Vì sao người xưa nói "vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày"?

Theo lời dạy của người xưa, chỉ cứu người nghèo chứ không cứu người lười. Với người lười biếng, đến việc nhặt củi cũng không muốn làm thì đừng bao giờ giúp đỡ.

Vì sao người xưa nói "vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày"?

Theo lời dạy của người xưa, chỉ cứu người nghèo chứ không cứu người lười. Với người lười biếng, đến việc nhặt củi cũng không muốn làm thì đừng bao giờ giúp đỡ.

Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày

Chuyện nhờ vả, vay mượn, giúp đỡ nhau là điều thường tình trong xã hội. Người xưa có câu: "Cho vay gạo không cho vay củi, cho mượn áo không cho mượn giày".

Gặp người nghèo đói, cho vay gạo chính là cách tích đức cho bản thân. Vì thế, hầu hết mọi người sẽ không từ chối lời đề nghị vay gạo.

Thế nhưng, củi thì có ở khắp mọi nơi, chỉ cần sẵn sàng làm việc chăm chỉ, không sợ thiếu củi lấy.

Qua câu nói này, người xưa muốn truyền tải thông điệp: Chỉ cứu người nghèo, không cứu người lười.

Bên cạnh đó, người xưa cũng cho rằng, không nên mượn giày và cũng không cho mượn giày vì mỗi người có kích cỡ bàn chân khác nhau, rất khó để tìm được một đôi giày vừa vặn. Hiểu theo nghĩa rộng hơn, đường đời mỗi người không ai giống ai, hãy dùng cái tôi và ý chí để tìm cho mình con đường thích hợp nhất.

Không làm người trung gian tránh được phiền não

Khi bạn làm một người trung gian, nghĩa là cả hai bên đều là bạn bè. Lúc mối quan hệ giữa đôi bên êm đẹp thì không sao nhưng nếu xảy ra chuyện, có khi tội lỗi đổ hết lên đầu bạn. Cuối cùng, bạn đánh mất hết các mối quan hệ tốt đẹp.

Vì thế, đời này, không làm người trung gian, không đảm bảo cho ai hết, chắc chắn bạn sẽ không gặp rắc rối trong cuộc sống.

Mối quan hệ càng thân mật càng thực tế

Càng thân thì càng thật, càng thực tế. Giữa vợ chồng với nhau thì là cơm áo gạo tiền, bạn bè với nhau là tụ tập ăn uống, họ hàng với nhau không thể thiếu được quà nọ quà kia. Trong đối nhân xử thế, nhất định phải khắc ghi điều này để duy trì được các mối quan hệ xung quanh.

Người trưởng thành không được tự do tự tại

Người có thể làm nên sự nghiệp lớn thường có tính tự kỷ luật cao, không cho phép bản thân được tự do tự tại. Họ không sống kiểu tùy tiện tùy thích.

Một người nếu ngày nào cũng phiêu diêu tự tại, thường sẽ chẳng làm được việc gì to tát.

Nếu bạn muốn có được những thứ người khác không có, bạn phải chịu đựng những cảm giác mà người bình thường không chịu được.

Không bữa ăn nào là miễn phí

Ở đời, chẳng có bữa ăn nào là miễn phí. Ăn cơm của người ta, bạn phải nhìn sắc mặt người ta mà sống. Bưng bát của người ta, bạn sẽ phải chịu sự kiểm soát của họ.

Kinh tế quyết định đến quyền lên tiếng. Nếu cứ dựa vào người khác mà sống, bạn phải tuân theo những ràng buộc họ. Nếu không muốn bị kiểm soát, bạn phải tự lực cánh sinh, tự cung tự cấp.

Người lãnh đạo giỏi phải quyết đoán

Người nhân từ, hiền lành sẽ không thể lãnh đạo cả một đội quân. Người lãnh đạo giỏi đôi khi phải mạnh mẽ, quyết đoán, thậm chí có chút "tàn nhẫn".

Người luôn đặt nghĩa khí lên đầu sẽ chẳng thể thể nắm được quyền quản lý tài chính. Kiểu người như vậy thường không có nhiều tài sản, mà có giữ cũng chẳng được bởi họ căn bản không hề quan tâm tới tiền tài và địa vị.

Không vạch khuyết điểm của người

Đạo đối nhân xử thế ở đời theo lời dạy của người xưa, dù có mâu thuẫn với người khác, cũng đừng chọc vào nỗi đau của họ.

Vạch khuyết điểm của người khác, nhất thời mang lại cho bạn cảm giác hả hê, sảng khoái nhưng lại khiến họ tổn thương cả đời. Kiểm soát cảm xúc của mình, giữ hòa khí, có vậy tiền tài mới tìm đến.

Đại phát do "mệnh", tiểu phú do "cần"

Một người có đại phát đại quý hay không, đôi khi là do số trời. Muốn cuộc sống khá giả, sống thoải mái lại chỉ dựa vào một chữ "cần", đó là cần cù, chăm chỉ, siêng năng, là nỗ lực cá nhân.

Đời này, thuận theo tự nhiên mà sống, không tranh giành. Cái gì là của mình thì sớm muộn cũng sẽ thuộc về mình, cái gì không phải là của mình có miễn cưỡng cũng chẳng được. Hãy sống thực tế, chăm chỉ, quang minh chính đại, làm tốt việc của mình là đủ.

Con người đến với nhau cũng chỉ vì lợi ích

Chân lý bao đời nay, khi nghèo khổ không người thăm hỏi, lúc giàu sang thì khách khứa đầy nhà. Tình người ấm lạnh, tham phú phụ bần.

Sống trên đời, ngoại trừ những người thân yêu nhất ra, thì con người đến với nhau cũng chỉ vì lợi ích. Hiểu được điều đó, khi không có tiền đừng làm phiền người khác, khi có tiền đừng làm phiền chính mình. Kiểu người thấy giàu thì xu nịnh thấy nghèo thì coi khinh vốn chẳng đáng để bạn kết giao.

Càng thân càng phải rõ ràng

Các mối quan hệ càng thân thiết càng phải thực tế rõ ràng, thứ không được nợ nhất chính là nợ kinh tế.

Dù có là anh em thân tình cũng phải rạch ròi về mặt tiền bạc, chỉ có như vậy mới có thể duy trì mối quan hệ lâu dài.

Con cái nên có trách nhiệm với chính mình

Nhiều bậc cha mẹ quá bao bọc con cái. Họ liều mạng làm việc để tiết kiệm rồi lo lắng đủ đường cho con cái, lo con không biết nấu ăn, không có công việc tốt, không có đối tượng tốt để kết hôn.

Suy cho cùng, con cái có phúc của riêng chúng, và chúng cần có trách nhiệm với cuộc sống của chính mình.

Bậc cha mẹ là người hướng dẫn, người định hướng cho con cái chứ không thể cả đời vất vả, lo lắng cho con được.

Xem thêm: 9 triết lý nhân sinh được cổ nhân đúc kết ngàn năm, ai hiểu được chắc chắn sẽ thành công