Giải mã 3 nhân tố khống chế cuộc đời con người: Định số, báo ứng và nhân duyên
Cuộc đời con người chịu tác động của ba nhân tố đó là định số, báo ứng và nhân duyên. Trong đó, định số là kết quả của báo ứng, báo ứng lại dùng nhân duyên để định đoạt.
Số phận con người liệu có thể thay đổi?
Chuyện kể rằng, trước đây, một người trong tình huống đặc thù đã nhập vào trạng thái có thể câu thông với tiểu quỷ dưới địa phủ.
Anh ta hỏi những tiểu quỷ rằng: "Số mệnh của con người phải chăng là đã được định sẵn từ trước?"
Tiểu quỷ đáp lại: “Đúng là như vậy, nhưng cái gọi là định số, chủ yếu để chỉ những sự việc lớn trong đời, như những bất hạnh, đoản mệnh, trường thọ... còn như kiểu dự báo trước người đó sẽ ăn cái gì, viết gì…, đó đều là những thuật sĩ chơi trò tiên đoán.
Nếu như ghi chép lại tất cả những chuyện vặt vãnh trong đời của mỗi người, vậy thì dù có dùng cả Trái Đất này làm giá sách, cũng không thể nhét nổi nhiều cuốn sách như vậy”.
“Vậy định số liệu có thể thay đổi được không?”, người này lại hỏi.
Tiểu quỷ trả lời: “Có thể thay đổi được, đại thiện hay đại ác đều có thể thay đổi”.
Người này lại hỏi: “Ai có thể thay đổi được định số của một người?”
Tiểu quỷ nói: “Là bản thân người đó, quỷ thần vốn không có quyền lực này”.
Người này hỏi: “Vì sao báo ứng lại có cái linh nghiệm, cái lại không?”
Tiểu quỷ nói: “Nhân gian luận thiện ác, phúc họa của một người chủ yếu là xét trong một kiếp này; còn ở địa phủ thì luận thiện ác cần xét từ kiếp trước, luận phúc họa phải xét đến kiếp sau, vì thế không thể nói báo ứng là báo ứng ngay được”.
Người này hỏi: “Vậy báo ứng sao lại không giống nhau?”
Tiểu quỷ nói: “Điều này là do bản mệnh của mỗi người khác nhau. Ví dụ nói về công việc, cùng thăng quan nhưng Thượng Thư thì thăng một cấp lên thành Thừa Tướng, còn Điển Sử thăng một cấp chẳng qua cũng chỉ là Chủ Bộ.
Cùng nhau giáng cấp, nếu so sánh với việc tăng cấp, vậy thì không tăng cấp cũng chẳng khác nào giáng cấp. Cho nên, sự tình tuy giống nhau nhưng báo ứng lại có lúc không giống nhau là thế”.
Người này hỏi: “Tại sao không cho mọi người biết trước về định số?”
Tiểu quỷ nói: “Điều đó là không được phép. Nếu ai cũng biết trước vận mệnh của mình, thì mọi người sẽ không có việc gì để làm nữa, vậy có lẽ Gia Cát Lượng sẽ trở thành người nhiều chuyện, sáu vị đại thần thời Đường sẽ trở thành người biết thiên mệnh rồi!”
Người này hỏi: “Tại sao thỉnh thoảng lại khai thị cho con người biết một chút?”
Tiểu quỷ nói: “Nếu không khai thị, vậy thì có người sẽ cảm thấy không hề tồn tại quỷ thần, rồi trở nên không kiêng nể, không từ bất cứ việc xấu nào”.
Đời người không thoát khỏi nhân quả báo ứng
1. Theo tài liệu ghi chép lại, những năm đầu triều Đường, huyện lệnh huyện Đan Dương ba năm liền đều đề cử thăng tiến, nhưng năm nào cũng bị bác bỏ.
Người này vì thế mà rất uất hận. Ông ta liền đến nơi trai giới Mao Sơn Đạo Sĩ, cầu xin đạo sĩ viết tấu chương lên Thiên Đế để hỏi về cát hung của đời mình.
Vị đạo sĩ đó đã hơn chín mươi tuổi, miễn cưỡng thay ông ấy viết tấu. Bản tấu chương đó theo khói nhang mà bay lên trời, thấp thoáng rồi biến mất.
Ước chừng khoảng một bữa cơm, bản tấu chương ấy lại rơi xuống đất, cuối tấu chương có một nét viết màu đỏ: “Nhận hai trăm lượng hoàng kim, hao tổn ba năm bổng lộc; giết oan hai người, sau khi chết lại bị trừng phạt”.
Kết quả sau một năm, vị huyện lệnh Đan Dương đó bị bạo bệnh mà chết.
2. Vào thời nhà Minh, có vị quan giữ chức giám sát ngự sử tên là Lưu Khí Chi. Ông ta là một người thanh liêm chánh trực, thường hay vạch tội những vị quan lớn nên bị nhiều người thù ghét.
Về sau, ông bị người hãm hại, bị đày đến đảo Hải Nam ở tỉnh Quảng Đông. Cùng thời gian này, Lâm Cường là một kẻ thù địch với ông cũng được phái đến đảo Hải Nam để làm quan. Nhân cơ hội này, Lâm Cường quyết định giết chết Lưu Khí Chi để báo thù.
Không ngờ ngay hôm Lâm Cường đến nhận chức thì đêm đó nằm mộng thấy ác quỷ đến đánh đập mình, rồi qua hôm sau bèn hộc máu mà chết. Lưu Khí Chi cũng nhân đấy mà được thoát nạn.
3. Ở huyện Hội Khê thuộc tỉnh Triết Giang có một người tên là Ngô Tế Hữu. Cung cách cử chỉ hằng ngày của ông ta rất là nghiêm trang đạo mạo, vì thế mọi người đều cho rằng ông ta là một hiền nhân quân tử. Nhưng cả đời ông ta rất khốn khổ và thiếu thốn, nhất là lúc về già.
Một hôm, ông ta đến hỏi một đạo sĩ rằng: “Cả đời của tôi chưa từng tạo tội lỗi, vậy tại sao ông trời lại bất công đối với tôi, hành hạ tôi suốt đời phải chịu khốn khổ như vậy?”
Đạo sĩ bèn đáp: “Cả đời của ông bên ngoài thì lúc nào cũng làm ra vẻ ta đây là người hiền lương nhân hậu nhưng bên trong chỉ toàn là tâm niệm hiểm ác. Tuy mọi người không biết nhưng trời biết, ông trời đang và sẽ tiếp tục trừng trị về những tội lỗi của ông. Nếu như ông rộng làm phước đức với một tấm lòng chân chính thì trời mới có thể miễn bớt hình phạt cho ông”.
Nhưng Ngô Tế Hữu đã không nghe theo lời khuyên của đạo sĩ mà vẫn ngoan cố giả dạng là một hiền nhân và âm thầm làm các việc xấu ác. Cuối cùng mọi người cũng phát hiện ra ông ta là kẻ giả dối nên đã xa lánh. Thế rồi Ngô Tế Hữu xấu hổ, uất ức mà chết.
Nhân duyên chính là thứ định đoạt báo ứng
Một câu chuyện được ghi chép trong cuốn “Duyệt vi thảo Đường bút ký”. Vào năm Ung Chính thứ 10, tại vùng nọ có cô con dâu của một vị quan lại, từ trước đến nay chưa từng cãi lộn với ai. Đột nhiên một ngày từ trên bầu trời xuất hiện tia sét xuyên qua cửa sổ, đánh thẳng vào ngực của cô gái.
Người chồng của cô thì bị tia lửa điện này làm cho bỏng nặng, từ lưng xuống đến mông bị đều bị đốt cháy xém, gây bất tỉnh nhân sự.
Sau khi tỉnh lại, nhìn thi thể của vợ, người chồng vô cùng đau xót: “Ta tính tình không tốt nên đôi khi cãi lộn với mẹ vài câu, em cùng lắm chỉ là than phiền với ta những uất ức trong lòng, chỉ là người đứng sau lau nước mắt mà thôi, vì sao lại bị ông Trời trừng phạt như vậy chứ?”
Điều mà anh ta không hề biết đó chính là, hình phạt cho kẻ chủ mưu luôn là nặng nhất, điều này dù âm gian hay dương gian đều là giống nhau. Việc anh ta và mẹ cãi lộn, nguyên nhân chính là do cô con dâu ở phía sau xúi giục, nên cô là kẻ chủ mưu. Người chủ mưu thì nghiệp tạo thành luôn là lớn nhất.
Trong cuộc sống, rất nhiều người thích ở sau lưng người mà châm ngòi ly gián, cho rằng không phải tự mình làm thì sẽ không bị trừng phạt, nhưng xem ra đó là cách nghĩ sai lầm. Tốt nhất, đừng xúi giục hãm hại người khác thì mới mong bản thân không bị gánh nghiệp xấu.
Xem thêm: Nghiệp báo là gì và những hoạt động dẫn đến nghiệp báo theo giáo lý nhà Phật
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận