Nghĩ cho người khác cũng chính là thành tựu chính mình

Người biết suy nghĩ cho người khác ắt hẳn là người tốt, người biết nghĩ cho thiên hạ muôn dân ắt phải là bậc thánh nhân, người biết nghĩ cho pháp tắc cả thiên địa ắt là bậc giác ngộ.

Nghĩ cho người khác cũng chính là thành tựu chính mình

Người biết suy nghĩ cho người khác ắt hẳn là người tốt, người biết nghĩ cho thiên hạ muôn dân ắt phải là bậc thánh nhân, người biết nghĩ cho pháp tắc cả thiên địa ắt là bậc giác ngộ.

Đạo hạnh Lã Động Tân

Người thầy của Lã Động Tân là Chung Li. Vì muốn dạy cho Lã Động Tân một phép thuật, gọi là "biến thép thành vàng", Chung Li nói:

- Sau khi học xong phương thức này, con thấy người nghèo khổ, mà điểm một cái là có thể giúp họ.

Lã Động Tân hỏi lại:

- Thép này sau khi biến thành vàng, liệu có thể biến trở lại thành thép được không ạ?.

- Sau năm trăm năm sẽ biến trở lại, Chung Li nói.

- Như vậy chẳng phải làm hại người năm trăm năm sau này sao? Con không làm việc này đâu, Lã Động Tân nói.

Nghe Lã Động Tân nói vậy, người thầy Chung Li cười cao hứng:

- Một người muốn thành tiên phải tích ba nghìn công hạnh, niệm này của con đã vẹn tròn ba nghìn công hạnh rồi. Ta thấy con không chỉ nghĩ đến người khác ở hiện tại, mà người sau năm trăm năm sau, con đều có thể bảo vệ. Điều này cho thấy tấm lòng con vô cùng nhân từ.

Thực Phu khuyên hổ

Bao Thực Phu là một học giả sống ở thời nhà Minh. Ông làm nghề dạy học ở trường tư thục.

Một hôm được nghỉ, ông muốn về nhà thăm cha mẹ. Trên đường đi, ông gặp một con hổ nhảy ra chuẩn bị ăn thịt ông.

Bao Thực Phu không hề hoảng sợ, học giả thời xưa đều hiểu, "Sống chết tại mệnh, giàu sang nhờ trời", nên khi đối mặt với sự sống chết đều không hoảng loạn. Nhưng ông lại quỳ xuống rất khẩn thiết mà nói với hổ:

- Ta bị hổ ăn thịt là do mệnh của ta, nhưng vì hiện giờ ta còn cha mẹ già hơn bảy mươi tuổi phải phụng dưỡng, liệu có thể để ta về phụng dưỡng cha mẹ xong rồi đến để người ăn thịt được không?.

Nghe ông nói vậy, con hổ liền bỏ đi. Cho nên, người dân xung quanh đã đặt tên nơi đó là "Đồi Hổ Phục", để ghi nhớ tấm lòng hiếu thảo mà Bao Thực Phu muốn phụng dưỡng cha mẹ đó. Trong tình huống đối mặt với sinh tử, ông không hề lo lắng cho bản thân mà vẫn biết nghĩ cho người khác. Người như vậy, quả thực có thể làm nên thành tựu lớn.

Khổng Tử luận bàn điều thiện

Thời Xuân Thu, Khổng Phu Tử có hai người học trò, một người là Tử Cống còn người kia là Tử Lộ. Tử Cống vì là một thương gia lớn, cho nên thường đi làm ăn ở nước khác.

Nước Lỗ có một quy định, chỉ cần gặp người đồng hương bị bán làm nô lệ ở nước khác thì anh có thể chuộc họ về và tiền chuộc đó sẽ do nhà nước chi trả.

Tử Cống chuộc người về nước, khi quan phủ trả tiền chuộc cho anh, Tử Cống lại không nhận. Người thường sẽ thấy Tử Cống rất cao cả, không cần tiền chuộc. Nhưng khi Tử Cống đến trước Phu Tử, thì ngài liền phê bình ông:

- Tử Cống, con làm thế này là sai rồi, con làm thế này sẽ có xu hướng không tốt.

Đúng như dự đoán của Khổng Tử, sau này, việc chuộc người nước Lỗ đã giảm đi. Vì người dân nước Lỗ rất nghèo khổ, khi họ đến nước khác thấy đồng hương của mình, họ sẽ suy nghĩ: "Nếu mình chuộc anh ta về, mình mà lấy tiền chuộc thì mình thấp kém hơn Tử Cống, nhưng nếu không lấy tiền chuộc, tình hình kinh thế lại rất eo hẹp, cuộc sống gia đình sẽ khó khăn".

Có lần, đang đi trên đường, Tử Lộ gặp một người bị c.hết đuối. Tử Lộ liền lập tức nhảy xuống cứu anh ta lên. Người được cứu trong lòng vô cùng cảm kích, liền đem bò nhà mình tặng cho Tử Lộ, Tử Lộ cũng rất vui liền dắt bò về.

Khi biết chuyện, Khổng Tử liền khen Tử Lộ rằng, sau này người nước Lỗ sẽ có rất nhiều người dũng cảm đi giúp đỡ người khác, giải cứu tính mạng cho người khác, vì việc làm của Tử Lộ cho thấy làm người ta cảm nhận sâu sắc rằng người làm điều thiện ắt sẽ có thiện báo.

Theo lẽ thường, người ta sẽ cảm thấy, Tử Cống không nhận tiền chuộc là đúng đắn, Tử Lộ nhận bò dường như là không cao thượng như Tử Cống. Nhưng với con mắt quan sát sự việc của Khổng Tử, không chỉ nhìn trước mắt mà nhìn trào lưu nảy sinh về sau; không nhìn vào nhất thời mà phải nhìn lâu dài, không nhìn vào bản thân mà phải nhìn vào ảnh hưởng đối với xã hội.

Đường Thái Tông nghe khuyên

Có một lần, có một quan thần phê bình Đường Thái Tông rất gay gắt. Vị này sau khi phê bình xong liền đi ra.

Một số vị quan thần bên cạnh nói với hoàng thượng:

- Bẩm hoàng thượng, những điều ông ta nói đa phần là giả dối, vì sao người lại không trách phạt ông ấy? Vì sao lại không ngăn chặn ông ta lại?.

Đường Thái Tông liền nói:

- Ông ấy nói mười câu, có hai câu là đúng, ta tiếp thu. Nếu ta mà chặn ông ấy lại, chuyện này mà truyền ra ngoài, nói rằng hoàng thượng còn phản bác, còn phê bình lời khuyên của người khác. Như vậy, sau này còn ai dám khuyên can đây?.

Với khả năng nhìn mọi việc sâu sắc hơn người bình thường, Đường Thái Tông có thể tiếp thu ý kiến của đại chúng, rồi tự mình phán đoán. Như thế sẽ không cản trở lời khuyên can của trung thần đối với ông. Khi đối diện với lời vu khống của người khác, Đường Thái Tông đều có thái độ như vậy.

Vì thế mới nói, tấm lòng của một người càng rộng lớn, thì thành tựu càng cao.

Xem thêm: "Định luật cây nấm" - chịu được nỗi khổ lớn thành tựu được điều lớn lao