Phật dạy rất khó để độ người kiêu mạn

Bình đẳng có nghĩa là tâm mình không thiên vị, là thương yêu tất cả mọi người. Nhưng cách chúng ta cư xử mỗi người sẽ mỗi khác vì tâm tình, trình độ của mỗi người không giống nhau.

Hoài Lương
08:00 18/08/2021 Hoài Lương
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Với người tự ái

Những người này khi phạm lỗi, chúng ta chưa thể nói thẳng lỗi của họ. Vì người hay tự ái, khi bị chỉ lỗi sẽ dễ nổi giận.

Chúng ta chỉ khuyên họ lễ Phật và tác ý khiêm hạ. Một khi đã lễ Phật, đã tác ý khiêm hạ, coi thân mình như cỏ rác, cát bụi thì họ sẽ không còn tự ái như trước.

Lúc đó, chúng ta có thể nói lỗi của họ một cách thẳng thắn mà không sợ họ nổi giận. Chẳng những không giận, họ còn cố gắng tu tập, sửa lỗi.

Với người tự ti mặc cảm

Người tự ti mặc cảm là người cho rằng mình kém cỏi. Ở đây, chúng ta cần phân biệt hai loại người. Có người cho rằng mình kém cỏi vì họ có tâm khiêm hạ. Có người cho mình kém vì họ tự ti, mặc cảm.

phat-day-nguoi-kieu-man-rat-kho-duoc-day-do-01
Người nghĩ rằng mình kém (vì khiêm hạ) là người có đạo đức, chắc chắn họ sẽ tiến bộ

Người nghĩ rằng mình kém (vì khiêm hạ) là người có đạo đức, chắc chắn họ sẽ tiến bộ. Còn người nghĩ mình kém rồi sinh ra buồn bã, chán nản, không còn nghị lực phấn đấu nữa thì không phải là người có đạo đức . Đó là người đã rơi vào bệnh mặc cảm, tự ti.

Những người này thường chưa đủ tự tin. Họ không tin rằng mình sẽ làm được điều tốt, không tin mình sẽ tiến đạo khi tu tập. Với họ, chúng ta đừng khuyến khích bằng cách khen ngợi. Vì nếu khen không đúng, chúng ta sẽ làm họ tăng bản ngã.

Từ bịnh tự ti, họ có thể sinh bịnh tự tôn với lời khen hão huyền. Với những người này, chúng ta chỉ khuyên họ tạo phước, vị tha hy sinh.

Phước vị tha sẽ đem lại tự tin. Đây là hệ quả rất kỳ lạ. Nếu không giúp đỡ người khác, chúng ta sẽ rụt rè, mất tự tin; nếu sống tốt với mọi người, chúng ta sẽ tự tin hơn.

phat-day-nguoi-kieu-man-rat-kho-duoc-day-do-02
Từ bịnh tự ti, họ có thể sinh bịnh tự tôn với lời khen hão huyền. Với những người này, chúng ta chỉ khuyên họ tạo phước, vị tha hy sinh.

Với người không có duyên

Với người không có duyên, chúng ta đừng cầu cạnh làm mất tư cách của mình và cũng dễ bị họ khinh thường. Nhất là đối với những người giàu mà không có duyên với mình, nếu cứ ân cần, vồn vã, chúng ta sẽ bị họ khinh thường.

Bổn phận của chúng ta là đối xử tốt với mọi người, đừng cầu cạnh ai dù đó là người giàu sang hay quyền thế. Đối với những người như vậy, chúng ta chỉ hóa độ bằng cách cứ bình thản làm lợi ích cho người khác. Thấy chúng ta lo lắng cho mọi người, dần dần họ sẽ hiểu.

Với người có duyên, ưu ái mình

Chúng ta nên cẩn thận để giữ duyên, nghĩa là đừng nhận của người ta nhiều quá. Chúng ta không nên ỷ lại vào sự ưu ái của họ, đến lúc hết duyên, hết nợ lại xa nhau.

Nếu thấy người đó đáng quý, có tư cách, muốn tình cảm được bền bỉ dài lâu, chúng ta nên đem đạo lý cho họ, và ít nhận tiền bạc của họ. Có như vậy, duyên mới giữ được lâu bền.

Có một Hòa Thượng nổi tiếng, đến ở nhờ nhà của một Phật tử. Người đó chăm sóc rất chu đáo, còn cất một cái cốc sau vườn để Hoà thượng tu cho yên tĩnh. Được ba năm, hình như nợ hết, người Phật tử có điều gì bất mãn về Hòa Thượng.

Hòa Thượng không thể ở được nữa, phải ra đi. Từ đó hai bên không nhìn nhau nữa. Có thể đó là do mình đã hưởng hết duyên với người khác nên ê chề cay đắng như thế.

Như vậy, trong vô lượng kiếp luân hồi, chúng ta đã gieo duyên với người khác. Nếu gieo duyên đời trước bền bỉ thì người ta sẽ gắn bó với mình mãi mãi. Ngược lại, duyên gieo không nhiều, gặp một thời gian ngắn rồi cũng sẽ ra đi.

Từ đó, chúng ta rút ra bài học: khi đối xử tốt với con người, lòng tốt của mình cũng phải bền bỉ và vô hạn, đừng vì một lý do nào mà ngừng lại nửa chừng.

Bất đắc dĩ phải xa nhau vì hòan cảnh thì đành chịu. Còn nếu có thể gặp được, lúc nào chúng ta cũng phải cố gắng sống tốt với nhau để giữ duyên bền bỉ trong vô lượng kiếp luân hồi sắp tới.

Với người có lỗi

Với người ít kiêu mạn, tinh thần chưa vững mạnh, nếu họ phạm lỗi, chúng ta phải chăm sóc, nhắc nhở nhiều hơn. Có như vậy, họ mới vượt qua lỗi lầm và đi tiếp con đường tu hành.

Nếu chúng ta lạnh lùng, ghét bỏ, hoặc căn cứ theo luật quá nghiêm khắc, họ sẽ không tiếp tục theo đạo được nữa. Lúc đó, đạo của chúng ta sẽ mất đi một người.

Ví dụ, trong chúng có người phạm tội ăn cắp. Với người tu hành, đó là tội rất nặng, không chấp nhận được. Nhưng chúng ta cũng đừng vội căn cứ theo luật mà đuổi họ ra khỏi chùa. Lúc ấy, chúng ta phải bình tâm quan sát tâm tính, quá khứ của họ, nguồn gốc gia đình họ như thế nào, vì sao họ phạm tội ăn cắp….

phat-day-nguoi-kieu-man-rat-kho-duoc-day-do-03
Nếu chúng ta lạnh lùng, ghét bỏ, hoặc căn cứ theo luật quá nghiêm khắc, họ sẽ không tiếp tục theo đạo được nữa. Lúc đó, đạo của chúng ta sẽ mất đi một người.

Nhiều khi, đối với người có thể chữa được, chúng ta không chữa để họ tốt hơn, chúng ta cũng tổn từ bi. Như vậy, Đạo sẽ mất một người, Phật cũng mất một chúng sinh. Trong khi Phật muốn tất cả chúng sinh đều được Đạo để tu, chúng ta khắt khe quá làm chúng sinh xa rời Đạo cũng là điều không đúng.

Trong cuốn Tình yêu cuộc sống (tiếng Anh là Love of life ), có câu chuyện về một người bị lạc. Họ lạc vào một vùng ven bờ biển, không có lương thực nên đói kinh khủng. Cho đến một ngày, có một chiếc tàu ghé vào bờ. Người trên tàu tìm thấy anh ta đang nằm lả và mang lên tàu, cứu sống.

Khi tỉnh lại, trong suốt tuần đầu, họ thấy anh ta có miếng bánh nào đều bỏ vào bọc ni lông, cất giấu dưới giường. Thủy thủ thấy lạ báo cho thuyền trưởng biết. Thuyền trưởng nói, “không phải anh ta là người xấu. Người nào vừa thoát chết đói cũng đều bị cái đói ám ảnh quá nặng nên mắc bịnh như vậy, bịnh tích lũy lương thực”.

Có những người xuất thân từ một gia đình quá nghèo, cha mẹ ra ngoài đường thấy cái gì cũng nhặt nhạnh mang về. Những người con sinh từ gia đình đó, cũng bị ảnh hưởng, đôi khi thành ra ăn cắp lặt vặt. Cho nên, lâu ngày trở thành cái tập khí, tập khí xuất thân từ gia đình hèn kém đáng thương.

Nếu biết họ vừa ăn cắp món đồ của huynh đệ, chúng ta phải suy xét để có cách xử sự hợp lý, hợp tình. Nếu lỗi của họ do tập khí gia đình để lại, chúng ta nên khuyên bảo, tìm cách dìu họ đứng lên, không được ruồng bỏ họ. Đó là đạo đức của người tu.

phat-day-nguoi-kieu-man-rat-kho-duoc-day-do-04
Người kiêu mạn rất khó được dạy dỗ. Chính Phật cũng thú nhận rằng rất khó độ cho người kiêu mạn.

Nhưng với những người kiêu mạn, khó bảo, đôi khi sự im lặng, lạnh lùng là cần thiết.

Người kiêu mạn rất khó được dạy dỗ. Chính Phật cũng thú nhận rằng rất khó độ cho người kiêu mạn. Trong Kinh Pháp Hoa diễn tả ý này khi để cho 500 Tỳ kheo bỏ pháp hội ra đi.

Người kiêu mạn phạm lỗi rất khó nói. Nhiều khi, chúng ta chỉ dùng sự im lặng. Thấy thái độ im lặng của mình, dần dần họ phải xét lại và bớt đi cái ngã.

Như vậy, mặc dù lòng rất bình đẳng, không thiên vị, nhưng chúng ta phải tuỳ bịnh cho thuốc.

Phật dạy hao tổn bớt phước vì tâm kiêu mạn

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận