinh cần phải giảm áp lực. Khi tâm lý thoải mái, các bạn sẽ làm bài thi tốt hơn.
Những mẹo làm bài trắc nghiệm Địa lý khác
Đối với những câu dễ, khi đọc câu hỏi cần xác định luôn đáp án là gì. Sau đó, khi đọc 4 phương án sẽ tăng độ chính xác cao hơn.
Sử dụng phương pháp loại trừ để làm bài trắc nghiệm Địa lý thi THPT Quốc gia, nếu chọn đáp án sai thì chỉ cần thấy trong các phương án có một chữ không đúng thì loại bỏ ngay.
Với những câu hỏi quá khó, không xác định được đáp án thì đánh dấu làm sau, không tập trung quá nhiều sẽ phí thời gian.
Những phương án có các cụm từ “Một số”, “thông thường”... sẽ có tỷ lệ đúng cao hơn.
Cần đọc xong câu hỏi mới khoanh, đừng đọc nửa vời đã khoanh luôn đáp án.
Trong trường hợp không thể biết đáp án đúng, hãy tìm đáp án sai, từ đó loại trừ dần dần.
Những câu hỏi có dạng bắt tính toán, nội dung đã học trong lý thuyết, học sinh nên dùng luôn lý thuyết đó và không cần phải tính. Ví dụ cho dân số và diện tích, bắt tính mật độ thì dùng luôn lý thuyết, không cần tính toán mất thời gian.
Xem thêm: Mẹo khoanh trắc nghiệm Giáo dục công dân thi THPT Quốc gia mới nhất
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận