Văn khấn Quan Thế Âm Bồ Tát mùng 1 âm tại chùa chuẩn nhất

Ngày mùng 1 âm đầu tháng, nhiều người Việt sắm lễ cúng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát để cầu mong được phù hộ độ trì cho gia đạo tai qua nạn khỏi, bệnh tật tiêu trừ, vạn sự an lành. Mời bạn đọc tham khảo văn khấn Quan Thế Âm Bồ Tát mùng 1 âm tại chùa trong bài viết dưới đây.

Loan Nguyễn
17:13 09/06/2021 Loan Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ý nghĩa của việc thờ Quan Thế Âm Bồ Tát

Quan Thế Âm tiếng Phạn gọi là  Avalokitévara. Dịch nghĩa là vị Bồ Tát quán sát âm thanh đau khổ của thế gian kêu cầu mà cứu độ một cách tự tại. Theo Kinh Bi Hoa, Ngài vốn là Thái tử Bất Huyền, con của vua Vô Tránh Niệm. Ngài sống trong thời của Đức Phật Bảo Tạng Như Lai. Vua Vô Tránh Niệm hết lòng sùng bái đạo Phật, Thái tử tin nghe theo Vua cha mà thành tâm nguyện cầu cả đời quán sát chúng sinh, cứu độ những con người lâm vào đau khổ. Các Đức Phật trong mười phương cùng thọ ký cho Ngài, ban Phật hiệu “Biến Xuất Nhất Thế Công Đức Sơn Vương Như Lai”. Quan Thế Âm Bồ Tát được ghi chép là Thái Tử một tiểu Quốc ở Ấn Độ

Khi Phật giáo du nhập vào Trung Hoa, kết hợp với văn hóa tín ngưỡng bản địa, dần hình thành phái Đại Thừa. Hình tượng Quan Thế Âm Bồ Tát hóa thân đa dạng, từ hình nam nhân, hình nữ nhân, dạ xoa, phi nhân,.. đến hơn 500 loại khác. Trong đạo Nho, hình tượng “cha nghiêm mẹ từ” là cốt lõi của hình thái xã hội xưa. Vì Ngài tu hạnh từ bi, thường cứu khổ chúng sinh, gần với tình thương của mẫu nên hình ảnh biểu trưng trong dân gian là thân nữ giới.

van-khan-quan-the-am-bo-tat-mung-1-am-tai-chua-chuan-nhat-1

Tại Việt Nam, tín ngưỡng Thờ Mẫu đã tồn tại và đồng hành cùng nền văn minh lúa nước từ rất sớm. Hình tượng Quan Thế Âm Bồ Tát được nhân vật hóa thành một cá thể hiện diện trong đời sống đó là Phật bà Quan Âm – Quan Âm Thị Kính.

Mặc dù có rất nhiều giả thuyết về nguồn gốc của Ngài, nhưng Quan Thế Âm Bồ Tát chính là hiện thân của lòng từ bi, giải hóa đau khổ của chúng sinh.

Cách sắm lễ Quan Thế Âm Bồ Tát mùng 1 âm

Chúng ta sắm lễ khi đi lễ chùa mùng 1 âm cần lưu ý:

Chỉ sắm lễ chay: Hương hoa, quả, xôi, chè, oản phẩm…tuyệt đối không được sắm lễ mặn nhé vì lễ mặn chỉ được dâng ở các khu vực mà chùa có thờ Thánh, Mẫu. Tuyệt đối không dâng lễ mặn ở chính điện mà chỉ dâng lễ chay mà thôi.

Lễ mặn cũng được dâng ở điện thờ (nếu xây riêng) Đức Ông người cai quản toàn bộ công việc của ngôi Chùa. Tuyệt đối không dâng vàng mã đặt ở ban thờ Phật, Bồ Tát nếu có dâng thì chỉ dâng ở bàn thờ Thần Linh, Thánh Mẫu, Đức Ông.

van-khan-quan-the-am-bo-tat-mung-1-am-tai-chua-chuan-nhat-2

Văn khấn Quan Thế Âm Bồ Tát mùng 1 âm tại chùa

Dưới đây là văn khấn Quan Thế Âm Bồ Tát mùng 1 âm tại chùa chuẩn nhất, quý Phật tử có thể tham khảo:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

Kính lạy Đức Viên Thông giáo chủ thùy từ chứng giám.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ (chúng) con là: …………………

Ngụ tại: ……………………………

Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới Toà sen hồng.

Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia đình bốn mùa được chữ bình an, tám tiết khang ninh thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, gia đạo hưng long, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước. Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

van-khan-quan-the-am-bo-tat-mung-1-am-tai-chua-chuan-nhat-3

Lưu ý khi lễ chùa mùng 1 âm 

Đặt lễ vật: Thắp hương và làm lễ ở ban thờ Đức Ông

Sau đó đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang, thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát

Tiếp theo đi thắp hương ở tất cả các ban ở nhà Bái Đường, thắp hương thực hiện 3 hoặc 5 vái. Nếu chùa có điện thờ Mẫu, Tứ phủ thì đến đó đặt lễ dâng hương cầu nguyện.

Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu)

Cuối buổi lễ thì đến nhà khách hỏi thăm nhà chùa, các vị sư và công đức cho chùa tùy tâm nhé.

Xem thêm: Văn khấn cầu duyên mùng 1 âm lịch ở chùa Hà

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận