Các vị vua thời xưa đón Tết khác ngày nay như thế nào?

Tết đến xuân về là thời điểm được mong chờ nhất năm. Do với hiện tại, các vị vua thời xưa đón Tết phức tạp hơn rất nhiều.

Thùy Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trước đây, vua chúa làm gì cũng phải theo nghi lễ. Theo sách "Hội điển sự lệ", những nghi lễ ngày Tết của vua được Khâm Thiên giám chọn ngày và diễn ra đúng theo sự sắp đặt của bộ Lễ.

Thời nhà Lý

Từ nhà Lý đổ về trước, nghi lễ cúng tế và đón Tết không có tài liệu nào nói rõ. Tuy nhiên, sau thời Lý - khi mà Phật giáo thịnh hành, nghi lễ triều đình ngày Tết chủ yếu liên quan tới Phật giáo. Từ ngày 28 tháng Chạp, vua cùng các quan sẽ tới đền Đế Thích (Thần Indra) ngoài thành Thăng Long. Đến đêm Giao thừa, vua mời nhà sư vào Đại Nội tụng kinh và làm lễ Khuna để xua đuổi ma quỷ.

Triều Trần và Lê

Các vua từ thời Trần, Lê đến Nguyễn đều chú trọng cúng lễ tổ tiên ngày Tết. Đặc biệt, nhà Trần và Lê đều làm vua xa quê, ngày Tết thường làm lễ bái vọng tổ tiên.

cac-vi-vua-thoi-xua-don-tet-khac-ngay-nay-nhu-the-nao-1
Ảnh minh họa

Với các vua nhà Trần, vào sáng mùng 1 Tết sẽ nhận lễ bái hạ của con cháu và quan trướng. Sau đó, vua tới cung Trường Xuân, hướng về các lăng tổ tiên ở Thiên Trường phía Nam để làm lễ vọng bái. 

Sang thời Lê Trung Hưng, vua Lê thực hiện nghi lễ cúng bái tổ tiên ở điện Kính Thiên. Sau đó, các vua nhận nghi thức chúc thọ của hoàng tộc và các quan. Thời Lê sơ, điện Kính Thiên là nơi vua thiết đại triều. Đến thời Lê Trung Hưng, nghi lễ đại triều không còn nữa. Điện cũng được chuyển thành nơi thờ cúng tổ tiên của vua Lê. 

Trong 4 ngày đón Tết. Thái Miếu là nơi thờ phụng các bậc tiên vương và vua Lê Thái Tổ. Nơi đây lúc nào cũng đỏ đèn cùng các nghi lễ thờ phụng. Ở Thái Miếu, lễ vật cúng gồm có 45 bát gạo tẻ, 375 bát gạo nếp. Ngoài ra còn có dầu, mật, mắm muối... Mỗi ngày Tết đều dâng lên cúng 20 mâm cỗ. 

Tại nơi vua thiết triều là Điện Chí Kính, lễ vật gồm có 36 bát gạo tẻ, 240 bát gạo nếp,… Mỗi ngày, tại các cung miếu khác cũng phải chuẩn bị tới 65 mâm cỗ để cúng. 

Theo bộ sử triều Nguyễn "Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục", thời hậu Lê, các vị vua cùng bá quan văn võ sẽ đến yết Thái miếu để ghi nhớ công ơn tổ tiên. Sau đó, tất cả trở về cung mặc áo trắng coi chầu, điệu Bình Ngô phá trận nổi lên hào hùng. Cuối cùng, vua sẽ nhận biểu mừng thọ của các quan cùng lời chúc đất nước thái bình, người dân ấm no. 

Thời nhà Nguyễn

Lăng mộ tổ tiên (các chúa Nguyễn, các vua trước từ Gia Long về sau) đều ở ngay ngoại thành kinh đô Phú Xuân. Thế nên, từ giữa tháng Chạp hoàng gia đã tiến hành lễ chạp mả tổ tiên. Các vị Tôn Thất đức cao vọng trọng sẽ thay mặt nhà vua dẫn đầu đoàn, sau đó là các quan lớn trong triều.

cac-vi-vua-thoi-xua-don-tet-khac-ngay-nay-nhu-the-nao-4
Nghi lễ đón tết trong cung Nguyễn ngày xưa. Ảnh: Nhà nghiên cứu Võ Tòng Xuân.

Từ ngày 30 cho tới mùng 3 Tết, Thái miếu (nơi thờ các chúa Nguyễn), Thế miếu (nơi thờ các vua Nguyễn) và điện Phụng Tiên (nơi thờ toàn thể các bậc tổ tiên và các phu nhân) luôn bày cỗ bàn đầy đủ. Những cỗ bàn được làm tươm tất để dâng cúng, hương khói nghi ngút. Đồ cúng được bếp Ngự thiện của nhà vua nấu hoặc là sản vật của các địa phương dâng về kinh, mỗi lần cúng có tới 32 món ăn đa dạng. 

Ngày 30 Tết, triều đình sẽ cử hành lễ Cáp hưởng. Mục đích là mời vong linh các vị tiên đế về đón Tết, ăn Tết với triều đình. Đích thân nhà vua tới Thái Miếu hoặc Thế Miếu để làm chủ lễ. Theo quy định của triều Nguyễn, vua thân hành đến Thế miếu làm lễ vào những năm Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất. Còn lại, vua sẽ tới Thái Miếu làm chủ tế vào năm Sửu, Mão, Tị, Mùi, Dậu, Hợi. Ở những miếu khác, các hoàng tử, hoàng thân sẽ thay vua tế. 

Ở các miếu thờ tổ tiên, triều Nguyễn làm lễ Trừ tuế để tiễn năm cũ. Lễ trừ Tuế tế một tuần rượu, không có văn khấn. Sau đó, lễ Trừ tịch sẽ tiến hành khi giao thừa, dùng cỗ chay để cúng tổ tiên. Khi năm mới đến, các vị hoàng tử, hoàng thân đến các miếu làm lễ cúng giao thừa; quan văn, quan võ Ngũ phẩm trở lên lần lượt theo sau bồi tự.

cac-vi-vua-thoi-xua-don-tet-khac-ngay-nay-nhu-the-nao-3
Mâm cỗ cung đình Huế xưa do nghệ nhân Tôn Nữ Thị Hà tái hiện

Sáng mùng 1 và mùng 3 Tết, nhà vua tới miếu thân làm lễ, mời tổ tiên ăn Tết. Mỗi lễ gồm có 6 mâm hào soạn hạng nhất, mỗi án 2 mâm. Nghi thức tế ngày mùng 1 là làm lễ 3 tuần rượu, không văn khấn; đến mùng 2 sẽ có văn khấn.

Sau khi xong lễ cúng tổ tiên, các vua triều Nguyễn cho phép đốt pháo giấy. Ngoại trừ năm Tân Mão (1831), vua Minh Mạng đã cho đình chỉ việc vì cho rằng "không phải là tỏ rõ ý nghiêm kính". Sau khi xong các nghi thức tế tự mùng 3 Tết, các vua cho đem hương trầm, bạch đàn cùng các loại giấy vàng, giấy bạc, trộn đều, rồi bỏ vào lư đồng đốt. 

Với số lượng vàng mã khổng lồ ngày Tết, nhà Nguyễn cho đúc thêm 4 thú đồng đặt ở dưới thềm, gian giữa Thái miếu và Thế miếu. Mỗi nơi đặt 2 con để phục vụ cho lễ hóa vàng cầu âm phúc.

Xem thêm: Chuyện khoa cử thời xưa: Ông trạng đỗ đạt nhờ em gái trao "tấm thân trong" cho kẻ điên

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Hiện tại, mỗi tỉnh có quy định khác nhau đối với người dân về quê đón Tết Nhâm Dần 2022. Vậy cụ thể như thế nào?

Tổng hợp quy định cụ thể của các tỉnh đang áp dụng đối với người dân về quê đón Tết 2022
0 Bình luận

Câu chuyện của ông trạng Nguyễn Đức Lượng quả là "có một không hai". Ngoài sức học, ông trạng này còn phải nhờ cậy đến cô em gái "trao cái ngàn vàng" cho kẻ bị hủi mới nên nghiệp khoa bảng.

Chuyện khoa cử thời xưa: Ông trạng đỗ đạt nhờ em gái trao 'tấm thân trong' cho kẻ điên
0 Bình luận

Mỗi vùng miền có phong tục đón Tết Nguyên Đán khác nhau. Hôm nay Sống Đẹp sẽ cùng bạn đọc khám phá người dân Nha Trang đón Tết như thế nào nhé!

Khám phá nét đặc sắc trong văn hóa đón Tết của người Nha Trang, Khánh Hòa
0 Bình luận

Xưa kia, rạp Công Nhân (rạp Cinéma Palace) là rạp chiếu bóng sang trọng bậc nhất của xứ Đông Dương. Còn ngày nay, nó "đại bản doanh" của Đoàn kịch Hà Nội.

Những thước ảnh thú vị về rạp chiếu phim nổi tiếng nhất Hà Nội thời xưa
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Không chờ đủ thủ tục, bác sĩ quyết định phẫu thuật khẩn cấp cho chàng trai “vô danh, ví rỗng”

Chàng trai 20 tuổi nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, không giấy tờ, không người thân. Không chờ đủ thủ tục, các bác sĩ quyết định mổ khẩn cầu để cứu người trong thời gian vàng.

Hải An
Hải An 19 giờ trước
Người dân Quảng Ngãi mở rộng vòng tay san sẻ chỗ ở với cán bộ từ Kon Tum chuyển về

Thấy các cán bộ Kon Tum mới chuyển về chưa có chỗ ở, người dẫn Quảng Ngãi đã mở rộng vòng tay giúp đỡ, chào đón, giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống và công việc.

Thanh Tú
Thanh Tú 2 ngày trước
Không chỉ kịp thời đưa cháu bé tai nạn đi cấp cứu chiến sĩ CSGT còn hỗ trợ viện phí

Phát hiện cháu bé bị tai nạn giao thông khi đang trên đường làm nhiệm vụ, chiến sĩ đội CSGT số 6 (CATP Hà Nội) đã kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu và hỗ trợ một phần viện phí.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Giao hàng gặp trời mưa, nam shipper nhanh tay dọn đậu phộng giúp chủ nhà

Giao hàng gặp trời mưa, thấy nhà chỉ có người già và trẻ nhỏ, nam shipper liền nhanh tay gom đậu phộng giúp. Hành động ấm lòng khiến dân mạng tấm tắc khen ngợi.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Ấm lòng trước khoảnh khắc loạt ô tô che chắn cho xe máy qua cầu lúc mưa to gió lớn ở Hà Nội

“Những lúc này, tôi chỉ mong xe mình to hơn để che được nhiều người hơn”, chia sẻ của tài xế xe tải khiến nhiều người xúc động.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
CSGT Lâm Đồng kịp thời hỗ trợ sản phụ sinh con an toàn trên đường

Vào khoảng 4h50 ngày 1/7, trong lúc tuần tra giao thông, CSGT Lâm Đồng đã kịp thời phát hiện và hỗ trợ một sản phụ chuyển dạ sinh con ngay trên xe đặc chủng.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
3 cuộc đời được hồi sinh nhờ nghĩa cử hiến tạng cao đẹp

Sau tai nạn giao thông, một người phụ nữ ở TP.HCM được xác định chết não, gia đình đã quyết định hiến tạng, đem lại sự sống cho 3 bệnh nhân đang nguy kịch.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Bé gái bị co giật trên chuyến bay được bác sĩ cấp cứu kịp thời

Trên chuyến bay từ TP.HCM đến Hà Nội, một bé gái xuất hiện tình trạng co giật do hạ canxi máu - một rối loạn điện giải nguy hiểm, đã được các bác sĩ có mặt tái đó hỗ trợ cấp cứu thành công.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Lớp học bơi miễn phí suốt gần một thập kỷ giữa lòng Cần Thơ

Cứ vào dịp hè các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại Cần Thơ lại rủ nhau đến lớp học bơi miễn phí của cô Quý tại hồ bơi Nhiệt điện Trà Nóc.

Đăng Dương
Đăng Dương 6 ngày trước
Ấm lòng 900 suất ăn mời thí sinh, phụ huynh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Hội phụ nữ xã Trung Giã, Xuân Giang, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã nấu gần 900 suất ăn miễn phí để mời thí sinh và phụ huynh trong ngày diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.

Hải An
Hải An 27/06
Chủ quán Bạc Liêu miễn phí bữa sáng và trưa cho các sĩ tử thi tốt nghiệp THPT

Trong những diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, anh Trương Nguyễn Minh Tuấn (50 tuổi, TP.Bạc Liêu) – chủ quán chay đã miễn phí bữa sáng, trưa kèm chè đậu đỏ để tiếp sức các thí sinh.

Hải An
Hải An 27/06
Trường học ở Hà Nội thuê xe khách đưa hơn 500 thí sinh đến điểm thi tốt nghiệp THPT 2025

Vì muốn đảm bảo an toàn cho hơn 500 sĩ tử tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, một trường học ở Hà Nội đã thuê 12 xe khách 16 chỗ đưa đến điểm thi. Bên cạnh đó trường còn bố trí cho các bữa ăn sáng, ăn trưa cho các thí sinh tại điểm thi.

Hải An
Hải An 26/06
Bức tâm thư xúc động người cha viết gửi 2 ân nhân ngày con gái đậu trường chuyên

Sau khi đăng tải bức tâm thư với tiêu đề “Lời cảm ơn đến những người tốt lặng lẽ” lên mạng xã hội, bài viết của người cha vừa có con thi lớp 10 đã nhận về hàng ngàn lượt tương tác.

Hải An
Hải An 25/06
Xuống Hà Nội khám bệnh, người phụ nữ bị lừa nhẵn túi bởi “người quen” may thay lại nhận được phép màu từ những người xa lạ

Bị lừa hết tiền trong túi khi xuống Hà Nội khám bệnh bởi một người phụ nữ tự xưng là “quen người nhà của chị”, may mắn thay chị H.T.Trang (41 tuổi, dân tộc Tày, quê Bắc Kạn) đã được bệnh viện và nhiều người giúp đỡ.

Hải An
Hải An 25/06
Mát lòng “bát cháo hành” tại góc phố nghĩa tình giữa mùa hè Hà Nội

Trong cái nắng chói chang của Hà Nội, tại một góc phố nhỏ tình người được lan tỏa từ nồi cháo thiện nguyện, từ những tấm lòng thảo thơm.

Hải An
Hải An 24/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất