20 lời vàng của Đức Phật về cuộc sống, ai cũng nên đọc một lần trong đời

Chúng ta nếu có thể lĩnh hội lời vàng ý ngọc của Đức Phật về cuộc sống thì nhất định sẽ có tâm thanh tịnh, một đời an yên.

Loan Nguyễn
06:00 29/07/2021 Loan Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đạo Phật và mối quan hệ với đời sống con người

Xuất phát từ việc con người đứng ở ngoài đời mà nhìn đạo Phật, nghe những danh từ như xuất gia (bỏ nhà), xuất thế (ra khỏi đời), Niết Bàn tịch diệt... để rồi nhìn thấy những vị đại diện cho đạo Phật là những vị Tăng với cách ăn mặc khác với đời, cách sinh hoạt khác người thường... 

Nếu đứng bên ngoài mà nhận định thì chúng ta dễ hiểu đạo Phật là thứ gì đó đối lập với đời sống, thậm chí hủy diệt đời sống. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm mà con người cần sớm thay đổi và tỉnh ngộ.

Sau khi có 60 đệ tử đạt đến trạng thái tịch diệt gọi là Niết Bàn, Đức Phật cho các ngài đi truyền bá giáo pháp.

Đức Phật căn dặn đệ tử: "Cũng như Như Lai, các con đã thoát khỏi mọi sự trói buộc dầu ở cảnh người hay cảnh trời. Hãy ra đi, các Tỳ khưu, đem hạnh phúc đến cho nhiều người.

Vì lòng từ bi, hãy đem sự tốt đẹp, lợi ích và hạnh phúc cho chư Thiên và nhân loại. Mỗi người hãy đi một ngả. Này các Tỳ khưu, hãy hoằng dương chánh pháp, hoàn hảo ở đoạn đầu, hoàn hảo ở chặng giữa, hoàn hảo ở đoạn cuối, hoàn hảo trong cả hai, ý nghĩa và văn tự.

Hãy công bố đời sống thiêng liêng và cao thượng, vừa toàn thiện vừa trong sạch".

20-loi-vang-cua-duc-phat-ve-cuoc-song-nen-doc-mot-lan-trong-doi-1

Có thể thấy, qua lời nhắn nhủ về việc truyền bá đạo Phật, Đức Phật dùng những ngôn từ rất tích cực. Đạo Phật không gì khác hơn là cái đời sống thiêng liêng cao thượng, hoàn thiện và trong sạch này. Niết Bàn không gì khác hơn là "đời sống thiêng liêng cao thượng, tịch diệt mọi ràng buộc khổ đau" đó.

Đức Phật và các đệ tử A La Hán, một khi đã đạt đến Niết Bàn, các vị có chết đi mất đâu, mà trái lại, các vị sống, sống hoàn hảo, luôn luôn mỉm cười, luôn luôn từ hòa vui vẻ, luôn luôn sống cái đời sống đích thực nhất, tích cực nhất. Khi thân xác này rã rời, các vị an vui từ bỏ xác thân, không tùy thuộc vào hình tướng, không tùy thuộc vào sự có mặt hay không có mặt của vũ trụ này.

Chúng sinh luôn luôn sống trong lo sầu phiền não, luôn luôn đảo điên khổ sở, luôn luôn chập chờn giữa hy vọng và thất vọng, luôn luôn buồn phiền cho tới chết. Con người không thể lìa bỏ phiền não, lìa bỏ khổ đau, vì phiền não và khổ đau là chính chúng ta; cái mà chúng ta tự gọi là mình, là cái ta, chỉ là một khối khổ uẩn, bỏ nó chúng ta không còn gì để sống.

Đạo Phật kêu gọi sự lìa bỏ phiền não và khổ đau, nghĩa là lìa bỏ ta và cái của ta, để sống đời sống thiêng liêng cao thượng, nên chúng ta sợ đạo Phật, cho nó là yếm thế, chán đời. Đạo Phật kêu gọi diệt khổ, kêu gọi ta phải lìa bỏ cuộc đời phiền não không xứng đáng ta đang ôm ấp. Vì mãi ôm giữ khối khổ uẩn của mình, chúng ta cho đạo Phật là bi quan, trốn đời.

Chính tâm lý sợ phải lìa bỏ phiền não khổ đau đã tạo ra chính chúng ta, bởi thế để duy trì cái ta của mình, mà phiền não tiếp nối phiền não, khổ đau tiếp nối khổ đau, triền miên không dứt.

Đạo Phật không chống đối lại cuộc đời, không lật đổ đời sống, mà trái lại, đạo Phật "dựng đứng lại" cuộc đời bị ngã đổ, làm "chính" lại cuộc đời bị vặn xoắn cong queo bởi phiền não, nhiễm ô.

Pháp của đạo Phật là ánh sáng đem lại sự sáng tỏ cho đời sống, là sự sống thật của chính đời sống. Không có đạo Phật thì thế giới sẽ ngả nghiêng không có xương sống, không có đạo Phật thì cũng không có ý nghĩa của thế giới, vì đời sống vẫn nằm trong bóng tối của vô minh.

Đạo Phật không chối bỏ đời sống, mà nguyện vọng sâu xa nhất của đạo Phật là vĩnh viễn tồn tại ở đời để đem lại ánh sáng, ý nghĩa và sự sống chân thật cho chính cuộc đời con người.

20-loi-vang-cua-duc-phat-ve-cuoc-song-nen-doc-mot-lan-trong-doi-2

Lời Phật dạy về cuộc sống vô cùng ý nghĩa

1. Sống một ngày là có diễm phúc của một ngày, nên phải trân quý. Khi tôi khóc, tôi không có dép để mang thì tôi lại phát hiện có người không có chân.

2. Mỗi người ai cũng có mạng sống, nhưng không phải ai cũng hiểu được điều đó, thậm chí trân quý mạng sống của mình hơn. Người không hiểu được mạng sống thì mạng sống đối với họ mà nói chính là một sự trừng phạt.

3. Tốn thêm một chút tâm lực để chú ý người khác chi bằng bớt một chút tâm lực phản tỉnh chính mình, bạn hiểu chứ?

4. Hận thù người khác là một mất mát lớn nhất đối với mình.

5. Tình chấp là nguyên nhân của khổ não, buông tình chấp bạn mới được tự tại.

6. Người che đậy khuyết điểm của mình bằng thủ đoạn tổn thương người khác là kẻ đê tiện.

7. Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác.

8. Mong bạn đem lòng từ bi và thái độ ôn hòa để bày tỏ những nỗi oan ức và bất mãn của mình, có như vậy người khác mới khả dĩ tiếp nhận.

9. Những thứ không đạt được, chúng ta sẽ luôn cho rằng nó đẹp đẽ, chính vì bạn hiểu nó quá ít, bạn không có thời gian ở chung với nó. Nhưng rồi một ngày nào đó khi bạn hiểu sâu sắc, bạn sẽ phát hiện nó vốn không đẹp như trong tưởng tượng của bạn.

20-loi-vang-cua-duc-phat-ve-cuoc-song-nen-doc-mot-lan-trong-doi-3

10. Cùng là một chiếc bình như vậy, tại sao bạn lại chứa độc dược? Cùng một mảnh tâm tại sao bạn phải chứa đầy những não phiền như vậy?

11. Mong bạn đem lòng từ bi và thái độ ôn hòa để bày tỏ những nỗi oan ức và bất mãn của mình, có như vậy người khác mới khả dĩ tiếp nhận.

12. Hủy diệt người chỉ cần một câu, xây dựng người lại mất ngàn lời, xin bạn “Đa khẩu hạ lưu tình”.

13.  Vốn dĩ không cần quay đầu lại xem người nguyền rủa bạn là ai? Giả sử bạn bị chó điên cắn bạn một phát, chẳng lẽ bạn cũng phải chạy đến cắn lại một phát?

14. Một người nếu tự đáy lòng không thể tha thứ cho kẻ khác, thì lòng họ sẽ không bao giờ được thanh thản.

15. Bạn đừng có thái độ bất mãn người ta hoài, bạn phải quay về kiểm điểm chính mình mới đúng. Bất mãn người khác là chuốc khổ cho chính bạn.

16. Người cuồng vọng còn cứu được, người tự ti thì vô phương, chỉ khi nhận thức được mình, hàng phục chính mình, sửa đổi mình, mới có thể thay đổi người khác.

17. Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.

18. Nếu bạn không muốn rước phiền não vào mình, thì người khác cũng không cách nào gây phiền não cho bạn. Vì chính tâm bạn không buông xuống nổi.

19. Khi bạn vui, phải nghĩ rằng niềm vui này không phải là vĩnh hằng. Khi bạn đau khổ, bạn hãy nghĩ rằng nỗi đau này cũng không trường tồn.

20. Bạn phải luôn mở lòng khoan dung lượng thứ cho chúng sinh, cho dù họ xấu bao nhiêu, thậm chí họ đã làm tổn thương bạn, bạn phải buông bỏ, mới có được niềm vui đích thực.

Xem thêm: Đức Phật dạy: 4 điều không tồn tại vĩnh viễn, biết buông bỏ ắt thảnh thơi hưởng phúc Trời

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận