4 thánh tích thiêng liêng gắn với cuộc đời Đức Phật mà các tín đồ đều ao ước được một lần chiêm bái

Lâm Tỳ Ni, Bồ Đề Đạo Tràng, vườn Lộc Uyển và thành Câu Thi Na là những thánh tích thiêng liêng nổi tiếng gắn với cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Nguyễn Thanh Thủy
17:05 04/05/2021 Nguyễn Thanh Thủy
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

1. Lâm Tỳ Ni, nơi Đức Phật đản sinh

Nằm dưới chân dãy Himalaya, phía tây nam Nepal, giáp biên giới Ấn Độ, Lâm Tỳ Ni là một khu vực tâm linh dành cho du khách hành hương từ khắp nơi trên thế giới. Điểm chính là ngôi đền Maya Devi được đặt theo tên của hoàng hậu - người đã sinh ra Thái tử Tất Đạt Đa.

4-thanh-tich-noi-tieng-gan-lien-voi-cuoc-doi-duc-phat
Lâm Tỳ Ni

Vốn đây không phải là nơi vị Hoàng hậu của vương tộc Thích Ca chọn để sinh con. Bà chỉ dừng chân tại đây khi đang trên đường về nhà cha mẹ ruột để sinh đứa con đầu lòng của mình. Tương truyền, trong một lần dạo chơi ở vườn, bà đã hạ sinh thái tử khi với tay lên một cành hoa Vô Ưu màu trắng. Gần 400 năm sau, năm 249 TCN, Vua A Dục đặt chân đến đây mới cho đặt một tảng đá nhỏ đánh dấu chính xác nơi ra đời của người đã khai sáng đạo Phật giải thoát cho nhân gian.

Ngày nay, Lâm Tỳ Ni là một trong bốn trung tâm hành hương của Phật giáo, được mệnh danh là Tứ thánh địa. Năm 1997, UNESCO đã công nhận nơi đây là di sản văn hóa thế giới.

2. Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Đức Phật thành đạo

Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgaya) nằm ở phía nam thành phố Gaya thuộc bang Bihar, là thánh tích nơi có cây Bồ đề vi diệu mà Đức Phật đã ngồi thiền nhập định 49 ngày đêm và thành đạo. Nơi đây được xây dựng vào khoảng 300 năm TCN với diện tích 30.000 m2, bao gồm nhiều thánh tích Phật giáo quan trọng như Tháp Đại Giác, cây Bồ Đề, tòa Kim Cương, bảy địa điểm Đức Phật đã ngồi suy tưởng trong bảy tuần đầu sau khi thành đạo và quần thể các tòa tháp cổ.

4-thanh-tich-noi-tieng-gan-lien-voi-cuoc-doi-duc-phat
Bồ Đề Đạo Tràng

Trong khuôn viên chùa có đánh dấu các nơi Đức Phật ngự trong 7 tuần lễ đầu tiên sau khi thành đạo và trụ đá của vua Asoka. Bồ Đề Đạo Tràng, cội bồ đề linh thiêng là nơi Đức Phật thành đạo và trở thành Phật tổ,điểm đến mơ ước của hàng triệu Phật tử khắp thế giới… Cây Bồ Đề biểu tượng cho trí tuệ và sự giác ngộ của Đức Phật, được người Ấn Độ vô cùng kính ngưỡng, coi đây là một loài cây linh thiêng, là nơi trú ngụ của các vị thần. Và sự kính ngưỡng này càng lên đến đỉnh cao khi Cây Bồ Đề được hợp nhất với sự chứng đạt vĩ đại nhất của Đức Phật, sự Giác ngộ.

Cây Bồ Đề chính gốc mà Đức Phật đã ngồi thiền định tại Bồ Đề Đạo Tràng đã bị phá hủy vào năm 1874. Thế nhưng, sau khi bị phá hủy, một nhánh cây con mới mọc lên ngay tại gốc Bồ Đề cũ và phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay. Tính đến nay, gốc cây này đã được hơn 140 tuổi.

3. Vườn Lộc Uyển, nơi Đức Phật giảng bài pháp đầu tiên

Sarnath hay vườn Lộc Uyển, cách thành phố Varanasi, Ấn Độ khoảng 10 km là nơi Đức Phật giảng pháp. Trước đây, khu vườn có tên gọi là Mrigadava, có nghĩa là vườn nai. Vào khoảng 2.500 năm trước, Đức Phật đã chọn nơi này để thuyết pháp lần đầu tiên, sau khi ngộ được cõi Niết Bàn. Năm môn đệ, những người theo Người đã kinh ngạc khi nhìn thấy ánh hào quang rực rỡ của Đức Phật, và Người đã thuyết phục các môn đệ của mình bằng bài thuyết pháp đầu tiên trước họ, ngày nay gọi là Kinh Chuyển Pháp Luân. Điều này đã tạo nên một truyền thông trong các Tăng Lữ, để phổ biến lời dạy của những người tu khổ hạnh, trên khắp thế giới.

4-thanh-tich-noi-tieng-gan-lien-voi-cuoc-doi-duc-phat
Vườn Lộc uyển

Ba toà Tam Bảo đầu tiên đã được đặt ở đây, và vẫn như vậy không bao giờ đổi thay. Bởi thế, những phật tử hành hương đến đây sau khi đã viếng Bodhgaya đều cố gắng đến nơi thiêng liêng này dù chỉ một lần trong cuộc đời mình. Tháp Dhamekh với chiều cao 34m (nếu kể cả nền có thể lên đến 42m) chứa di cốt các vị sư (Xá lợi tháp) mang những nét đặc thù tại Lộc Uyển vì nó đánh dấu nơi “Chỗ ngồi của Đức Phật ” khi Ngài thuyết pháp. Bên cạnh Tháp Dhamekh, Lộc Uyển cũng có những di tích đền thờ Dharmajajikab và đền Mulgandhakuti nơi thờ Huyền Trang khoảng 61m chiều cao.

Tương truyền rằng Đức Phật đã nghỉ ngơi và tọa thiền ở đây khi người ở Lộc Uyển. Vua Ashoka (A Dục Vương) (273 – 232 TCN) đã thành Phật sau cuộc chiến Kalinga (Ca Lợi Vương) cũng đã viếng Lộc Uyển. Những cây cột trụ bằng đá được gọi là trụ Ashoka (A Dục Vương), dựng lên để tưởng nhớ những cuộc viếng thăm của người. Hình tượng sư tử được đặt trên đỉnh tháp trụ ngày nay là biểu tượng của nước Ấn Độ. Xá lợi tháp Chaukhandi nguyên thủy là một ngôi đền đắp cao trong khoảng thời gian Cấp Đa (thế kỷ thứ 4 đến thứ 6).

Khoảng năm 1588, Govardhan, con của Raja Todarmal, đã xây dựng đài bát giác để tưởng nhớ đến cha Humayun của Akbar. Govardhan sau đó trở thành Lãnh Tụ dưới triều đại Akbar. Tương tự Akbar, hoàng đế vĩ đại Mughal người tôn sùng các tôn giáo, đã cho xây dựng Xá lợi tháp Chaukhandi vào năm 1555 sau công nguyên.

4. Câu Thi Na, nơi Đức Phật nhập Niết bàn

Câu Thi Na là nơi đức Như Lai diệt độ, nhập Vô dư y Niết bàn dưới hai tàng cây Sa La. Địa danh này sau được các nhà khảo cổ nhận dạng là Kasia ở quận Deoria của xứ Utta Pradesh. Đô thị gần nhất là Gorakhpur, cách 55km đường bộ. Theo ước lượng, Kushinagar cách 130 km về phía Nam của Lumbini, 250 km về phía Đông của Sravasti (savatthi, Xá-vệ) và cách 250 km về phía Bắc của Patna. 

4-thanh-tich-noi-tieng-gan-lien-voi-cuoc-doi-duc-phat3
Câu Thi Na

Cũng giống như 3 thánh tích khác có liên quan đến cuộc đời Đức Phật, Câu Thi Na từng là thánh địa để các Phật tử về chiêm bái. Nơi đây đã tồn tại hàng nghìn tự viện, bảo tháp có từ thế kỷ thứ 3 - 5. Sau khi khai quật lại vào thế kỷ 19, các nhà khảo cổ đã phát hiện những mảnh vỡ của tượng Phật, các cột trụ và bia ký.

Kỳ lạ ngôi chùa có những cụ rùa trăm tuổi thích ăn chay, nghe đọc kinh Phật và loài Sen cõng được người 

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận