Những kỹ năng làm bài môn Văn tốt nghiệp THPT đạt điểm cao sĩ tử nào cũng cần nắm chắc

Ngữ văn là môn thi duy nhất trong kì thi THPT Quốc gia yêu cầu thí sinh phải làm bài theo hình thức tự luận. Để hoàn thành bài thi và giành được kết quả tốt nhất, các sĩ tử trong mùa thi năm nay cần nắm chắc những kỹ năng dưới đây

Thái An
13:00 04/06/2022 Thái An
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tính tới thời điểm hiện tại, các thí sinh trên cả nước chỉ còn lại 1 tháng trước khi chính thức ngồi vào 'ghế nóng' và bước vào kỳ thi quan trọng nhất sau 12 năm vất vả đèn sách.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2022 như mọi năm vẫn bao gồm: 03 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 01 bài thi tổ hợp (Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội) do thí sinh tự chọn.

Trong đó, chỉ có môn Văn là bài thi duy nhất yêu cầu thí sinh làm bài theo hình thức tự luận.

ky-nang-lam-mon-van-tot-nghiep-thpt-dat-diem-cao-2

Với cách ra đề môn Văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia ngày càng đổi mới theo hướng bám sát với cuộc sống xã hội thường ngày, Bộ Giáo dục và đào tạo 

Theo đó, để đạt được số điểm tốt nhất, thí sinh cần lưu ý những kỹ năng làm bài đọc hiểu môn Văn tốt nghiệp THPT đạt điểm cao như sau:

Nắm chắc cấu trúc đề thi môn Văn tốt nghiệp THPT

"Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng", do đó, kỹ năng làm môn Văn tốt nghiệp THPT đạt điểm cao đầu tiên mà Sống đẹp muốn mỗi thí sinh lưu ý chính là phải biết rõ cấu trúc của đề Văn trong kỳ thi quan trọng này.

Theo đề thi minh họa tốt nghiệp THPT 2022 môn Văn được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố hồi tháng 4 vừa qua, đề Văn tốt nghiệp 2022 được làm bài trong 120 phút với 2 phần:

- Phần Đọc hiểu văn bản (3 điểm)

- Phần Làm văn (7 điểm)

+ Câu nghị luận xã hội (2 điểm)

+ Câu nghị luận văn học (5 điểm)

ky-nang-lam-mon-van-tot-nghiep-thpt-dat-diem-cao
Đề thi minh họa kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 môn Văn

Cần biết phân bổ thời gian hợp lý cho từng câu hỏi trong đề thi

Một trong những kỹ năng làm môn Văn tốt nghiệp THPT đạt điểm cao tối quan trọng đó chính là phải biết phân bổ thời gian giải đề hợp lý. Điều này sẽ giúp thí sinh hạn chế tình trạng thiếu thời gian làm bài dẫn đến không hoàn thành bài thi trọn vẹn và mất điểm 'oan'.

Theo đó, đối với đề Văn có thời lượng làm bài là 120 phút, thí sinh nên chia thời gian làm bài như sau:

  • Đọc hiểu khoảng 20 phút
  • Nghị luận xã hội 20 phút
  • Nghị luận văn học 80 phút

Thí sinh cần phải đọc kỹ đề, hạn chế nháp hoặc ghi quá nhiều trên nháp, tốn thời gian mà chỉ nên ghi các luận điểm chính để triển khai bài làm.

Phạm vi kiến thức trọng tâm trong các phần thi môn Văn tốt nghiệp THPT

Phần đọc hiểu văn bản

Trong những năm gần đây, ở phần đọc hiểu của đề Văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra đề ngày càng sát với thực tiễn và hướng về việc giáo dục nhân cách, đạo đức học sinh.

Ở phần đọc hiểu thường có 4 câu hỏi tương ứng với 4 mức độ nhằm đánh giá sự nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao của học sinh. Phạm vi ngữ liệu thường được đưa ra là những vấn đề gần gũi với học sinh và phù hợp với nhận thức, trình độ của các em.

Những vấn đề này thường là sự kiện đời sống, xã hội nóng hiện nay, do đó, thí sinh bên cạnh việc ôn lại các kiến thức có trong sách vở cũng cần lưu tâm tìm hiểu các tin tức nóng trên báo đài, mạng xã hội để phục vụ cho bài viết.

Các chủ đề thí sinh cần lưu ý bao gồm: Ý thức cá nhân trước đại dịch Covid-19; tinh thần dân tộc, vấn đề chủ quyền biển đảo; trách nhiệm, cơ hội và thử thách của giới trẻ trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0; bạo lực học đường; vai trò của mạng xã hội, vai trò của truyền thông trong các vấn đề nổi cộm của xã hội,.. .

Những lưu ý khi làm phần đọc hiểu:

+ Đọc kỹ đoạn ngữ liệu 2-3 lần, xác định được nội dung mà đoạn văn muốn đề cập.

+ Với hệ thống câu hỏi được chia theo 4 mức độ, ở câu 1 và 2, các em chỉ cần áp dụng kiến thức cơ bản để làm bài, trả lời đúng và đủ vấn đề. Ở câu hỏi vận dụng 3 và 4, học sinh làm bài với độ dài 5-7 dòng cho mỗi câu. Các em vận dụng vốn tri thức nền tảng về đời sống, xã hội để nêu lên quan điểm cá nhân. Bài viết cần rõ ràng, mạch lạc, đi thẳng vào trọng tâm vấn đề, tránh dẫn dắt lan man vấn đề.

+ Khi viết văn phải trình bày rõ ràng, luận điểm, luận cứ chặt chẽ và thuyết phục. Đối với các câu hỏi, học sinh có thể sáng tạo và đưa quan điểm cá nhân để bài viết thêm sinh động.

Phần làm văn

Câu 1: Đề nghị luận xã hội 200 từ

Đây là câu hỏi tiếp nối các vấn đề được đưa ra tại phần đọc hiểu của đề bài.

Tại câu hỏi này, thí sinh sẽ được yêu cầu viết bài văn dài khoảng 200 chữ nêu quan điểm hoặc bài học rút ra từ các tư tưởng, hoặc vấn đề xã hội được nêu ra trước đó.

Những lưu ý khi làm bài nghị luận xã hội 200 từ:

+ Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Diễn dịch, quy nạp...

+ Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.

+ Triển khai vấn đề cần nghị luận: Thể hiện sự hiểu biết, trải nghiệm của bản thân về vấn đề; biết nhìn nhận cuộc sống thông qua nhiều góc độ, phương diện, từ đó đưa ra ý kiến, quan điểm cá nhân, giải pháp; sử dụng thao tác lập luận phù hợp.

+ Dung lượng không quá dài, khoảng 2/3 trang giấy thi.

Đối với câu hỏi này, thí sinh thường phải trang bị những kiến thức cơ bản về một vấn đề mang tính xã hội, tính thời sự, do đó, bên cạnh việc gạo bài qua sách vở thì các em học sinh trong một tháng tới hãy dành thời gian để tìm hiểu về các chủ đề 'hot' được thảo luận nhiều trên các diễn đàn mạng, từ đó có được cho bản thân những quan điểm, lập trường khi vấn đề được đưa ra trong đề văn.

Các chủ đề mà thí sinh cần chú ý có thể bao gồm: tình yêu nước, sự đoàn kết dân tộc, chủ quyền biển đảo, vai trò của người trẻ đối với tương lai đất nước, vấn nạn bạo lực học đường, sức mạnh của mạng xã hội trong thời đại số,...

Vì những kiến thức để hoàn thiện câu nghị luận xã hội này không chỉ nằm trong sách vở, do đó, một trong những kỹ năng làm môn Văn tốt nghiệp THPT đạt điểm cao cho thí sinh trong mùa hè năm 2022 chính là chủ động cập nhật tin tức thời sự thường xuyên để tích lũy kiến thức xã hội.

Câu 2: Đề nghị luận văn học

Câu này là phần chiếm nửa số điểm của toàn bài, là câu hỏi yêu cầu tạo lập văn bản nghị luận văn học, liên quan tới các tác phẩm văn học trong chương trình phổ thông (chủ yếu là lớp 12). Bên cạnh đó là một ý nhỏ nâng cao để phân loại học sinh chiếm 0,5-1 điểm.

Những lưu ý khi làm đề nghị luận văn học:

+ Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn đề; thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

+ Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.

+ Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng.

+ Các diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc sẽ có thêm điểm sáng tạo.

Các tác phẩm trong chương trình 12 cần lưu ý

  • Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh)
  • Tây Tiến (Quang Dũng)
  • Việt Bắc (Tố Hữu)
  • Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm)
  • Sóng (Xuân Quỳnh)
  • Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường)
  • Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)
  • Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài); Vợ nhặt (Kim Lân)
  • Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)
  • Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
  • Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ)

Xem thêm: Đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Văn qua các năm cập nhật mới nhất

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận