Chỉ 1 việc đơn giản, Đức Phật dạy đệ tử cách nhận được phúc báo

Đức Phật cho rằng, giúp đỡ người khác cũng là giúp đỡ chính mình, nhiệt tình giúp đỡ người khác cũng là cách để chúng ta nhận lại phúc báo cho bản thân.

Loan Nguyễn
10:00 11/07/2021 Loan Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đức Phật sai đệ tử lấy nước tắm cho người ốm

Đức Phật trong một lần đi dạo cùng Ananda xung quanh nơi ở của các tăng ni phật tử thì nhìn thấy một Tì-kheo bị bệnh nằm trên một khu đất rất bẩn mà không có một ai đến giúp đỡ.

Ngài bước đến hỏi: "Tì-kheo, con mắc bệnh gì sao?"

Người này trả lời: "Thưa Đức Phật, dạ dày của con hơi khó chịu một chút ạ."

Đức Phật hỏi Tì-kheo này có ai giúp đỡ không thì người này nói không có. Khi ngài hỏi nguyên nhân tại sao các Tì-kheo khác không giúp đỡ thì thì nhận được câu trả lời: "Các trưởng lão và đệ tử không giúp đỡ Tì-kheo, vì vậy các Tì-kheo không giúp đỡ con ạ".

Thấy vậy, Đức Phật sai Ananda lấy nước cho người này tắm. Ananda mang nước đến, Đức Phật đổ nước ra còn Ananda tắm cho người kia. Sau đó, ngài nâng đầu, Ananda nhấc chân, đưa người kia lên giường nằm.

Ngày hôm sau, Đức Phật tập hợp mọi người lại và hỏi: "Các vị Tì-kheo, ở đây giống như một mái nhà, có ai ở trong đây mắc bệnh hay không?"

Mọi người đáp rằng: "Thưa Đức Phật, có ạ.

"Các vị Tì-kheo, người này mắc bệnh gì?"

"Thưa trưởng lão, người này mắc bệnh về dạ dày ạ."

"Vậy có ai chăm sóc người này không?"

"Thưa Đức Phật, không có ạ".

"Tại sao vậy, tại sao lại không có ai giúp đỡ người này?"

"Thưa trưởng lão, chúng con đều là Tì-kheo, chưa từng phục vụ lẫn nhau, nên không giúp đỡ người này ạ".

Đức Phật căn dặn các đệ tử: "Các vị Tì-kheo, mọi người đều không có cha mẹ, không có người thân chăm sóc, nếu không giúp đỡ lẫn nhau, trong tương lai ai sẽ chăm sóc mọi người đây? Các vị Tì-kheo, những người bằng lòng chăm sóc cho ta thì cũng nên quan tâm chăm sóc đến những người đang mang bệnh".

duc-phat-day-de-tu-cach-nhan-duoc-phuc-bao-qua-viec-don-gian-1

Từ câu chuyện Đức Phật sai đệ tử lấy nước tắm cho người bệnh, chính là ngài muốn dạy các đệ tử cách giúp đỡ người khác để tạo phúc báo cho bản thân. Chúng ta trong cuộc sống có giúp đỡ người khác không, đặc biệt người lạ? Chúng ta có cần người khác giúp đỡ trước rồi mới giúp đỡ lại họ không?

Lời Phật dạy, từ bi không phân biệt ai với ai, không phân biệt trước sau, chỉ cần cảm nhận được tất cả nỗi đau khổ của chúng sinh, đối xử tử tế với chúng sinh, đồng thời giải thoát chúng sinh khỏi những nỗi đau khổ đó, hi vọng chúng sinh được sống vui vẻ, đó chính là sự từ bi chân chính.

Lắng nghe lời Đức Phật, chúng ta giúp đỡ người khác cũng là giúp đỡ chính mình, nhiệt tình giúp đỡ người khác, tích cực cho đi cũng là cách để chúng ta nhận lại phúc báo cho bản thân.

Lời Phật dạy về việc giúp đỡ người khác

Theo đạo Phật, con người sống ở đời không tránh khỏi luật Nhân quả. Mỗi người đều chịu trách nhiệm về những hành động, việc làm do bản thân gây ra. Dù làm việc gì, chúng ta cũng hãy tin rằng sẽ được nhận "quả" xứng đáng. Thay vì làm điều xấu hại người, chúng ta hãy làm việc thiện giúp người.

Về việc giúp đỡ người khác, theo lời Phật dạy, chúng ta đều có thể giúp mọi người trong khả năng của mình, không cần phải quá cầu kỳ, lễ nghi. Giúp đỡ người khác chính là giúp đỡ chính mình, tạo phúc báo cho bản thân.

Khi nói đến việc giúp đỡ người khác, chúng ta thường chỉ nghĩ đến tiền. Mọi người ngại giúp đỡ là vì họ sợ mất nhiều tiền, sợ liên lụy lớn. Con người quên mất rằng ngoài việc giúp bằng tiền bạc còn nhiều việc khác quan trọng hơn. Theo Phật giáo, có 3 cách giúp đỡ người khác như sau: 

Tài thí

Tài thí theo quan niệm của đạo Phật là giúp đỡ người khác bằng tài sản, vật chất. Cách tài thí giúp người chẳng hạn như: mỗi tháng chúng ta dành một khoản nhỏ dành cho việc cho đi để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Ngày nay, trong xã hội cũng phổ biến việc từ thiện thực phẩm, quần áo cho những người gặp thiên tai, hoặc ở vùng sâu vùng xa...

duc-phat-day-de-tu-cach-nhan-duoc-phuc-bao-qua-viec-don-gian-2

Pháp thí

Pháp thí là giúp đỡ người khác phương pháp suy luận, suy nghĩ, hành động để thoát khỏi nỗi khổ. Khi hiểu về pháp thí, bạn sẽ có thể giúp bất cứ ai, trong bất cứ hoàn cảnh nào, miễn là bạn đã biết, từng trải nghiệm.

Để giúp được người khác làm đúng thì trước hết bạn phải có tư tưởng, hành động đúng. Nếu không, sự giúp đỡ của bạn sẽ bị phản tác dụng. Hãy luôn rèn luyện bản thân để giúp chính mình trưởng thành và từ đó có sức ảnh hưởng tốt đến người xung quanh mình. 

Hãy sống lương thiện luôn hòa đồng với mọi người, khuyến khích người khác làm việc thiện, thấy người khác làm việc xấu thì khuyên giải một cách thiện ý. 

Người có lòng lương thiện, yêu thương mọi người, luôn giúp đỡ người khác mà không mưu cầu hồi báo thì chính là người đã tích được công đức lớn và họ đương nhiên được phúc báo. 

Vô úy thí

Giúp đỡ bằng tiền rồi con người sẽ tiêu hết, giúp đỡ nhất thời thì sẽ không thể giúp họ mãi được. Vô úy thí là giúp đỡ cho người khác hết sợ hãi một điều gì đó. Cách giúp đỡ này còn hiệu quả hơn cả tài thí và pháp thí. Muốn giúp đỡ theo phương pháp này, phải làm cho người ta hết yếu đuối, cứng cáp hơn. Khi một người mạnh mẽ, tự tin vào mình, người ta có thể tự làm mọi thứ. 

Giúp người thông qua phương pháp vô úy thí không hề đơn giản, phải có tác động nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống thì mới có thể thay đổi được người khác, biến một người từ lo lắng, sợ hãi, tự ti thành người không sợ hãi và dám làm. 

Trong cuộc sống, khi người khác gặp hoạn nạn, bạn đừng bỏ rơi họ. Bởi lúc bạn đưa tay cho người khác nắm tức chính là đã mở cho mình lối thoát hiểm khi bạn gặp những chuyện không may. Hãy chân thành giúp đỡ khi việc đó hoàn toàn nằm ở trong khả năng của bạn.   

Xem thêm: Đừng nghĩ "khẩu xà tâm Phật" là người tốt, gieo khẩu nghiệp ắt gặt quả báo

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận