Có bầu 1 tháng tiêm phòng thủy đậu được không?
Tiêm phòng thủy đậu được biết tới là một trong những mũi tiêm quan trọng cần phải thực hiện trước khi có bầu. Vậy, khi nào là thời điểm tốt nhất để thực hiện mũi tiêm này?
- Bệnh thủy đậu là gì và nguy hiểm như thế nào?
- Làm thế nào để phòng ngừa bệnh thủy đậu?
- Những đối tượng nào nên thực hiện tiêm vaccine ngừa bệnh thủy đậu?
- Những ai không được phép tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu?
- Tại sao phụ nữ mang thai ở tháng đầu tiên không nên tiêm phòng bệnh thủy đậu?
- Lưu ý sau khi tiêm vaccine ngừa thủy đậu
Bệnh thủy đậu là gì và nguy hiểm như thế nào?
Bệnh thủy đậu là căn bệnh do virus varicella-zoster gây nên và rất dễ lây lan. Bệnh thường khiến người mắc phải gặp phải các tình trạng như phát ban, nổi mụn nước nhỏ chứa đầy dịch, gây ngứa.
Ở hầu hết các đối tượng, bệnh thủy đậu được xem là một bệnh nhẹ và không gây ra bất kỳ vấn đề nào về lâu dài. Khoảng 1/20 trẻ khỏe mạnh mắc nhiễm trùng da do thủy đậu cần điều trị thuốc kháng sinh.
Do là bệnh gây nhiễm trùng da, nên không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng ở các bộ phận khác của cơ thể và gây ra những biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi và nhiễm trùng máu.
Các biến chứng khác của bệnh thủy đậu rất khác như: viêm não, viêm khớp, thận và gan nhưng rất hiếm gặp. Bệnh thủy đậu có xu hướng trầm trọng hơn ở thanh thiếu niên và người lớn, phụ nữ mang thai và thai nhi và những người có hệ thống miễn dịch kém.
Phụ nữ mắc bệnh thủy đậu khi mang thai có thể lây sang thai nhi, nguy cơ cao nhất là trong 20 tuần đầu của thai kỳ. Nhiều nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy, cứ 100 trẻ sơ sinh thì có đến 2 trẻ tiếp xúc với bệnh thủy đậu trước khi sinh ra; bị hội chứng varicella bẩm sinh và có thể bị sẹo da, bất thường về mắt, tay chân và não, chậm phát triển.
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh thủy đậu?
Hiện nay, biện pháp phòng ngừa bệnh thủy đậu hiệu quả nhất là thực hiện tiêm vaccine thủy đậu.
Vaccine phòng bệnh thủy đậu khi được tiêm vào cơ thể người sẽ tạo nên 'tấm khiên' bảo vệ giúp chúng ta chống lại sự lây nhiễm từ virus varicella zoster - virus gây bệnh thủy đậu.
Virus này dễ dàng lây lan khi hắt hơi và ho, hoặc khi tiếp xúc với các mụn nước ở người bị thủy đậu. Bạn thậm chí có thể nhiễm vi rút thủy đậu khi chạm vào quần áo hoặc các vật dụng khác có dịch từ vết mụn nước trên da người bệnh.
Những đối tượng nào nên thực hiện tiêm vaccine ngừa bệnh thủy đậu?
Những đối tượng được khuyến khích thực hiện tiêm vaccine ngừa bệnh thủy đậu bao gồm:
- Trẻ 15 tháng tuổi
- Trẻ em từ 11 tuổi trở lên chưa từng bị nhiễm hoặc trước đó đã được tiêm phòng bệnh thủy đậu
- Thanh thiếu niên và người lớn chưa từng bị nhiễm hoặc tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu.
- Phụ nữ đang có kế hoạch mang thai và chưa có kháng thể đối với bệnh thủy đậu.
- Những người chưa có miễn dịch với bệnh thủy đậu và những người đang làm việc trong các ngành nghề tiếp xúc với trẻ nhỏ
- Cha mẹ có con nhỏ chưa có tiền sử mắc bệnh thủy đậu
Những ai không được phép tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu?
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia y tế, những đối tượng không được tiêm phòng thủy đậu bao gồm:
- Người đang sốt hoặc phát ban, dị ứng.
- Người mắc bệnh tim mạch, rối loạn chức năng gan-thận
- Có tiền sử co giật, sốc phản vệ ở lần tiêm trước đó.
- Có tiền sử phản ứng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin thủy đậu.
- Người bị suy giảm hệ thống miễn dịch tế bào.
- Phụ nữ mang thai hoặc dự định có thai trong vòng 1 tháng.
- Đã tiêm các vắc-xin dạng sống khác trong vòng 1 tháng trước khi tiêm thủy đậu (như sởi, quai bị, rubella, lao, bại liệt).
- Người mắc các bệnh về bạch cầu
- Bệnh nhân đang điều trị bạch cầu giai đoạn tấn công, hệ thống miễn dịch bị ức chế mạnh do xạ trị.
- Người mắc ung thư hoặc HIV
- Những người mắc bệnh lao không được điều trị tích cực
Tại sao phụ nữ mang thai ở tháng đầu tiên không nên tiêm phòng bệnh thủy đậu?
Như vậy, đối với câu hỏi "Có bầu 1 tháng tiêm phòng thủy đậu được không?" thì câu trả lời chắc chắn là không.
Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai tháng đầu tiên không được phép tiêm vaccine phòng thủy đậu là do về nguyên tắc, đây là loại vaccine virus sống giảm độc lực khi đưa vào có thể có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Tính an toàn của vaccine đối với thai nhi vẫn chưa được chứng minh, mặc dù không có tác dụng có hại nào được mô tả sau khi vô tình sử dụng cho phụ nữ mang thai tuy nhiên, dựa theo nguyên tắc điều chế, những loại vaccine sống tương tự cũng không được khuyến cáo sử dụng cho đối tượng là phụ nữ có thai.
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu, nên được thực hiện trước khi mang thai ít nhất 1 tháng. Nếu bạn đang có kế hoạch mang thai, hãy kiểm tra sớm với bác sĩ để xem liệu bản thân có cần tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu hay không.
"Có bầu 1 tháng tiêm phòng thủy đậu được không?" thì là không thể, vậy, nên tiêm vaccine phòng thủy đậu vào thời điểm nào là tốt nhất cho bà bầu?
Đối với phụ nữ chuẩn bị mang thai nếu chưa bị thủy đậu hoặc chưa được tiêm phòng thủy đậu, cần tiêm phòng 2 mũi vắc-xin thủy đậu, trong đó, 1 mũi tại thời điểm tùy ý và mũi sau cách mũi 1 từ 4 - 8 tuần. Nếu đã được tiêm phòng thủy đậu 1 mũi hồi nhỏ chỉ cần tiêm nhắc lại 1 mũi trước khi chuẩn bị mang thai 03 tháng.
Lưu ý sau khi tiêm vaccine ngừa thủy đậu
Một số lưu ý sau khi hoàn thành lịch tiêm thủy đậu bao gồm:
- Sau khi tiêm phòng, phụ nữ cần kiêng cữ, tránh có thai trong vòng 3 tháng.
- 6 tuần sau khi tiêm chủng vắc xin thủy đậu, cần hạn chế tiếp xúc với những người có khả năng cao bị lây truyền bệnh thủy đậu như người mắc bệnh suy giảm hệ thống miễn dịch, phụ nữ đang mang thai, trẻ sơ sinh có mẹ chưa từng mắc bệnh thủy đậu.
- Phụ nữ đang cho con bú cần thận trọng khi tiêm vắc xin vì có khả năng virus được bài tiết vào sữa mẹ.
- Khi tiêm vắc xin thủy đậu cần nghỉ ngơi trong và sau khi tiêm 1 ngày, và luôn giữ gìn sạch sẽ vị trí tiêm.
- Khi có các biểu hiện sốt, co giật cần lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để được khám, theo dõi và điều trị kịp thời.
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc cho câu hỏi "Có bầu 1 tháng tiêm phòng thủy đậu được không?". Chúc các bạn có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh!
Xem thêm: Có bầu 1 tháng uống thuốc cảm có ảnh hưởng tới thai nhi không?
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận