Mùng 1 âm lịch đi chùa nào ở Hà Nội để cầu tài?
Đi lễ chùa ngày mùng 1 âm lịch đầu tháng là nét đẹp trong văn hóa tâm linh người dân Việt Nam nói chung, người Hà Nội nói riêng. Dưới đây là gợi ý những ngôi chùa giúp cầu tài lộc bạn có thể tham khảo.
Theo quan niệm của nhà Phật: Lễ chùa ngày mùng 1, ngày rằm là việc làm ý nghĩa nhằm bày tỏ lòng thành kính với Đức Phật, chư vị Bồ Tát cùng các bậc thánh hiền để cầu được thiện duyên, giác ngộ, mong cho tâm thanh tịnh.
Đi lễ chùa ngày mùng 1 âm lịch, từ lâu đã gắn sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dân Hà Thành. Lễ chùa đầu tháng để tìm thấy sự thanh thản trong tâm, mong một tháng mới bình an, tốt lành.
Trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, cơ quan chức năng khuyến nghị người dân khi đi Phủ/đền/chùa vào các ngày lễ cần thực hiện đúng chuẩn 5K.
Dưới đây là gợi ý những ngôi chùa ở Hà Nội giúp cầu tài lộc trong ngày mùng 1 âm lịch:
Chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc được xem là ngôi chùa có tuổi đời lâu nhất ở thủ đô Hà Nội với lịch sử lên đến 1500 năm. Chùa được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1989. Kết cấu của chùa gồm nhiều lớp nhà trong đó có 3 lớp chính là Tiền đường, nhà thiêu hương và thượng điện nối thành hình chữ công.
Chùa Trấn Quốc nằm ngay tại hòn đảo duy nhất của hồ nước ngọt lớn nhất Hà Nội. Ngày nay, bờ hồ được bao quanh bởi các công trình kiến trúc hiện đại, những tòa nhà cao tầng. Trong khuôn viên chùa có Bảo tháp lục độ đài sen được khởi công xây dựng vào năm 1998 gồm 11 tầng, cao 15m. Năm 2016, chùa được báo Daily Mail ở Anh bình chọn là một trong 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới.
Mùng 1 âm lịch đi chùa Phúc Khánh
Chùa Phúc Khánh là một địa chỉ tâm linh nổi tiếng đối với người dân Hà Nội. Chùa tọa lạc ở số 382 phố Tây Sơn, quận Đống Đa, Hà Nội. Chùa được xây dựng từ thời Hậu Lê nhưng qua nhiều cuộc chiến tranh, loạn lạc, chùa bị phá hủy hoàn toàn. Đến năm 1950, chùa được xây dựng lại với kiến trúc như hiện nay.
Chùa Một Cột
Chùa Một Cột được coi là biểu trưng của Phật giáo Việt Nam từ thời thịnh nhất của tôn giáo này, thời nhà Lý. Tọa lạc tại Đội Cấn, quận Ba Đình, chùa Một Cột nằm gần quảng trường Ba Đình và lăng chủ tịch Hồ Chí Minh. Chùa còn có 4 tên gọi khác nhau: Liên Hoa Đài, Diên Hựu, Nhất Trụ Tháp, chùa Mật. Vua Lý Thái Tông tháng 10 năm 1049 đã cho khởi công xây dựng sau khi nằm mơ thấy Phật Bà Quan Âm ngồi trên đài sen. Ao sen bao quanh chùa có tên là hồ Linh Chiểu, được trồng sen quanh năm thể hiện sự thanh tịnh của Phật pháp.
Năm 1954, quân viễn chinh Pháp trước khi rút khỏi Hà Nội đã cho đặt mìn phá hủy toàn bộ ngôi chùa. Đến năm 1955, chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cho trùng tu và xây dựng lại theo đúng nguyên bản cũ, đó chính là ngôi chùa Một Cột mà ngày nay du khách đến tham quan.
Chùa Láng
Chùa Láng nổi danh trong lòng người dân Hà Nội là một chốn thiền tâm. Tên chính thức của ngôi chùa được ghi trên văn bia năm Thịnh Đức là Chiêu Thiền tự. Chùa Láng có vẻ đẹp bề thế bởi có quần thể kiến trúc hài hòa, cân xứng với không gian. Các công trình kiến trúc trong chùa hòa hợp thiên nhiên xung quanh chùa. Từ sân vườn cho tới những hàng cây cổ tạo nên một không gian tĩnh mịch, cổ kính…
Vì thế, chùa Láng đã từng được coi là đệ nhất tùng lâm (rừng thông đẹp nhất) ở chốn Kinh kỳ xưa. Hội chùa Láng diễn ra vào ngày 7/3 âm lịch. Trước đây có tục rước kiệu lội qua sông Tô lên làng Dịch Vọng Tiễn để thăm mẹ Từ Đạo Hạnh được thờ ở chùa Hoa Lăng. Thu hút đông du khách, Phật tử thập phương về dâng hương, lễ Phật hàng năm.
Chùa Hà
Chùa Hà (còn gọi Thánh Đức Tự) nằm ở phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy là ngôi chùa nổi tiếng cầu tình duyên mà ai cũng muốn đến thăm khi du lịch Hà Nội. Truyền thuyết kể rằng vua Lê Thánh Tông năm 42 vẫn chưa có con nên đã cầu tự ở một ngôi chùa và sau sinh được Thái tử Càn Đức. Vì thế vua đã cho xây dựng lại chùa và lấy tên Thánh Đức tự. Trải qua bao biến cố lịch sử, chùa bị phá hủy và được trùng tu nhiều lần. Năm 1996, chùa được xếp hạng Di tích Lịch sử Văn hóa.
Lưu ý khi đi chùa cầu tài ngày mùng 1 âm lịch
Khi đi chùa vào ngày mùng 1 âm lịch, gia chủ nên chú ý đến những điều sau để tránh phạm phải mà đắc tội với các vị bề trên:
Khi đi chùa nên ăn mặc gọn gàng, không nên mặc váy ngắn, áo sát nách. Điều đó thể hiện sự thiếu trang nghiêm khi đi lễ.
Đi chùa không nhất thiết phải sắm lễ quá lớn. Bạn chỉ cần nén hương cùng chút hoa, quả là được. Không nên lãng phí vào đốt quá nhiều hương và đồ vàng mã, vừa tốn kém vừa ô nhiễm môi trường.
Đến chùa đầu tháng không nên to tiếng hoặc cãi vã, ảnh hưởng đến không khí thanh tịnh nơi cửa Phật. Nên tắt điện thoại hoặc để rung trước khi vào chùa, đặc biệt là chuẩn bị thắp nhang, thờ cúng.
Nên hóa vàng tại nơi quy định để tránh gây cháy nổ, đảm bảo an toàn cho mọi người.
Không tự ý sử dụng hoặc lấy những đồ đạc bất kỳ của chùa về nhà làm của riêng. Vào chùa nên từ cửa bên không đi từ cửa chính và không dẫm lên bậu cửa.
Không nên chụp ảnh, quay phim tùy tiện trong chùa.
Đặc biệt, đi chùa chỉ giúp bạn có thêm niềm tin và động lực trong cuộc sống. Không phải để những người đi chùa lười lao động. Vì thế, hãy chú ý rằng tiền tài của bạn đều từ công sức của chính mình mà có.
Xem thêm: Văn khấn cầu tài mùng 1 âm ở Phủ Tây Hồ chi tiết nhất
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận