Màn hình đa sắc trên TV một thời: Giới 7x, 8x vô cùng quen thuộc nhưng ý nghĩa thực sự là gì?

Màn hình đa sắc từng là hình ảnh phổ biến trên TV những năm 90, quen thuộc với tuổi thơ của thế hệ 8x, 9x. Tuy nhiên, hiện tại hình ảnh ấy chỉ còn là dĩ vãng.

Thùy Nguyễn
14:00 18/12/2021 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Khoảng thời gian những năm 90 đổ lại, nếu bạn là người nghiện truyền hình, đặc biệt vào buổi đêm và sáng sớm sẽ gặp hình ảnh màn hình đa sắc. Theo đó, một loạt các ô, bảng màu được xếp ngẫu nhiên, gần như bất động. Ngoài ra, tiếng nhạc cũng xuất hiện trên màn hình, thậm chí là tiếng “u u u”...

Chế độ màn hình đa sắc (có thể kèm âm thanh) đôi khi xuất hiện trước giờ chiếu của nhiều chương trình truyền hình. Điều này khiến không ít người lo sợ chương trình mình yêu thích sẽ “nghỉ” phát sóng. Nhiều người cho rằng, màn hình đa sắc chỉ là hình ảnh vô nghĩa. Thực tế, phía sau nó ẩn chứa cả một câu chuyện dài của ngành truyền hình. 

bi-an-ve-man-hinh-da-sac-quen-thuoc-tren-tv-mot-thoi-2
Thẻ Baird 30 Line đầu tiên trên thế giới. Ảnh: Pinterest

Cụ thể, truyền hình vô tuyến trong thời kỳ đầu, khi đó tín hiệu còn được truyền qua sóng, hay còn gọi là tín hiệu analog. Thời điểm đó, một trong những thách thức kỹ thuật của phát sóng truyền hình màu là làm sao vừa truyền tải được màu sắc nhưng vẫn tiết kiệm băng thông so với truyền hình đen trắng. 

Vì vậy, Ủy ban hệ thống truyền hình quốc gia của Mỹ đã đưa ra giải pháp, mã hóa riêng biệt thông tin về màu sắc so với thông tin về độ sáng, tức tín hiệu đen trắng. Để tiết kiệm băng thông, thông tin màu còn được làm giảm độ phân giải. Thế nhưng, sự chênh lệch giữa độ phân giải của TV cùng tín hiệu sóng truyền đến dẫn tới sự sai lệch về màu sắc ở các thiết bị đèn hình.  

bi-an-ve-man-hinh-da-sac-quen-thuoc-tren-tv-mot-thoi-1
Dải kẻ màu SMPTE dùng cho TV hệ NTSC. Ảnh: Reddit

Để điều chỉnh những sai lệch này, người ta dùng đến các thẻ kiểm tra (test card). Do đó, màn hình đa sắc này chính là thẻ kiểm tra hay biểu đồ kiểm tra TV. Mục đích của nó là để kiểm tra màu sắc TV. Các đài truyền hình chọn thứ ba để kiểm tra nên hình ảnh này thường xuất hiện vào chiều thứ ba. Ánh sáng buổi chiều sẽ cho tín hiệu tốt nhất. 

Thẻ kiểm tra còn gọi là thẻ thử nghiệm hay là các mô hình thử nghiệm. Nó xuất hiện khi máy phát sóng đang hoạt động nhưng không có chương trình nào được phát vào thời điểm đó. Ban đầu, các thẻ thử nghiệm là thẻ vật lý đặt ở nơi máy bay truyền hình hướng vào để đo đạc, căn chỉnh giữa máy ghi hình và máy quay. 

bi-an-ve-man-hinh-da-sac-quen-thuoc-tren-tv-mot-thoi-3
Màn hình kiểm tra PM5544 của đài VTV. Ảnh: Youtube

Khi thiếu chương trình phát sóng, màn hình đa sắc tức thẻ kiểm tra này sẽ xuất hiện. Đặc biệt, những năm 1980 và 1990, chương trình truyền hình còn ít, nhà đài không đủ nội dung chiếu 24/24 nên màn hình đa sắc sẽ xuất hiện để lấp đầy thời gian trống. 

Khi truyền hình màu trở nên phổ biến, các thẻ kiểm tra cũng dần biến mất. Các bộ vi điều khiển trong truyền hình analog cùng những chuẩn giao tiếp của truyền hình kỹ thuật số và sự phát triển của các loại màn hình không đèn hình như LCD khiến vai trò của các thẻ kiểm tra trong việc đo đạc và căn chỉnh màu không còn cần thiết.

bi-an-ve-man-hinh-da-sac-quen-thuoc-tren-tv-mot-thoi-4
Thẻ Type F với hình ảnh cô bé của Anh. Ảnh: Wikipedia

Ngoài ra, thời lượng các chương trình phát sóng cũng đã thay đổi. Tại các nước phát triển, sức ép về tài chính tại những nhà phát sóng truyền hình thương mại khiến giờ phát sóng của các kênh truyền hình và các chương trình trả tiền phải lấp đủ 24 giờ. Các đài truyền hình phi thương mại cũng phải làm theo và thích nghi với điều này.

Xem thêm: Bí ẩn về những con người có thể bay lơ lửng trên không: Siêu năng lực hay chỉ là trò lừa bịp?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận