Phật dạy cảnh giác với mọi điều xung quanh để giữ tâm hồn đẹp

Nếu tâm ta tốt thì sẽ làm nên những điều tốt đẹp, tạo thành cái phúc cho chính mình. Nếu tâm ta xấu thì sẽ làm ra điều hại người, tạo thành cái tội cho mình. Giá trị cuối cùng là cái tội và cái phúc, còn mọi điều khác tất cả đều vô thường, tạm bợ mà ta phải rời bỏ khi từ giã cuộc đời này.

Hoài Lương
06:00 23/07/2021 Hoài Lương
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Gốc của tội, phúc là từ tâm

Muốn hay không thì trong cuộc sống chúng ta cũng luôn bị lôi kéo về hai khuynh hướng đối nghịch, đó là sự nỗ lực vươn lên những điều tốt đẹp và sự buông thả mình chìm vào những điều xấu ác.

Cho nên, là người đệ tử Phật ta phải biết câu tội phúc và phải quan sát từng tí một để ứng dụng trong cuộc sống. Cứ mỗi lần phạm vào một điều xấu, ta phải kiểm điểm để biết được sự lầm lỗi mà sửa sai.

Nếu tâm ta tốt thì ta làm nên những điều tốt đẹp cho mọi người và tạo thành cái phúc cho chính mình. Ngược lại, nếu tâm ta xấu thì ta làm những điều hại người và tạo thành cái tội cho mình. 

Cuối cùng lại, cái giá trị cho cuộc sống hay cuộc đời của mình chính là cái tội và cái phúc, còn mọi điều khác tất cả đều vô thường, tạm bợ mà ta phải rời bỏ khi từ giã cuộc đời này.

phat-day-canh-giac-voi-moi-dieu-xung-quanh-de-giu-tam-hon-dep-01
Người đệ tử Phật ta phải biết đến lý do có tội phúc và phải quan sát từng tí một để ứng dụng trong cuộc sống

Có một sự thật không thể bác bỏ là khi chết đi ta không đem theo được gì cả, mà chỉ mang theo tội phúc mình đã làm, và cái tội, cái phúc đó sẽ đưa ta đi về một cõi giới mới. Như vậy, cuối cùng cái giá trị con người là ở tội, ở phúc, nhưng gốc của tội phúc lại là tâm.

Do đó, người học đạo là người phải biết cân đo đong đếm tội phúc trong từng suy nghĩ, hành động, lời nói của mình hàng ngày. Một người có tâm tốt thì trời đất sẽ yêu thương, gia hộ, giúp ta tránh được những hành động gây tội, tăng cái phúc.

Người có phúc nhiều thì cuộc đời tự nhiên được an vui, hạnh phúc, luôn may mắn. Đó là nhân quả chứ không phải là ta đoạt được từ thủ đoạn, tính toán, hơn thua với người khác.

Ngăn chặn những điều xấu vào tâm

Tuy nhiên, cái gốc của việc cân đo đong đếm tội phúc nằm ở chính trong tâm ta. Nếu tâm ta có trí tuệ thì mới biết tội phúc; có yêu thương thì mới biết sống vị tha; có khiêm hạ thì mới biết tôn trọng người khác, biết kiềm chế sự ngạo mạn của bản thân. Tâm ta càng tốt thì cuộc đời ta càng yên vui. Và tùy mức độ tốt của tâm tăng đến đâu mà giá trị của ta vượt lên tới đó.

phat-day-canh-giac-voi-moi-dieu-xung-quanh-de-giu-tam-hon-dep-02
Theo cái tuổi mà ta buộc phải xây dựng tâm hồn mình tốt hơn lúc trẻ.

Người được coi là Thánh giữa cuộc đời là người có tâm cực tốt, là người để cho người khác nương tựa, học hỏi. Vì vậy, ta phải biết xây dựng, bảo vệ cho mình một tâm hồn đẹp.

“Chúng ta phải biết xây dựng cho mình một tâm hồn tốt đẹp ngay từ khi còn trẻ bằng việc sớm biết đạo lý. Người có tuổi thì ai cũng từng trải nghiệm trong cuộc sống với nhiều vai trò, nhất là đối với lớp trẻ nên càng ý thức rất nhiều trong việc xây dựng tâm hồn của mình, vì theo văn hóa của người Việt Nam, người lớn tuổi phải là người đáng kính.

”Để gọi là người già đáng kính thì đó là người lớn tuổi; là người hiểu nhiều về cuộc đời, bao dung trước những lỗi lầm của người khác; là người mà đối với những lỗi của mình đã vượt qua được rất nhiều. Vậy cứ theo cái tuổi mà ta buộc phải xây dựng tâm hồn mình tốt hơn lúc trẻ.

Có ba vấn đề được đặt ra:

- Thứ nhất: Từ đâu mà tâm ta bị những điều xấu xâm nhập.

- Thứ hai: Làm cách nào để xây dựng tâm hồn ta tốt lên từng ngày.

- Thứ ba: Rất nhiều điều thường xuyên tác động, phá hoại tâm hồn ta làm cho tâm ta xấu đi, và ta phải biết ngăn chặn những điều xấu đó rớt vào lòng, ta phải biết bảo vệ tâm hồn mình.

Vun đắp tâm hồn một con người

Vun đắp tâm hồn mình là ta diệt đi những cái tâm xấu, tầm thường của một con người, đây là ở mức độ thấp. Ở mức độ cao là ta diệt trừ bản ngã thầm kín của tâm hồn, thánh hóa nội tâm, nhiếp tâm mình trong thiền sâu xa để trở thành một bậc Thánh thực sự, một bậc Thánh không còn bản ngã nữa. Người đệ tử Phật phải biết cả hai mức độ là tốt cơ bản và tốt như Thánh.

phat-day-canh-giac-voi-moi-dieu-xung-quanh-de-giu-tam-hon-dep-03
Vun đắp tâm hồn là một việc làm rất quan trọng nên phải có cách thực hiện đúng đắn, hợp lý

Vun đắp tâm hồn là một việc làm rất quan trọng nên phải có cách thực hiện đúng đắn, hợp lý, Có nhiều cách để ta nuôi dưỡng tâm hồn mình. Cụ thể là:

Thứ nhất: Tìm một người thầy tốt để nương tựa. Thầy là người đầu tiên ta tìm đến vì thầy cho ta sự cung kính, dạy ta biết vâng lời để ta dễ dàng tiếp thu những điều hay. Nhưng ngày nay, mối quan hệ thầy trò tốt đẹp đang dần bị phá vỡ. Hiện tại, có 2 nơi mà tình thầy trò vẫn còn tốt đẹp là võ đường và đạo đường (trong chùa). Trong võ đường, người thầy rất nghiêm, tính kỷ luật cao nên học trò phải trung thành với thầy. Trong đạo Phật, phật tử phải tôn kính thầy thì mới có thể học đạo được. Những đạo lý trong đạo Phật rất khó tu, khó học nên người phật tử phải có lòng tôn kính đúng mức.

Thứ hai: Đối tượng để nuôi dưỡng tâm hồn ta là bạn tốt, tức những người ngang hàng mà ta có thể trao đổi, có thể phản biện, có thể bàn bạc để tìm ra lẽ phải. Vậy nên ta nói “Thầy lành bạn tốt” là vậy. Ta chỉ chơi với bạn xấu khi ta đủ bản lĩnh để cảm hóa họ, còn không thì đừng chơi để tránh nguồn tin xấu rớt vào tâm hồn.

Thứ ba là sách hay. Tuy nhiên việc chọn sách bây giờ rất khó khăn vì có quá nhiều loại sách. Ngay cả khi ta chọn được một quyển sách mà mình ưng ý rồi thì cũng không nên tin hoàn toàn những điều sách nói, vì Phật dạy ta phải biết hoài nghi.

Thứ tư là mạng internet. Đây là nguồn cho ta rất nhiều thông tin về mọi lĩnh vực trên khắp thế giới. Thế nhưng, thông tin trên mạng cũng cực kỳ hỗn tạp, khó phân biệt đúng sai. Chúng ta phải biết tiếp nhận thông tin trên internet một cách chọn lọc, có văn hóa.

Bảo vệ tâm hồn, tiếp nhận những cái tốt đẹp

Tóm lại, bảo vệ tâm hồn mình là ta tiếp nhận những cái tốt đẹp, loại bỏ những cái xấu. Nhưng cái xấu hay cái tốt thực sự rất khó có thể phân biệt được, vì trong cái xấu có cái tốt, trong cái tốt có cái xấu. Với sức mình thì chúng ta khó mà phân biệt. Để bảo vệ tâm hồn mình, chúng ta nên nhớ ba việc:

1/ Chúng ta phải thường xuyên lạy Phật với tất cả lòng tôn kính, và cầu Phật gia hộ để bảo vệ tâm hồn mình. Trên con đường đi tìm chân lý, xây dựng nội tâm, Đức Phật chính là nơi đầu tiên để ta dựa vào.

phat-day-canh-giac-voi-moi-dieu-xung-quanh-de-giu-tam-hon-dep-04
Đức Phật nói, bản chất tự nhiên của chúng sinh là vô minh, là chấp ngã, có cái tôi, cái tham, cái sân, cái dục. Khi nào chúng ta diệt được bản ngã, khi đó tâm hồn ta mới trở nên tốt đẹp.

2/ Nên tin hiểu sâu sắc vào Luật Nhân Quả. Rằng mọi hành động ta làm đều có thể gây ra tội phước mà chúng ta không thể nhìn thấy ngay, nhưng nó sẽ hiện hữu trong vòng nhân quả khi ta nhận lại sau này. Một khi hiểu Luật Nhân Quả thì ta sẽ không làm điều ác, tích cực làm điều tốt, đó cũng là cách để bảo vệ tâm hồn mình.

3/ Phải biết rõ, phải cảnh giác trước mọi thông tin sai, thông tin xấu do người nào đó vô tình hay cố tình mang đến, để tránh bị lừa mà có khi tâm hồn ta bị biến dạng theo những quan điểm tà vạy đó.

Trên tất cả, để nuôi dưỡng và bảo vệ tâm hồn mình, chúng ta phải chiến đấu với chính bản chất con người của chúng ta. Đức Phật nói, bản chất tự nhiên của chúng sinh là vô minh, là chấp ngã, có cái tôi, cái tham, cái sân, cái dục. Khi nào chúng ta diệt được bản ngã, khi đó tâm hồn ta mới trở nên tốt đẹp.

Như vậy, để bảo vệ tâm hồn mình, ta có hai cuộc chiến. Một là cuộc chiến ngay trong lòng mình và một cuộc chiến bên ngoài. Cuộc chiến nội tâm của ta, bởi vì tự nhiên ta có một số bản chất xấu. Cuộc chiến bên ngoài ta, bởi vì cuộc chiến của thông tin dư luận. Trong thời đại mà cái ác diễn ra ngày càng nhiều, tinh vi, phức tạp thì chúng ta càng phải tinh tế, cảnh giác, sáng suốt. Ngoài việc bảo vệ tâm hồn mình, ta phải bảo vệ tâm hồn cho những người xung quanh. Đây là việc làm rất quan trọng và cao cả.

Cái lý tưởng của cuộc sống cuối cùng rút lại trong hai điều, đó là vun đắp cho tâm hồn mình tốt lên từng ngày và bảo vệ điều tốt đẹp trong tâm hồn cho mọi người chung quanh. Đây là việc làm rất khó khăn, vất vả, nhưng chúng ta phải chiến đấu với những khó khăn đó cho đến hết cuộc đời, thậm chí hết kiếp này đến kiếp khác. Vì vậy, chúng ta không được chủ quan mà phải luôn cảnh giác với mọi điều xung quanh, cảnh giác với cả chính bản thân mình… Và để làm được việc đó, đòi hỏi các phật tử phải lựa chọn được con đường đi đúng đắn và kiên nhẫn đi hết con đường mình đã chọn.

Phật dạy: Nói lời tục tĩu kiếp sau dễ bị đọa làm thú

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận