Tụng Chú Đại Bi tại nhà: Tâm thanh tịnh, hóa giải nghiệp chướng, hưởng phúc báo
Khi cuộc sống gặp khó khăn hay trở ngại, Phật tử hãy nghe hoặc trì tụng Chú Đại Bi giúp tâm thanh tịnh, phiền não tiêu tan, hóa giải nghiệp chướng, nhận được phúc báo.
Ý nghĩa của trì tụng Chú Đại Bi
Chú Đại Bi bao gồm 84 câu, 415 chữ, được rút ra từ Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni do chính Đức Phật Thích Ca thuyết diễn trong một pháp hội trước mặt đông đủ các vị Bồ Tát, Thinh văn, Thánh chúng, Trời, Thần, Thiên, Long, các Đại thánh tăng như Ma-Ha Ca-Diếp, A-Nan tại núi Bồ Đà Lạc Ca.
Trong tất cả Kinh Chú của Phật giáo đều chia làm hai phần: Phần hiển (Phần Kinh) và Phần mật (phần câu Chú).
Phần hiển là trình bày ra ý nghĩa và chân lý trong Kinh để hành giả tụng niệm, hoặc nghiên cứu theo đó áp dụng tu tập, thì gọi là: "Tụng Kinh minh Phật chi lý", để hiểu biết công năng của câu kinh và câu chú.
Còn phần mật của Chú Đại Bi là phần "câu Chú" từ câu chú "tâm đà la ni cho đến câu 84. Ta bà ha" phần câu Chú là phần ẩn nghĩa chỉ là phạn ngữ chỉ có chư Phật mới thấu hiểu còn hàng phàm phu không hiểu ý nghĩa, chỉ biết công năng và lợi ích để hành trì.
Theo kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, người trì tụng Chú Đại Bi sẽ được 15 điều lành, không bị 15 thứ hoạnh tử bức hại.
15 điều lành đó bao gồm:
- Sinh ra thường được gặp vua hiền.
- Được sinh vào nước an ổn, không chiến tranh, binh đao loạn lạc.
- Thường gặp vận may.
- Thường gặp được bạn tốt.
- Sáu căn đầy đủ.
- Tâm đạo thuần thục.
- Không phạm giới cấm.
- Bà con hòa thuận thương yêu.
- Của cải thức ăn thường được sung túc.
- Thường được người khác cung kính, giúp đỡ.
- Có của báu không bị cướp đoạt.
- Cầu gì đều được toại ý.
- Long, Thiên, thiện thần thường theo hộ vệ.
- Được gặp Phật nghe pháp.
- Nghe Chánh pháp ngộ được nghĩa thâm sâu.
15 thứ hoạnh tử gồm:
- Chết vì đói khát khốn khổ.
- Chết vì bị gông cùm, giam cầm đánh đập.
- Chết vì oan gia báo thù.
- Chết vì chiến trận.
- Chết vì bị ác thú hổ, lang sói làm hại.
- Chết vì rắn độc, bò cạp.
- Chết trôi
- Chết cháy.
- Chết vì bị thuốc độc.
- Chết vì trùng độc làm hại.
- Chết vì điên loạn mất trí.
- Chết vì té từ cây cao hoặc rớt xuống vực thẳm.
- Chết vì người ác trù ếm.
- Chết vì tà thần, ác quỷ làm hại.
- Chết vì bệnh nặng bức bách.
- Chết vì tự tử.
Nếu chúng sinh nào trong một ngày đêm tụng năm biến chú sẽ diệt trừ được tội nặng trong trăm ngày muôn ức kiếp sinh tử.
Tụng Chú Đại Bi giúp mọi tội ác đều tiêu tan. Tuy nhiên, người tụng niệm không được sinh lòng hoài nghi. Nếu tụng chú mà không tin vào chú thì dù là tội nghiệp nhẹ cũng không tiêu tan được.
Người trì tụng Chú Đại Bi, khi thốt ra lời nói thiện hoặc ác, tất cả thiên ma ngoại đạo, thiên, long, quỷ thần đều nghe thành tiếng pháp âm thanh tịnh, đối với người ấy khởi lòng cung kính, tôn trọng như Phật.
Ý nghĩa của Chú Đại Bi chính là khi trì niệm lời kinh sẽ giúp hóa giải nghiệp chướng, tiêu trừ ác duyên, nhận được phúc đức, chết được sinh Cực Lạc. Trì tụng Chú Đại Bi còn giúp tâm thanh tịnh, tiêu tan phiền não. Khi tâm thanh tịnh sẽ tạo ra thế giới bình an, mây tan thì ắt trăng sẽ tỏa sáng.
Sự linh ứng diệu kỳ của Chú Đại Bi
Việc đọc Chú Đại Từ Bi với lòng thành tâm đã giúp một người phụ nữ sau bao nhiêu năm tưởng chừng vô sinh đã có con.
Chuyện kể rằng: "Một người phụ nữ đã kết hôn được vài năm, trải qua biết bao gian nan khổ cực mới an cư lạc nghiệp và bắt đầu lên kế hoạch sinh con, qua vài tháng nhưng không có thai.
Khi đi kiểm tra chi tiết tại bệnh viện chuyên khoa, nhưng tất cả đều bình thường! Bác sĩ cũng kê cho một ít thuốc uống, nhưng qua mấy tháng cũng không có kết quả gì. Bạn bè và người nhà thấy vậy khuyên đi hỏi thần linh.
Trong tình cảnh đó, người phụ nữ này quyết định dùng một trong những pháp môn đã tu tập nhiều năm, là pháp môn phổ biến của các Phật tử, đó là trì niệm Chú Đại Bi và danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát với lời cầu nguyện:
"Đệ tử tên là … , cầu xin Quan Thế Âm Bồ Tát từ bi xót thương, ban cho đứa con trai để tận hiếu đạo, đệ tử nguyện mỗi ngày trì tụng Chú Đại Bi 20 lần, dù mưa dù gió, thời hạn là một năm, cố gắng giữ Phật quy ngũ giới, hôm nay nguyện hành thọ, hộ trì Phật Pháp (phóng sinh, bố thí, tán trợ Phật pháp và in ấn Kinh sách), không dám vi phạm.
Một thời gian sau, cơ thể có dấu hiệu khác thường liền đi khám. Sau khi bác sĩ kiểm tra, kết luận có tin vui. Quán Thế Âm Bồ Tát quả thực linh ứng cho một đứa con trai như ý muốn".
Bất cứ một ai khi trì tụng thần chú này với tất cả tâm thành, có khả năng sẽ đạt được tất cả những điều mong cầu, ước nguyện bởi vì oai lực của Thần chú là rộng khắp, vô biên, không có gì có khả năng ngăn nổi.
Trong cõi dục giới này, con người đâu có mong cầu điều gì hơn ngoài an lạc, hạnh phúc và sống lâu. Thần chú Đại Bi sẽ giúp mọi người đạt được những ước muốn này như Bồ Tát Quán Thế Âm đã khả hứa. Tuy nhiên, cũng tùy vào nhân duyên nữa.
Cách trì tụng Chú Đại Bi tại nhà 2021 đúng nhất
Quý Phật tử có thể đọc Chú Đại Bi theo các phương pháp sau: đọc rõ thành tiếng; đọc nhép miệng hoặc âm rất nhỏ chỉ người đọc nghe được; đọc thầm trong tâm.
Phật tử dựa vào điều kiện và hoàn cảnh lúc bắt đầu đọc Chú Đại Bi, có thể chọn 1 trong 3 cách trên. Tuy nhiên, bạn nên đọc rõ ràng, giọng trầm hùng, nhanh và liên tục bằng cách lấy hơi từng bụng ra.
Kinh "Nghiệp Báo Sai Biệt" cho biết việc niệm Phật, tụng kinh, trì chú lớn tiếng có 10 công đức sau đây:
1. Dẹp được sự buồn ngủ ám ảnh
2. Thiên ma hoảng sợ.
3. Tiếng vang khắp mười phương
4. Ba đường hết khổ
5. Tiếng đời chẳng lọt vào tai
6. Lòng không tán loạn
7. Dõng mãnh tinh tấn
8. Chư Phật vui mừng
9. Tam muội hiện ra trước mắt
10. Vãng sinh Tịnh Độ
Phật tử nên thực hành thiền ngày 2 buổi vào sáng sớm và hoàng hôn. Đó là thời khóa biểu lý tưởng cho người tu tập. Song nếu không có điều kiện thì đọc chú 1 lần/ngày cũng được.
Mục đích của việc tụng Chú Đại Bi là dùng âm thanh của chú và cách đọc chú làm cho tâm trong sạch, không còn phiền não, không còn suy nghĩ hỗn loạn trong đầu, nhớ đó mà tĩnh tâm được. Khi tâm được định tĩnh, đây được gọi là giải thoát, nghiệp chướng tiêu trừ.
Nghi thức hành lễ trì tụng Chú Đại Bi
Phật tử ngồi xuống theo tư thế kiết già hay bán già. Điều chỉnh thế ngồi, lắc vai, lay chuyển thân thể chừng 5 lần, sửa xương sống cho ngay, chuẩn bị cho mình một thế ngồi thoải mái.
Rải ba tiếng chuông.
Lắng lòng thanh tịnh theo tiếng chuông ngân, hành giả thanh lọc nội tâm, tiêu trừ các tội chướng thân khẩu ý để bắt đầu bước vào nghi thức hành Thiền.
Tịnh Pháp Giới và Tam Nghiệp Chơn Ngôn
ÁN LAM (21 lần)
Án ta phạ bà phạ, truật đà ta phạ, đạt ma ta phạ bà phạ, truật độ hám (3 lần)
Tác Bạch Cúng Hương
(Có thể có những bài nguyện hương khác nhau, có thể tự chọn bài nguyện hương quen thuộc).
Hương thơm giăng bủa
Thánh đức tỏ tường
Bồ Đề Tâm rộng chẳng suy lường
Tùy chỗ phóng hào quang
Lành tốt phi thường
Dâng cúng Pháp trung vương
Đảnh lễ chư Phật, Bồ Tát
Nhất tâm đảnh lễ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn. (Chuông, 1 lạy).
Nhất tâm đảnh lễ Tây Phương Cực Lạc Thế Giới A-Di-Đà-Thế Tôn. (Chuông, 1 lạy).
Nhất tâm đảnh lễ Đương Lai Hạ sinh Di Lặc Thế Tôn. (Chuông, 1 lạy).
Nhất tâm đảnh lễ Quá Khứ Vô Lượng Ức Kiếp, Thiên Quang Vương Tịnh Trụ Thế Tôn (Chuông, 1 lạy).
Nhất tâm đảnh lễ Quá Khứ Vô Lượng Kiếp, Chánh Pháp Minh Thế Tôn (Chuông, 1 lạy).
Nhất tâm đảnh lễ Thập Phương Nhứt Thiết, Chư Phật Thế Tôn (Chuông, 1 lạy).
Nhất tâm đảnh lễ Hiền Kiếp Thiên Phật, Tam Thế Nhứt Thiết Chư Phật Thế Tôn (Chuông, 1 lạy).
Nhất tâm đảnh lễ Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni Thần Diệu Chương Cú. (Chuông, niệm 3 lần, 3 lạy).
Nhất tâm đảnh lễ Quán Âm Sở Thuyết Chư Đà La Ni, Cập Thập Phương Tam Thế Nhứt Thiết Tôn Pháp.(Chuông, niệm 3 lần, 3 lạy).
Nhất tâm đảnh lễ Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát.(Chuông, niệm 3 lần, 3 lạy).
Nhất tâm đảnh lễ Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát Ma Ha Tát (Chuông, 1 lạy).
Nhất tâm đảnh lễ Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát(Chuông, 1 lạy).
Nhất tâm đảnh lễ Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Ma Ha Tát (Chuông, 1 lạy).
Nhất tâm đảnh lễ Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát Ma Ha Tát (Chuông, 1 lạy).
Nhất tâm đảnh lễ Tổng Trì Vương Bồ Tát Ma Ha Tát (Chuông, 1 lạy).
Nhất tâm đảnh lễ Thập Phưong Tam Thế, Nhứt Thiết Bồ Tát Ma Ha Tát (Chuông, 1 lạy).
Nhất tâm đảnh lễ Ma HA Ca Diếp Tôn Giả, Vô Lượng Vô Số Đại Thanh Văn Tăng, Chư Lịch Đại Tổ Sư (Chuông, 1 lạy).
Đại bi phát nguyện
(Nếu một nhóm hành thiền chung, người chủ trì sẽ dâng lời phát nguyện này, các thiền giả chỉ nhẩm đọc theo và lắng lòng suy nghĩ theo lời nguyện.)
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm,
Nguyện con mau biết tất cả Pháp.
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm,
Nguyện con sớm được mắt trí huệ.
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm,
Nguyện con mau độ các chúng sinh.
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm,
Nguyện con sớm được phương tiện khéo.
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm,
Nguyện con mau lên thuyền bát nhã.
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm,
Nguyện con sớm được qua biển khổ.
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm,
Nguyện con mau được giới định đạo.
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm,
Nguyện con sớm lên non niết bàn.
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm,
Nguyện con mau về nhà vô vi.
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm,
Nguyện con sớm đồng thân pháp tánh.
Nếu con hướng về nơi non đao,
Non đao tức thời liền sụp đổ.
Nếu con hướng về lửa, nước sôi.
Nước sôi, lửa cháy tự khô tắt.
Nếu con hương về cõi địa ngục,
Địa ngục liền mau tự tiêu tan.
Nếu con hướng về loài ngã quỷ,
Ngã quỷ liền được tự no đủ.
Nếu con hướng về chúng Tu la,
Tu la tâm ác tự điều phục.
Nếu con hướng về các súc sinh,
Súc sinh tự được trí huệ lớn.
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm (10 lần) (chuông, lạy).
Xem thêm: Lời Phật dạy: Người kết thiện duyên rộng gặp họa mà hóa lành
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận