Phật dạy hao tổn bớt phước vì tâm kiêu mạn

Có điều trớ trêu là từ những cái rất đúng, rất đẹp, có một sai lầm xuất hiện. Đó là tâm kiêu mạn. Tâm kiêu mạn là một loại tình cảm thích thú, khoái trá, hả hê, sung sướng khi thấy mình hơn người khác.

Hoài Lương
15:00 12/08/2021 Hoài Lương
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Kiêu mạn là gì?

Kiêu khác với mạnkiêu có liên hệ với những cái mình đang có tạm thời, còn mạn có liên hệ tới những gì mình không có mà tưởng rằng mình có. 

Kiêu và mạn gọi chung là kiêu mạn để nói lên thái độ tâm thức về những cái mình đang có tạm thời và sẽ mất (kiêu), và về những gì mình không có mà vọng tưởng rằng mình có.

phat-day-hao-ton-bot-phuoc-vi-tam-kieu-man-01
Phật dạy con người đừng nên tự phụ và khoe khoang rằng mình không bệnh, rằng mình còn trẻ, rằng mình đang sống, vì tất cả đều vô thường.

Hai thái độ (kiêu và mạn) đều xuất phát từ cái vọng tưởng về sự xác nhận: “tôi là” (như “tôi hiện là thế”, “tôi bằng ngang với…”, “tôi thấp thua đối với…”, “tôi lớn cao hơn đối với…”)

Trong kinh Phúng Tụng (Sangiti Sutta) đức Phật đã dạy rằng có ba điều gọi là kiêu:

I. Vô bệnh kiêu (arogya-mado; kiêu ngạo về sức khỏe lành mạnh của mình)

II. Niên tráng kiêu (yobbana-mado; kiêu ngạo về tuổi trẻ của mình)

III. Hoạt mệnh kiêu (jivita-mado; kiêu ngạo về đời sống sinh tiền của mình)

“Vô bệnh kiêu”, “niên tráng kiêu”, “hoạt mệnh kiêu” là những điều đang tạm có đó nhưng sẽ mất. Mình đừng nên tự phụ và khoe khoang rằng mình không bệnh, rằng mình còn trẻ, rằng mình đang sống, vì tất cả đều vô thường.

Ba điều “kiêu” này khiến mình làm điều ác về thân, khẩu và ý, để rồi “sau khi thân hoại mạng chung, bị sinh vào cõi dữ, đọa xứ, địa ngục”; cũng vì ba cái “kiêu” này mà kẻ tu hành đã “từ bỏ Phật Pháp và trở lui lại đời sống thế tục” (Anguttara Nikaya, Kinh Bộ Tăng Chi, chương Ba, tiết 39).

Còn về mạn, đức Phật dạy rằng có ba mạn:

I. Thắng mạn (atimana; tự phụ cho rằng mình cao quí hơn…);

II. Đẳng mạn (māna; tự phụ cho rằng mình bằng ngang như…);

III. Ty liệt mạn (omāna; tự phụ cho rằng mình kém thua…).

Theo kinh Phúng Tụng (Sangiti Sutta), Phật dạy đây là ba hình thức của mạn:

a) “Tôi tốt đẹp hơn…” (“seyyo’ham asmiti vidha…)

b) “Tôi ngang bằng với…” (“sadiso’ham asmiti” vidha…)

c) “Tôi tệ thua đối với…” (“hino’ham asmiti” vidha…)

Có khi ta hơn người, có khi người hơn ta. Khi ta hơn, ta biết là ta hơn; khi người hơn, người vẫn biết là người hơn. Điều nguy hiểm chính là tình cảm khoái trá đi kèm theo đó.

phat-day-hao-ton-bot-phuoc-vi-tam-kieu-man-02
Mỗi khi hưởng thụ niềm vui sướng hạnh phúc, con người sẽ luôn luôn bị hao tổn bớt phước mà mình đã gây tạo trong quá khứ

Sự khoái trá đó gây cho người ta cảm giác hạnh phúc. Nhiều người còn bị ảo tưởng là mình vượt hơn người khác trong khi thật sự thì thua kém rất nhiều. Nhưng khi tự cho mình hơn người, một sự khoái chí, sung sướng cũng có mặt.

Mỗi khi hưởng thụ niềm vui sướng hạnh phúc, chúng ta luôn luôn bị hao tổn bớt phước mà mình đã gây tạo trong quá khứ, đó là quy luật tất nhiên của Nhân quả.

Nhưng có những niềm vui không làm hao tổn phước bao nhiêu, ví dụ như cảm giác hạnh phúc khi làm được việc từ thiện. Hoặc thậm chí có loại niềm vui còn làm tăng thêm công đức như ta vui mừng khi thấy người khác thành công hạnh phúc, theo đúng “Hỷ tâm” trong Tứ vô lượng tâm.

Phước đức sinh ra tài năng

Còn lại, hầu hết sự thụ hưởng niềm vui đều làm tiêu hao bớt phước trong quá khứ. Tuy nhiên, có một khoái cảm, mà khi hưởng thụ nó, làm chúng ta thiệt hại không lường được, đó là sự sung sướng khi cho rằng mình vượt hơn người khác. Khoái cảm đó, ý nghĩ đó gọi là tâm kiêu mạn.

Ví dụ như trong học tập, đôi khi chúng ta vượt trội hơn các bạn cùng lớp; trong kinh doanh, đôi khi chúng ta thành công hơn đồng nghiệp; trong nghệ thuật, đôi khi chúng ta được ái mộ hơn nghệ sĩ khác; trong diễn giảng, đôi khi chúng ta thu hút hơn các đồng đạo khác,…

Đó đều là những chuyện bình thường trên thế gian này, vì cuộc đời vốn đầy những cái chênh lệch hơn kém như thế. Nhưng đến khi nào chúng ta xuất hiện một tình cảm của sự khoái trá thích thú vì được hơn người khác, đó là lúc tai họa bắt đầu.

phat-day-hao-ton-bot-phuoc-vi-tam-kieu-man-03
Tâm kiêu mạn đó trước hết sẽ phá vỡ những đức tính tốt đẹp có sẵn trong lòng mình.

Tâm kiêu mạn đó trước hết sẽ phá vỡ những đức tính tốt đẹp có sẵn trong lòng mình. Ví dụ, trước đây ta là người trầm tĩnh, nhưng sau một thời gian kiêu mạn, sự trầm tĩnh đó sẽ biến mất, thay vào đó là sự hấp tấp, vụt chạc, dễ nổi nóng.

Ví dụ, trước đây ta là người hiền lành, nhưng sau một thời gian kiêu mạn, ta sẽ trở thành người ác độc. Ví dụ, như trước đây ta sống đời thanh bai trong sạch, nhưng sau một thời gian kiêu mạn, ta sẽ trở thành người ô nhiễm,…

Sau khi những đức tính tốt đẹp trong tâm biến mất, điều chắc chắn là chúng ta sẽ bắt đầu làm nhiều điều bậy bạ sai lầm để tổn phước trầm trọng. Ví dụ, chúng sẽ bắt đầu có thái độ hống hách khinh rẻ người khác, hoặc nạt nộ mắng chửi, hoặc mưu mô thủ đoạn, hoặc sa đọa đồi trụy,…

Tiếp theo, việc hết phước là tài năng biến mất dần dần. Theo luật Nhân quả, phước đức sinh ra tài năng. Phước hết, tài năng sẽ mất theo...”

Phật dạy: Con người cần bảo vệ cho mình một tâm hồn đẹp

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận