Bà bầu bị cúm A có nguy hiểm không?

Năm nay, do những diễn biến bất thường của thời tiết nên chỉ mới đang mùa hè cúm A đã bùng phát thành dịch tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Vậy, bà bầu bị cúm A có nguy hiểm không?

Thái An
09:00 26/07/2022 Thái An
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Bà bầu bị cúm A có nguy hiểm không?

Cúm A là một bệnh hô hấp thường gặp và hiện đang bùng phát mạnh mẽ tại các tỉnh trên cả nước. Sở dĩ mới mùa hè cúm A đã xuất hiện là bởi xen kẽ những ngày nóng đổ lửa, do ảnh hưởng của các trận áp thấp đã khiến cả nước mưa nhiều làm nhiệt độ môi trường hạ xuống thấp đột ngột tạo điều kiện cho các virus gây bệnh cúm A phát triển và lây lan nhanh trong cộng đồng.

Về cơ bản, cúm A là bệnh thường gặp có thể điều trị dễ dàng và khỏi trong 5 đến 8 ngày. 

ba-bau-bi-cum-a-co-nguy-hiem-khong-can-dieu-tri-nhu-the-nao-5

Tuy là bệnh bình thường đối với mọi người nhưng phụ nữ mang thai lại là các trường hợp có tình trạng sức khỏe đặc biệt nên câu hỏi "Bà bầu bị cúm A có nguy hiểm không?" cũng được rất nhiều bạn đọc quan tâm trong thời điểm dịch bệnh đang lan rộng như hiện nay.

Trả lời cho thắc mắc "Bà bầu bị cúm A có nguy hiểm không?", các chuyên gia y tế cho biết, khi mang bầu, hệ miễn dịch của người mẹ sẽ bị suy yếu so với trạng thái bình thường, đặc biệt là ở giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, do đó, sẽ dễ bị các tác nhân gây bệnh xâm nhập hơn. 

Đối với cúm A, phụ nữ mang thai khi mắc phải nếu không được nhận biết sớm và điều trị đúng cách sẽ không chỉ đơn giản khỏi bệnh trong một tuần mà còn có thể dẫn tới những biến chứng rất nguy hiểm cho thai nhi. 

Một số ảnh hưởng phổ biến của cúm A tới thai nhi chính là gây ra các dị tật bẩm sinh như sứt môi, đục thủy tinh thể hoặc nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới hiện tượng thai chết lưu.

Các nhà khoa học tại Mỹ đã thực hiện 1 số nghiên cứu và đưa ra kết luận, nếu phụ nữ mang thai bị cảm cúm có sốt cao trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ (thậm chí là 3 tháng trước khi thụ thai) thì đứa trẻ sinh ra có đến 11,2 % khả năng mắc bệnh tim bẩm sinh.

Ngoài ra, khi mang thai và bị mắc cúm A, bà bầu cũng có nguy cơ cao bị biến chứng sang các tình trạng bệnh nguy hiểm hơn như viên phổi, suy tim, suy thận,... nếu bỏ lỡ giai đoạn vàng để tiến hành điều trị.

Các triệu chứng nhận biết bà bầu bị mắc cúm A

Do bà bầu mắc cúm A sẽ dễ gây ra ảnh hưởng không tốt tới thai nhi, do đó, việc nhận biết sớm cúm A thông qua các biểu hiện và triệu chứng chính là yếu tố giúp bảo vệ an toàn cho cả mẹ và bé trong giai đoạn dịch bệnh nhạy cảm này.

Cúm A là loại bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm A như H1N1,H3N2,H5N1, H7N9 gây ra và rất dễ lây từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virus, qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng… .

Triệu chứng mắc cúm A ban đầu của phụ nữ mang thai tương tự như khi mắc những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do tác nhân khác, đó là sốt, viêm long đường hô hấp (như ho, hắt hơi, sổ mũi), đau họng, đau đầu, nghẹt mũi, … .

ba-bau-bi-cum-a-co-nguy-hiem-khong-can-dieu-tri-nhu-the-nao-2

Nếu bà bầu có những triệu chứng trên kèm theo đó là tình trạng sốt cao trên 38,5 độ C kéo dài hơn 24h, da sung huyết, họng đỏ sung huyết toàn bộ, chán ăn, mất sức, khó thở, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy,... thì rất có thể bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn biến chứng và cần đưa đi cấp cứu gấp để tránh dẫn tới các chứng bệnh nghiêm trọng như viêm phổi, suy hô hấp, suy tim,... thậm chí là tử vong.

Nếu mắc cúm trong 3 tháng đầu có thể gây ra biến chứng ở thai nhi, nhất là bệnh lý về hệ thần kinh trung ương, tuy nhiên không gây quái thai.

Vì vậy, trong giai đoạn dịch cúm A đang bùng phát, nếu thấy bà bầu có những biểu hiện nêu trên hãy nhanh chóng tới cơ sở y tế để thực hiện test cúm A và nhận tư vấn từ bác sỹ nhé!

Bà bầu bị cúm A nên làm gì?

Bà bầu khi mắc cúm A cần vô cùng cẩn trọng và tuyệt đối tuân theo các lưu ý dưới đây: 

  • Thực hiện cách ly để không lây cúm A cho những người xung quanh
  • Chú ý nghỉ ngơi, thư giãn đầy đủ
  • Ăn uống đủ chất. Đặc biệt phải cấp đủ nước để ngăn cơ thể bị mất nước khi sốt. 
  • Nếu mẹ bầu cảm thấy chán ăn thì có thể bồi dưỡng cho cơ thể với chế độ ăn loãng như cháo, súp, sữa ấm… để giúp cơ thể mau phục hồi. Bên cạnh đó cũng có thể tăng cường sử dụng nước cam hoặc ăn cam tươi để tăng đề kháng và giảm nguy cơ chán ăn khi ốm.
  • Hạn chế việc vận động, không để cơ thể quá nóng, ra nhiều mồ hôi.
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể và môi trường khu vực cách ly
ba-bau-bi-cum-a-co-nguy-hiem-khong-can-dieu-tri-nhu-the-nao-4
  • Mẹ bầu khi mắc cúm A tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc điều trị cúm A mà cần tới khám tại các cơ sở y tế và sử dụng thuốc theo tư vấn và kê đơn của bác sĩ phụ trách. việc sử dụng thuốc bừa bãi trong giai đoạn mang thai có thể gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Đa số các loại thuốc đều có thể có tác dụng phụ dẫn đến sảy thai sớm, dị tật thai nghén, nhiễm độc thai nghén… nếu được dùng không đúng chỉ định, liều lượng và chức năng.
  • Ăn cháo hành hoặc cháo trứng nóng để giải cảm nhanh hoặc sử dụng các món ăn có tỏi tươi để diệt cúm.
  • Ngoài ra, trong hoặc động vệ sinh cơ thể, mẹ bầu có thể nấu nước với các loại lá thuốc như tía tô, kinh giới, vỏ bưởi,... để tắm nhanh hoặc bao người vừa sạch sẽ vừa giúp cơ thể loại bỏ nhanh virus cúm A.

Trên đây là các thông tin giúp giải đáp thắc mắc cho câu hỏi "Bà bầu bị cúm A có nguy hiểm không?". Với những kiến thức này, mong rằng các các chị em đang trong thai kỳ sẽ có thể nhận biết sớm cúm A và biết được cách điều trị an toàn để đảm bảo mẹ và bé đều khỏe mạnh.

Xem thêm: Cúm A uống thuốc gì nhanh khỏi?

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận