Chùm ảnh cực đẹp về Bến Lức, Long An xưa khiến nhiều người mê đắm
Bàn về cái tên Bến Lức, trong quyển “Đại Nam quốc âm tự vị” của tác giả Huỳnh Tịnh Của lý giải rằng: Lứt là thứ cây lá nhỏ, hay mọc mé biển.
Bến Lức là một huyện thuộc tỉnh Long An và nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh. Đây cũng chính là cửa ngõ phía Bắc của miền Tây Nam Bộ. Bến Lức cách trung tâm TP.HCM khoảng 30km về hướng Tây Nam và cách thành phố Tân An 15km về hướng Đông Bắc.
Phía Bắc huyện Bến Lức giáp với huyện Đức Hòa, Đức Huệ, phía Đông giáp với huyện Bình Chánh. Phía Nam giáp với huyện Cần Giuộc, Cần Đước và Tân Trụ còn phía Tây Bến Lức giáp với huyện Thủ Thừa.
Huyện Bến Lức là địa bàn chiến lược về kinh tế và quân sự của tỉnh, có trục giao thông chính nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với Đồng bằng sông Cửu Long. Bàn về cái tên Bến Lức, trong quyển sách “Đại Nam quốc âm tự vị” năm 1895 của tác giả Huỳnh Tịnh Của có lý giải: “Lứt là thứ cây lá nhỏ, hay mọc mé biển”.
Tuy nhiên, trong cuốn sách “Dictinaire Annamite Francais” năm 1898 của tác giả Génibrel lại khẳng định: “Lứt” là tên của một loại cây có lá ăn được, thuộc họ cúc. Theo cách gọi dân dã của người dân Nam Bộ, đây là cây lứt dây, mọc ở dọc ven biển trên các bờ kênh rạch truông gai, cửa sông, từ Nghệ An đổ vào các tỉnh đồng bằng Nam Bộ.
Cây loại dây lứt thuộc họ cỏ roi ngựa, mọc hoang rải rác ở những bãi cỏ ven đường, ven ruộng, bìa rừng, ven bờ đê. Do phát âm không chuẩn của người Nam Bộ, từ “Lứt” bị chuyển thành “Lức”. Thế nên Bến Lứt cũng bị gọi thành Bến Lức. Ngày nay, Bến Lức là tên một huyện thuộc tỉnh Long An, giáp với Sài Gòn.
Xem thêm: Rạng rỡ hình ảnh Sài Gòn tháng 5/1975: Thống nhất hai miền Nam - Bắc, đất nước trọn niềm vui
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận