Bí ẩn chưa có lời giải về "kho báu" của người Chăm bên dưới cây đại thụ ở Khánh Hòa

Cho đến nay, người dân ở phía hữu ngạn sông Cái vẫn truyền tai nhau câu chuyện liên quan đến kho báu ở dưới gốc cây đại thụ. Vậy thực hư câu chuyện này thế nào?

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chùa Hoa Tiên tọa lạc ở phía hữu ngạn dòng sông Cái, cạnh bên Cầu Mới trên tuyến QL1A qua địa phận thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh (tỉnh Khánh Hòa). Ngôi chùa này đã tồn tại hơn 200 năm qua. 

Do những biến động của thời tiết, thiên tai bão lũ sau dặm dài hơn hai thế kỷ nên một số hạng mục kiến trúc đã được tu sửa nhưng nhiều nét vẽ cổ kinh vẫn tồn tại cùng với những câu chuyện huyền bí từ pho tượng cổ đến "kho báu" dưới lòng đất...

Hình ảnh đầu tiên nhìn thấy khi đến chùa Hoa Tiên đó là hai cây xà cừ đại thụ hơn 200 tuổi tỏa bóng mát phía trước, cơ hồ như 2 vị "thần mộc" luôn vươn vai bảo vệ ngôi chùa trước khi đạo hữu, du khách bước qua cổng tam quan cổ kính với những dòng chữ Nho đúc nổi.

Bi-an-chua-co-loi-giai-ve-kho-bau-cua-nguoi-Cham-chua-Hoa-Tien-8
Chùa Hoa Tiên từ QL1A nhìn vào cổng phụ

Hòa thượng Thích Thiện Danh - nhà sư tiền nhiệm đã viên mãn từ cuối tháng 6/2006 nên mấy năm nay, Đại đức Thích Chơn Đạo kế vị trụ trì chùa Hoa Tiên. Vị đại đức xuất gia nhiều năm, gắn bó sâu sắc với chùa Hoa Tiên. 

Đại đức Thích Chơn Đạo cho biết: "Cổng chính nhà chùa hướng mặt về phía Tây Bắc nhìn ra dòng sông Cái êm đềm, nhưng do lối đi bất tiện nên phải mở cổng phụ tạo lối đi vào từ hướng QL1A.

Vài năm tới chính quyền huyện Diên Khánh xây dựng xong tuyến kè ven bờ hữu ngạn sông Cái thì lối vào cổng chính sẽ khang trang hơn để nhà chùa có điều kiện rộng mở cửa từ bi đức Phật đón tiếp đạo hữu gần xa".

Ngừng một lát, vị sư thầy tiếp tục chia sẻ: "Trong tác phẩm "Xứ Trầm Hương", thi sĩ Quách Tấn cho biết, những thông tin lưu lại trên thư tịch cổ của người xưa và sắc phong của vua triều Nguyễn cho thấy tiền thân chùa Hoa Tiên xưa kia là quan tự, do quan quân dinh Thái Khang thời bấy giờ xây dựng từ năm Gia Long thứ 10 (1811) sau khi chúa Nguyễn Ánh đánh bại quân Tây Sơn và là vị Hoàng đế sáng lập nhà Nguyễn - triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.

Bi-an-chua-co-loi-giai-ve-kho-bau-cua-nguoi-Cham-chua-Hoa-Tien
Đại đức Thích Chơn Đạo

Quan tự là nơi thờ ngài Quan Thánh đời Tam Quốc ở gian giữa, bên phải là bàn thờ bà Thiên Y A Na, bên trái là bàn thờ Phật. Đến năm 1822 - Minh Mạng thứ 3, Nguyễn Phúc Đảm - con trai thứ tư của vua Gia Long kế vị ngôi vua sau khi Nguyễn Ánh băng hà năm 1820, quan tự được chuyển giao cho làng.

Từ thời quan tự còn do dinh quản cho đến lúc chuyển giao xuống làng trông coi, nơi đây vẫn là điểm đến tâm linh thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân ở phủ Diên Ninh lúc đó nên ngày 13 tháng giêng âm lịch mỗi năm đều diễn ra tục "Hát vía Ông".

Cho đến triều Bảo Đại (1924-1945), khi phong trào chấn hưng Phật giáo đang mở ra, rất nhiều tín đồ bày tỏ tâm nguyện chuyển đổi quan tự thờ ngài Quan Thánh thành chùa thờ Phật.

Sau gàn 150 năm, chùa xuống cấp trầm trọng nên vào năm Kỷ Hợi (1959) được tu sửa. Nhiều hạng mục trong chùa được đổi mới, mở rộng. Tuy nhiên, về cơ bản vẫn giữ được nét cổ kính Á Đông. Cho đến nay, chùa đã có 8 vị Hòa thượng trụ trì và lần lượt viên mãn. Đại đức Thích Chơn Đạo là người kế nhiệm thứ 9.

Ở chùa Hoa Tiên có một câu chuyện lạ kỳ đó là bí ẩn về "kho báu". Câu chuyện này được đồn thổn từ rất nhiều năm nay với những tình tiết đậm chất huyền hoặc. Đại đức Thích Chơn Đạo trầm tư khá lâu như để hồi tưởng lại về một thời thơ ấu, kể từ khi ông xuất gia tu hành ở chùa này.

"Từ thời xa xưa, khu vườn chùa Hoa Tiên rộng lớn, bên tả cổng chính nhà chùa có một cây cốc đại thụ nhiều người nối cánh tay lại mới ôm trọn gốc.

Cây cốc đã tàn lụi từ lâu lắm rồi, đến giờ này không còn dấu tích. Nơi cây cốc đại thụ tọa lạc năm xưa đã nằm lẫn giữa khu đất của Trung tâm Hướng nghiệp dạy nghề huyện Diên Khánh và khu đất chùa Hoa Tiên, nhưng không một ai biết được chính xác vị trí gốc cây nơi nào.

Bi-an-chua-co-loi-giai-ve-kho-bau-cua-nguoi-Cham-chua-Hoa-Tien-0
Pho tượng Thiên Y A Na và Quan Âm Bồ Tát được tìm thấy khi đào giếng ở chùa Hoa Tiên cách đây hơn 200 năm

Một số bậc trưởng lão ở làng quê này từ thời xa xưa truyền khẩu qua nhiều đời rằng, bên dưới gốc cây cốc là "kho báu" của người Chăm chôn giấu rất nhiều vàng bạc đã được gia công chế tác thành những vật phẩm mini như buồng cau, nải chuối, con cóc, đồng tiền, bình tách trà - rượu, nữ trang…".

Theo mạch kể của Đại đức Thích Chơn Đạo thì từ chân gốc cây cốc đại thụ mở ra một diện rộng là bãi cỏ hoang phủ dày nhiều tầng lớp, ẩn chứa nhiều nét kỳ bí. Người dân đồn đoán sau khi chôn "kho báu", người Chăm không chỉ mở sổ sách vẽ lại sơ đồ cây cốc gắn liền với dòng sông, đường lộ, ruộng đồng, khu dân cư ở gần đó và ghi chép lại những thông tin về vị trí địa lý, thời gian, số lượng vàng bạc, mà còn vận dụng nhiều chiêu thuật bùa phép trấn giữ "kho báu".

Cho đến nay, chẳng ai biết được thứ bùa phép đó là gì, hiển linh ra sao nhưng có một sự thật rõ nét nhất được nhiều người dân ở chùa Hoa Tiên chứng kiến, đó là cặp rắn khổng lồ luôn bám trụ bên gốc cốc chừng như thường trực ngày đêm để bảo vệ "kho báu".

Khi có người đến gần gốc cây, cặp rắn lổng lồ ẩn mình đâu đói bất ngờ xuất hiện khiến cho bất kỳ ai dạn dĩ, lì lợm nhất cũng phải rùng mình khiếp sợ, nhanh chóng rút lui để tránh gây họa.

Thêm một chuyện khác nữa là thỉnh thoảng có người nhìn thấy những đốm lửa vàng rực bay từ gốc cây cốc và gọi đó là "vàng hời đi ăn". Cũng có người kể rằng, vào đêm trăng thanh, gió từ phía bờ sông Cái thổi về dịu mát, nhiều đồng tiền vàng lấp lánh bay ra từ gốc cây cốc cổ thụ.

Nhắc đến chuyện "vàng hời" trong tác phẩm "Xứ Trầm Hương", thi sĩ Quách Tấn có viết: "Ban đêm, người quanh vùng thường thấy "vàng đi ăn", ánh sáng vàng rực". Một số bậc cao niên kể lại cho thế hệ đời sau những câu chuyện liên quan đến "vàng hời" đậm chất huyền bí.

Một vài người liều lĩnh đi tìm kiếm, đào bới hoặc vô tình nhặt được "vàng hời" đã chết bất đắc kỳ từ hoặc lâm trọng bệnh thập tử nhất sinh, thân thể nhuốm màu vàng khiến cho ai nhìn thấy cũng sợ, không dám mơ tưởng "kho báu" nữa.

Quay lại với chùa Hoa Tiên, Đại đức Thích Chơn Đạo khẳng định: "Khi tôi xuất gia khởi nghiệp tu hành tại chùa Hoa Tiên chỉ mới 10 tuổi. Một buổi sớm tinh khôi, tôi bước ra vườn cây trong khuôn viên ngôi chùa, cách nơi được cho là vị trí gốc cây cốc đại thụ không xa, tình cờ tôi nghe tiếng động lạ thường.

Vừa mới xoay người nhìn vào bụi rậm gần đó, tôi nhìn thấy cặp rắn rất to đang chồm lên, trên thân lấp lánh ba màu đen - vàng - trắng, đầu rắn có mồng đỏ rực. Hoảng sợ, tôi vội vã chạy vào chùa kể lại sư thầy Hòa thượng Thích Thiện Danh, ông cười nhỏ nhẹ rồi "bật mí" cho tôi biết nhiều lần thầy đã nhìn thấy cặp rắn đó".

Cũng theo Đại đức, từ thời Pháp thuộc, khi viên Công sứ Bréda nghe được nguồn tin "kho báu" người Chăm chôn giấu bên dưới gốc cây cốc đại thụ nên đã dự tính phá dỡ, đào bới để lấy "vàng hời". Thế nhưng lại vấp phải sự phản đối quyết liệt của đông đảo người dân chỉ vì lo sợ tai họa sẽ xảy ra, đời sống gặp trắc trở.

Có lời đồn đoán khác cho rằng, "bùa phép" của người Chăm trấn yểm tại kho báu bên dưới gốc cây cốc đại thụ và một pho tượng Phật được các nhà sư ở chùa Hoa Tiên tìm thấy đã hiển linh báo mộng nếu như ai đó cố tình động chạm đến "kho báu" sẽ bị thần linh ám hại nên viên Công sứ Bréda đành phải bỏ cuộc".

Đại đức Thích Chơn Đạo còn kể rằng: "Khi tôi vào chùa Hoa Tiên tu hành được vài năm, đã có vài lần những nhóm người Chăm từ Ninh Thuận, Bình Thuận ra tới đây để dò tìm "kho báu"".

Bi-an-chua-co-loi-giai-ve-kho-bau-cua-nguoi-Cham-chua-Hoa-Tien-5

Vì không muốn ảnh hưởng đến chốn thiền môn với đời sống tâm linh của đạo hữu và trật tự xã hội địa phương nên Hòa thượng Thích Thiện Danh đã từ chối hợp tác với lý do chưa hề biết cây cốc đại thụ ở đâu.

Ngoài chuyện về "kho báu" thì bên trong chùa Hoa Tiên còn có câu chuyện huyền bí khác về những pho tượng. Đại đức Thích Chơn Đạo giới thiệu pho tượng được người xưa tạo tạc từ đá xanh hiếm có. 

Vị Đại đức này kể rằng, pho tượng thứ nhất được tiền nhân tìm thấy trong lúc đào giếng sâu khi quan tự được hình thành chưa bao lâu, nghĩa là cách đây hơn 200 năm. Pho tượng bán thân này nằm dưới lòng đất, có độ sâu gần 20 mét, chất liệu đá xanh, nhiều chi tiết chạm khắc đã bị bào mòn nhưng vẫn nhận dạng rõ nét đó là chân dung Thánh mẫu Chúa ngọc Thiên Y A Na. 

Pho tượng đá còn lại trồi lên từ mặt đất bên gốc cây cốc đại thụ sau những trận mưa lớn và được nhận dạng là Quan Âm Bồ Tát.

Khác biệt và lạ thường là ngoài bàn tay của tượng Quan Âm, phía trước có thêm một bàn tay lớn đang niệm chú. Các bậc sư thầy trụ trì trong chùa trước kia nói rằng, sau khi thỉnh thượng vào chùa để thờ, nửa đêm pho tượng tự đổ xuống đất, đầu rời khỏi thân.

Các bậc sư thầy kết nối lại, mãi đến sau này Hòa thượng Thích Thiện Danh dùng sơn tô điểm pho tượng để né tránh tầm ngắm của những kẻ trộm cắp đồ cổ.

Các bậc sư thầy kết nối lại, mãi đến sau này Hòa thượng Thích Thiện Danh dùng sơn tô điểm pho tượng để né tránh tầm ngắm của những kẻ trộm cắp đồ cổ.

Trước khi dừng lại câu chuyện, Đại đức Thích Chơn Đạo chia sẻ: "Thực hư "kho báu" bên dưới gốc cây cốc đại thụ năm xưa chưa được giải mã, dấu tích gốc cây cũng chẳng còn, vì thế hàng trăm năm qua các bậc tu hành ở chùa Hoa Tiên vẫn thầm nghĩ rằng đó chỉ là câu chuyện hoang đường. Đến chốn thiền môn, mỗi người nên gạt bỏ tham - sân - si mới tìm được phúc đức từ bi. Đó mới là "kho báu" quý giá nhất của đời người".

(Theo Cảnh sát toàn cầu)

Xem thêm: Chuyện về tộc người bí ẩn hàng trăm năm vẫn tìm chưa ra nguồn gốc ở Khánh Hòa

Đọc thêm

Chùa Lá tại xã Đức Hòa Hạ, H. Đức Hòa, Long An. Nơi có rất nhiều người mắc trọng bệnh như phổi, khối u, suy thận... nhưng khi về chùa ăn chay, tụng kinh niệm Phật, dùng thuốc... Nhờ thuốc và sự thanh thản trong tâm hồn, các căn bệnh ngày càng thuyên giảm và khỏi hẳn. Khi khỏi bệnh họ nguyện ở lại làm công quả cho chùa.

Chuyện chưa kể về ngôi chùa có nhiều bệnh nhân 'thoát án tử'
0 Bình luận

Ngôi chùa Thanh Lương (thuộc xã An Chấn huyện Tuy An, Phú Yên) được quý Phật tử, du khách thập phương biết đến qua câu chuyện ly kỳ của pho tượng Quan Thế Âm và đặc biệt ngôi chùa được thầy trụ trì cho làm bằng chất liệu độc đáo là san hô và gáo dừa.

Chuyện chưa kể về ngôi chùa làm bằng san hô và gáo dừa ở Phú Yên
0 Bình luận

6 ngôi chùa mang tên các bà: Bà Ngô, Bà Nành, Bà Đá, Bà Già, Bà Đanh, Bà Móc nổi tiếng ở Hà Nội. Mỗi ngôi chùa đều gắn với những huyền thoại ly kỳ hoặc giai đoạn lịch sử của mảnh đất kinh kỳ Thăng Long xưa.

6 ngôi chùa mang tên “Bà” tại Hà Nội và những huyền thoại ly kỳ xung quanh
0 Bình luận


Bài mới

Hội Xuân Yên Tử vùng đất linh thiêng trong kí ức của người Việt từ xưa tới nay

Theo thông tin chính thức từ Ban tổ chức, Lễ hội Xuân Yên Tử 2025 được chính thức khai hội vào ngày 10, tháng Giêng, năm Ất Tỵ (tức ngày 07/02/2025) tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm (xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí) và kéo dài suốt ba tháng đầu năm.

Các nhà vô địch giải Marathon quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh Techcombank mùa thứ 7 lộ diện

20.000 người đã tham gia vào chuỗi các hoạt động đa dạng và thú vị xuyên suốt Tuần lễ du lịch Thành Phố Hồ Chí Minh với chủ đề “Sống động mùa lễ hội”.

Giải Marathon quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh Techcombank mùa thứ 7

Mùa giải thứ 7 hứa hẹn mang đến những màn tranh tài kịch tính giữa các vận động viên xuất sắc trong nước và quốc tế. Sự kiện sẽ được phát sóng trực tiếp trên HTV, hứa hẹn mang lại trải nghiệm hấp dẫn và trọn vẹn cho khán giả yêu thích chạy bộ

Trải nghiệm độc đáo dịp Tết Nguyên Đán tại Bamboo Sapa Hotel

Du lịch dịp Tết Nguyên đán dần trở thành xu hướng thịnh hành với nhiều người Việt những năm gần đây. Nếu bạn và gia đình đang tìm kiếm một điểm đến hấp dẫn, hãy đến với Bamboo Sapa Hotel để trải nghiệm không gian Tết truyền thống ấm cúng, sum vầy, thưởng thức món ăn đặc sản Tây Bắc và khám phá núi rừng Sapa.

63 nghìn người tham dự Lễ hội áo dài Hà Nội 2024

Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 được triển khai từ tháng 8 và các hoạt động trọng tâm được diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 4-6/10/2024 tại Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội với rất nhiều các hoạt động.

Giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank Mùa thứ 3 có 42 quốc gia tham dự

Giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank Mùa thứ 3 đã diễn ra thành công với sự tham gia của hơn 10.000 vận động viên đến từ 42 quốc gia.

Ngày hội văn hóa hữu nghị 'Sắc màu ASEAN' - Sự kiện hứa hẹn sẽ là một bữa tiệc văn hóa đa sắc màu

Với các hoạt động như Triển lãm “Sắc màu văn hóa ASEAN;” Giao lưu văn hóa hữu nghị “Sắc màu ASEAN", sự kiện hứa hẹn sẽ là một bữa tiệc văn hóa đa sắc màu, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân Thủ đô và du khách quốc tế.

“Phiên Chợ Mùa Hè - Mua Gì Cũng Tặng”: Quy Tụ nhiều Tiktoker Nổi Tiếng & Nông sản Việt Nam chất lượng cao tại Nhà thi đấu Trung tâm TDTT (01 đường Hoa Phượng TP.HCM)

Vào ngày 03/08 này, quận Phú Nhuận sẽ trở nên sôi động hơn bao giờ hết với chương trình “Phiên Chợ Mùa Hè - Mua Gì Cũng Tặng” cùng hơn 40 gian hàng khác nhau với sự đồng hành của các Tiktoker nổi tiếng.

Chú sư tử biển California đầu tiên chào đời tại Việt Nam

Cuối tháng 6 vừa qua, Thủy cung Lotte World Hà Nội lần đầu tiên chào đón sự ra đời của một chú sư tử biển California. Được biết, đây cũng là chú sư tử biển California đầu tiên được sinh ra tại Việt Nam.

Crystal Bay Card ký kết hợp tác toàn diện với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn

Sáng ngày 06/06/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Crystal Bay Card đã ký kết hợp tác toàn diện với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn; qua đó tiếp tục hoàn thiện mô hình Nghỉ dưỡng Sức khỏe Wellness Tourism.

Giỏ trái cây - Sự lựa chọn hàng đầu khi tìm kiếm một món quà đặc biệt

Giỏ trái cây đã trở thành một trong những sản phẩm được yêu thích và lựa chọn hàng đầu khi tìm kiếm một món quà tặng đặc biệt. Với sự phát triển của nền kinh tế, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến việc chọn lựa những món quà tặng ý nghĩa để thể hiện tình cảm và sự quan tâm đến người nhận.

Việt Nam lọt top 3 những điểm đến châu Á thu hút khách châu Âu

Mới đây, trên nền tảng du lịch kỹ thuật số Agoda công bố Việt Nam đứng thứ 3 trong danh sách những điểm đến châu Á thu hút khách châu Âu dựa trên lượt tìm kiếm chỗ ở.

Huế tham gia thành phố sáng tạo UNESCO qua giá trị ẩm thực

Việc Huế tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO sẽ là cơ hội lớn khẳng định vai trò, vị thế của mình trong quá trình hội nhập.

Thác Bản Giốc lọt top thác nước đẹp nhất thế giới

Vừa qua, thác Bản Giốc (Cao Bằng) vinh dự được tạp chí du lịch quốc tế Travel+Leisure (Mỹ) xếp vào 21 thác nước đẹp nhất thế giới.

Cảnh đẹp Việt Nam xuất hiện tại quảng trường Thời Đại ở Mỹ

Những hình ảnh ấn tượng về các điểm du lịch nổi tiếng tại Việt Nam như Vịnh Hạ Long, Hội An, Sapa, Đà Nẵng,…đã xuất hiện tại Times Square, một trong những khu vực đông đúc và sôi động nhất của New York (Mỹ).

Xác lập kỷ lục mới cho bánh mì Việt Nam

Tổ chức Kỷ lục Việt Nam lần đầu trao bằng xác lập kỷ lục 150 loại nhân và món ăn kèm cho bánh mì Việt Nam tại lễ khai mạc Lễ hội bánh mì lần thứ 2.

Đề xuất