Cung An Định: Nơi thấm đẫm nỗi buồn, nhiều lần khiến Nam Phương hoàng hậu phải rơi lệ vì chồng

Cung An Định từng được xem là nơi khởi phát điềm lành. Nhưng sau khi vua Bảo Đại thoái vị, Nam Phương hoàng hậu về đây sinh sống thì mọi chuyện đã khác.

Thùy Nguyễn
17:00 24/10/2021 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nằm ở phía Nam kinh thành Huế bên bờ sông An Cựu, cung An Định của Phụng Hóa công Nguyễn Phúc Bửu Đảo (vua Khải Định). Tại đây, vào mùa thu năm Quý Sửu (1913) hoàng tử Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại) chào đời.

Nơi khởi phát những điềm lành

Năm 1917, vua Khải Định sau khi lên ngôi đã xây dựng lại cung Khải Định theo lối kiến trúc hiện đại. Đặc biệt, cung An Định còn được xây thêm Lầu Khải Tường (khởi phát điềm lành) đúng như ý nghĩ của mọi người thời điểm đó. Trong Sách Khải định chính yếu có ghi: “vì nghĩ nơi đó là nơi đất phát mới đặt là lầu Khải Tường”.

Công trình được xây từ năm Đinh Tỵ đến mùa xuân năm Mậu Ngọ. Sau khi hoàn thành, công trình này được vua Khải Định ban cho Trưởng hoàng tử Vĩnh Thụy vào năm Khải Định thứ 4 (1919) để “tỏ lòng ưu ái”. 

cung-an-dinh-noi-gan-lien-voi-nhieu-noi-buon-cua-nam-phuong-hoang-hau-2
Cựu hoàng Bảo Đại nổi tiếng đào hoa

Đến năm Khải Định thứ 5 (1920), vào tháng 4 mùa hạ, vua chế lời Dẫn cung An Định: “Cung An Định vốn là tiềm để của trẫm hồi mới chưa lên ngôi. Khi trẫm còn là phiên thần tự đặt cho tên là Dinh An Định. Chính tại đây vào mùa thu năm Quý Sửu Hoàng tử trưởng ra đời. Mùa hạ năm Bính Thìn đăng quang, vì nghĩ đấy là nơi đất phát nên xuất tiền lộc xây dựng ra thành lầu, mùa xuân năm Mậu Ngọ thì hoàn thành, đổi lại thành cung, vẫn lấy tên cũ gọi là An Định, còn lầu trên đặt là Khải tường. 

Mọi thứ vàng bạc châu báu cùng các đồ đạc trong lầu đều mua hoặc chế tạo bằng tiền lộc riêng của trẫm. Ở các nơi khác đều như thế cả, là bởi trẫm chuẩn bị sẵn cho Hoàng tử trưởng sau này […]. Việc trời khó lường nên con người phải phòng bị, âu cũng là nghĩ mai sau Hoàng trưởng tử không được như trẫm bây giờ, nên mới phải lo trước như thế […]”.

Do được coi là nơi khởi phát điềm lành, năm 1922 cung An Định tiếp tục trở thành tiềm để của Đông cung thái tử Vĩnh Thụy. Khi thái tử Vĩnh Thụy lên ngôi, cung còn trở thành địa điểm tổ chức sự kiện cũng như nhiều buổi lễ quan trọng của hoàng gia, tiêu biểu như lễ Thiên xuân của Đông cung Thái tử Bảo Long. 

Mọi chuyện hoàn toàn thay đổi

Tuy nhiên, sau khi vua Bảo Đại thoái vị, Nam Phương hoàng hậu cùng các con và Đức Từ Cung dọn về đây sinh sống thì cung An Định lại mang một ý nghĩa khác. Nơi đây trở thành nơi bắt đầu của những ngày tháng buồn đau, chia ly và thấm đẫm nước mắt của vị hoàng hậu cuối cùng của triều Nguyễn. 

cung-an-dinh-noi-gan-lien-voi-nhieu-noi-buon-cua-nam-phuong-hoang-hau-1
Cung An Định xưa

Cung An Định nằm bên bờ sông An Cựu - một nhánh của sông Hương cùng màu nước có “một chút gì trúc trắc”. Do đó, nó trở thành nơi nhiều lần chứng kiến Nam Phương hoàng hậu phải rơi nước mắt vì chồng. Những giọt nước mắt đầu tiên rơi trong ngày cựu hoàng Bảo Đại chia tay gia đình ra Hà Nội làm cố vấn theo lời mời của Chính phủ. 

Đúng 6h sáng ngày 2/9,  ông Phạm Khắc Hòe (nguyên tổng lý văn phòng của hoàng đế) cùng Bộ trưởng Lê Văn Hiến đến cung An Định. Khi đó, xe đậu ngay trước phòng khách nhưng trong cung vẫn tối đen, im ắng, chỉ có tiếng gõ mõ niệm Phật từ trên lầu vọng xuống. Một lúc sau, Nam Phương hoàng hậu cùng con trai Bảo Long, ba con gái là Phương Mai, Phương Liên, Phương Dung mới đi ra. Cựu hoàng Bảo Đại tới hôn vợ, hôn con, nói những lời âu yếm bằng tiếng Pháp.

Nam Phương hoàng hậu mặt đượm buồn, lặng lẽ rơi nước mắt trong tiếng mõ tụng kinh của bà Từ Cung (mẹ Bảo Đại). Đến khi cựu hoàng đi, bà Nam Phương mở to mắt nhìn theo như muốn níu chồng lại nhưng không thành. Ngay khi đặt chân tới Hà Nội, Bảo Đại bị cuốn vào hàng loạt các mối quan hệ ngoài luồng, từ bà Mộng Điệp đến vũ nữ Lý Lệ Hà, bất chấp mọi lời dị nghị.

cung-an-dinh-noi-gan-lien-voi-nhieu-noi-buon-cua-nam-phuong-hoang-hau-3
Nam Phương hoàng hậu cùng các con

Trái ngược với chồng, Nam Phương bắt đầu những ngày tháng buồn đau, chia ly tại cung An Định. Không chỉ phải xa chồng, mối quan hệ của bà với Đức Từ Cung (mẹ chồng) cũng không êm đẹp. Hai người khác biệt hoàn toàn về xuất thân, hoàn cảnh, tính cách nên càng khó sống chung. Những mối quan hệ ngoài luồng của chồng, Nam Phương đều biết nhưng không dễ chấp nhận. Tuy nhiên, bà quá nề nếp và kiêu hãnh nên không thích giở thủ đoạn để giành giật lại chồng.

Chính vì thế, tình cảm vợ chồng giữa bà và cựu hoàng Bảo Đại ngày một xa cách và không thể vãn hồi. Cứ thế, Nam Phương hoàng hậu sống âm thầm trong Cung An Định, gồng mình để nuôi dạy, giữ gìn con cái. Năm 1947, bà đưa các con sang Pháp định cư và sống những tháng còn lại trên đất khách.

Xem thêm: Hình ảnh lúc sinh thời của Nam Phương Hoàng hậu: Cả khuôn mặt và dáng người đều toát ra vẻ Á Đông quyền quý

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận