Bộ ba cú muỗi đang khiến mọi người phát cuồng: Nguyên nhân vô cùng thú vị

Bộ ba cú muỗi này đang khiến MXH khuynh đảo, người người nhà nhà phát cuồng bởi không chỉ chung tình, chăm con giỏi mà còn ngụy trang siêu đỉnh.

Thùy Nguyễn
12:00 16/01/2022 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cú muỗi mào - Bậc thầy ngụy trang

Cú muỗi mào là một loài chim ăn đêm, chủ yếu sinh sống ở Đông Nam Á. Cú muỗi mào khá phổ biến tại khu vực Nam Bộ của Việt Nam. Chúng ta dễ dàng bắt gặp loài cú này ở những khoảng rừng rụng lá, rừng thường xanh hoặc rừng đầm lầy nước ngọt. 

diem-danh-bo-ba-cu-muoi-dang-khien-mxh-phat-cuong-1

Cú muỗi mào sở hữu màu lông siêu độc, giúp nó ẩn mình trong đám lá khô không một ai hay biết. Đặc biệt, cặp sừng trên đầu của loài này còn vô cùng thú vị. Thực tế, đây là nhóm lông có thiết kế đặc biệt, được cú muỗi mào dùng để “khè” đồng loại.

diem-danh-bo-ba-cu-muoi-dang-khien-mxh-phat-cuong-2

Loại cú này thích cư trú trong rừng, ở đồng cỏ và những trảng cây bụi. Tùy vào nơi sinh sống mà mùa sinh sản của cú muỗi mào cũng khác nhau. Phải có đôi mắt cực tinh mới nhận diện được loài cú này trong rừng. Những đốm lông phủ màu trắng xám xen màu vỏ quế giúp chúng ngụy trang siêu đỉnh để thoát khỏi tầm ngắm của kẻ thù. 

diem-danh-bo-ba-cu-muoi-dang-khien-mxh-phat-cuong-3

Nhiều người còn biết đến cú muỗi mào nhờ khả năng vừa ăn vừa bay. Chúng có cái miệng rộng ngoác để vợt côn trùng. Chế độ ăn của chúng khá thanh đạm, chủ yếu là bướm đêm, mối và bọ cánh cứng. 

Cú muỗi mỏ quặp - Chung tình số 2 không ai dám nhận số 1

Cú muỗi mỏ quặp được mệnh danh là những chuyên gia ngụy trang. Loài này thường chọn những cành cây khô để ẩn mình, giúp chúng thoát khỏi móng vuốt của những kẻ săn mồi ban ngày. Không chỉ nổi tiếng bởi khả năng ngụy trang thần sầu, cú muỗi mỏ quặp còn có ưu điểm đó chính là sự chung thủy hiếm có. Các cặp đôi cú muỗi cặp thực hiện chế độ một vợ một chồng. Cả hai cùng nhau san sẻ việc chăm con. Vào ban ngày, cú bố sẽ ấp con trong tổ, đêm về sẽ đến lượt cú mẹ “thay ca”. 

diem-danh-bo-ba-cu-muoi-dang-khien-mxh-phat-cuong-4

Tiếng kêu và gầm gừ của cú muỗi quặp khá đáng sợ. Sắc thái biểu cảm của chúng cũng khá phong phú. Mỗi khi khó chịu hoặc cảm giác được điều gì đó, chúng sẽ kêu lên ken két bằng mỏ. Khi tán tỉnh nhau, chúng sẽ “gừ gừ”, báo hiệu mùa giao phối đã đến. Còn khi mất mát hay sợ hãi, chúng sẽ kêu thút thít, nức nở y như tiếng khóc. 

Dù là người chồng, người cha tốt nhưng cú muỗi quặp lại không phải là người kiến trúc sư giỏi. Ngôi nhà cú bố tạo ra đơn giản chỉ là vài cái que và lá bó lại với nhau. Ngôi nhà này mong manh đến nỗi có thể bị gió đánh bay bất cứ khi nào. 

diem-danh-bo-ba-cu-muoi-dang-khien-mxh-phat-cuong-5

Cú muỗi quặp có khả năng sinh tồn khá tốt. Chúng có thể sống tốt từ sa mạc tới vùng núi lạnh giá. Lông của chúng có khả năng cách nhiệt. Tuy nhiên, cú muỗi quặp không có đôi chân sắc nhọn và khỏe như cú mèo. Thế nên chúng phải sà xuống, dùng mỏ cứng như đá của mình để mổ và quặp con mồi. Nhìn có vẻ nguy hiểm nhưng cú muỗi quặp được coi là khá thân thiện với con người.  

Chim Potoo - Đôi mắt tròng vàng "ngây thơ vô số tội"

Chim Potoo là anh em họ hàng gần gũi với cú muỗi. Bề ngoài trông giống loài cú nhưng thực ra lại là loài chim. Chim Potoo có nguồn gốc từ Nam và Trung Mỹ. Đây cũng là một trong những loài động vật sở hữu kỹ năng ngụy trang thượng thừa.

diem-danh-bo-ba-cu-muoi-dang-khien-mxh-phat-cuong-6

Chim Potoo vốn là loài sống về đêm nên sở hữu đôi mắt “siêu to khổng lồ”. Đôi mắt của chúng chiếm gần hết hộp sọ, giúp chúng nhìn ban đêm không khác gì ban ngày. Để nhận diện loài chim này, có thể mô tả đơn giản đó là cái đầu lớn nổi bật là đôi mắt tròng vàng to tướng. 

diem-danh-bo-ba-cu-muoi-dang-khien-mxh-phat-cuong

Giống với họ hàng của mình, chim Potoo có tài ngụy trang giỏi, đặc biệt khi biến hình thành một gốc cây. Chúng dành hầu hết thời gian trong ngày để đậu trên cây, hóa thành màu lá khô để trốn kẻ săn mồi. Khi đêm đến, chúng bắt đầu lao vào bóng tối để bắt côn trùng cho đỡ đói. Một ưu điểm khác ở Potoo đó là, chúng chỉ có một người bạn đời và gánh vác việc nuôi dạy con cái cùng nhau.

(Theo Pháp luật & Bạn đọc)

Xem thêm: Kỳ lạ loài chim đại bàng là hậu duệ của thần điêu, sở hữu loạt biểu cảm siêu hài hước

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận