Cầm cốc bia hơi Hà Nội lại nhớ Nhà máy Bia "Ô Mền"

Bia hơi là đồ uống quen thuộc ngày nay. Nhưng bia hơi xuất hiện tại Việt Nam khi nào và nhà máy bia Hà Nội có từ bao giờ thì không phải ai cũng biết.

Hoa Nguyễn
Hoa Nguyễn 27/03
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Sản xuất bia hơi là một trong số ngành công nghiệp được đưa vào nước ta tương đối sớm, đến nay nó có khoảng hơn 130 năm tuổi và Hà Nội là một trong những nơi khởi đầu. 

Nhà máy bia Hà Nội do ông Alfred Hommel thành lập từ năm 1890. Nó được xây dựng trước cầu Long Biên và khách sạn Metropole cả chục năm, trước Nhà hát Lớn đến hơn hai chục năm. Điều này chứng tỏ bia đóng một vai trò vô cùng quan trọng trọng đối với cuộc sống của người phương “Tây”.

Khi ra đời nhà máy bia Hà Nội được gọi là nhà máy bia Hommel (xưa gọi là bia “Ô mền”). Lúc đầu nhà máy được xây dựng trên một quả đồi ở làng Vạn Phúc, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Hà Nội. Vào năm 1892 ông Hommel đã được nhượng phần lớn đất đồi này và phần còn lại với diện tích 6900m2 thì nhượng vào năm 1896. Tại đây, ông đã cho xây dựng các công trình kiên cố như nhà ở, nhà máy và các hầm rượu. 

nha-may-bia-hn-5857

Thời gian đầu nhà máy có sản lượng rất ít, chỉ 150 lít/ngày với khoảng 30 người công nhân và chủ yếu để phục vụ cho người Pháp. Còn lý do vì sao lại đặt nhà máy ở đây là do vị trí này có nguồn nước rất phù hợp để nấu bia.

Tạp chí Kinh tế Đông Dương năm 1907 (Bulletin économique de l’Indochine, 1907) đã ghi lại rằng:

“…Nhà máy Bia Hommel là một nhà máy ở địa phương của Bắc Kỳ, từ khi thành lập đến nay đã có những bước phát triển ngoài mong đợi, bia Hommel rất được ưa chuộng do được làm từ nguồn nước rất thuần khiết…”

Đến năm 1911, nhà máy mở rộng và chuyển đổi thành Công ty với số vốn điều lệ rất lớn lên đến 1.000.000 phờ - răng. Cùng với đó thì nhân lực và công suất nhà máy cũng tăng theo. Công nhân khoảng 80 người, đa số là những người làng xung quanh như làng Đại Yên, Liễu Giai, Vạn Phúc, Thụy Khuê.

Đầu thế kỷ XX, diện tích nhà máy bia Hommel đã mở rộng tới 4,25ha. Trên đó xây 4 ngôi nhà ở, 19 xưởng sản xuất. Hàng năm nhà máy sản xuất được 700.000 lít bia và dần chiếm được thị trường ở các nước xứ Đông Dương, thậm chí sang cả Vân Nam (Trung Quốc). Nguyên liệu chính để sản xuất bia là hạt hoa bia (houblon) được nhập khẩu từ Pháp. Còn các nguyên liệu khác như mạch nha đã được nhà máy sản xuất tại chỗ với hạt đại mạch nhập khẩu từ Vân Nam, Trung Quốc.

Đến năm 1935, các nhà máy bia ở Đông Dương hợp doanh lại thành Công ty Bia - Đá Đông Dương (tiếng Pháp là Société de la Brasserie et Glacière de l’Indochine). Lúc này, nhà máy Bia Hommel đã phát triển với khoảng 300 công nhân. Đây là một thành công của người Pháp khi đưa bia Tây đến với người Việt. Năm 1940, Nhà máy Bia Hommel đã sản xuất được khoảng 5 triệu lít/năm.

Ngày 19/12/1946 chiến tranh Pháp - Việt bùng nổ khiến nhà máy thiệt hại nặng. Tuy nhiên, không lâu sau đó nhà máy đã khôi phục lại sản xuất rất nhanh và đạt công suất tới 400.000 lít/tháng. Lúc này số công nhân đã lên tới 350 người, trong đó có 06 người Âu, còn lại toàn bộ là người Việt Nam.

nha-may-bia-hn-3

Năm 1954, hoà bình lặp lại trên miền bắc sau khi ký Hiệp định Geneve, quân Pháp rút về nước. Cùng với đó chủ nhà máy cũng tháo dỡ máy móc, dây chuyền sản xuất và để lại nhà máy trong tình trạng hoang phế.

Năm 1957, theo chính sách phục hồi kinh tế của Chính phủ, nhà máy được phục hồi và đổi tên thành Nhà máy bia Hà Nội. Ngày 15/8/1958, chai bia Việt Nam đầu tiên mang nhãn hiệu Trúc Bạch đã ra đời.

Vào năm 2007, ông Patrice Hommel - cháu nội của Alfred Hommel du lịch đến Hà Nội và khi đi qua phố Hoàng Hoa Thám, ông đã tình cờ nhìn thấy dòng chữ Alfred Hommel trên cổng cũ Nhà máy Bia Hà Nội tại số 183 phố Hoàng Hoa Thám. “Tôi đã rất ngạc nhiên và vui mừng vì đã tìm thấy nơi gia đình tôi đã từng sống và làm việc” ông Patrice Hommel chia sẻ. 

Hiện tại nhà máy trở thành Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội. Hàng năm công ty sản xuất tới 800 triệu lít bia các loại và chiếm tới 20% lượng bia tiêu thụ của cả nước…

Hơn 130 năm qua, nhà máy bia Hommel vẫn còn lưu lại những dấu tích trên khuôn viên của Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội. Khu nhà điều hành hiện nay là nơi gia đình ông bà Alfred Hommel từng sống. Và Bia Hà Nội đã ra đời như vậy.

Xem thêm: Câu chuyện về Đạm Phương nữ sử kêu gọi nữ quyền cho giới quần thoa

Đọc thêm

Đạm Phương nữ sử vốn xuất thân từ dòng dõi hoàng tộc nhà Nguyễn, nhưng bà không bó mình nơi phòng khuê mà tự tạo lập tương lai riêng cho bản thân mình. Ngoài ra, bà góp phần to lớn kêu gọi nữ quyền cho giới quần thoa. 

Câu chuyện về Đạm Phương nữ sử kêu gọi nữ quyền cho giới quần thoa
0 Bình luận

"Người đàn ông trần như nhộng" được xem là khoảnh khắc điên rồ nhất trong lịch sử lễ trao giải điện ảnh Oscar. Thế nhưng ít ai biết rằng, đằng sau đó là cả 1 câu chuyện rất buồn.

Câu chuyện buồn phía sau hình ảnh người đàn trần như nhộng náo loạn sân khấu Oscar năm 1974
0 Bình luận

Năm 1939, Tổng thống Cộng hòa Pháp đã ký sắc lệnh cho phép người bản xứ vào làm việc tại Học viện Viễn Đông Bác cổ, trong đó có người Việt đầu tiên trong đội ngũ thường trực.

Hé lộ danh tính người Việt đầu tiên làm cho Học viện Viễn Đông Bác cổ ở Đông Dương
0 Bình luận

Tin liên quan

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành cả cuộc đời cho Tổ quốc, đến giây phút lâm chung, Bác vẫn lo cho nhân dân... Và những hình ảnh bình dị về cuộc đời Bác luôn sống mãi trong trái tim nhân dân Việt Nam và những người ưa chuộng hòa bình.

Điểm lại những hình ảnh bình dị và cao quý của Chủ tịch Hồ Chí Minh
0 Bình luận

Qua ống kính của nhiếp ảnh gia người Mỹ Catherine Karnow, hình ảnh cuộc sống người dân Sài Gòn những năm 1990 khiến nhiều người bồi hồi, xao xuyến.

Ngắm nhìn cuộc sống người dân Sài Gòn những năm 1990 qua hình ảnh của nhiếp ảnh gia người Mỹ
0 Bình luận

Lăng Cha Cả là cái tên quen thuộc với những ai từng có dịp ghé thăm Sài Gòn. Tuy nhiên, bây giờ Lăng Cha Cả đã có nhiều điểm khác biệt so với trước năm 1975.

Bồi hồi ngắm lại loạt hình ảnh sống động tại Lăng Cha Cả, Sài Gòn trước năm 1975
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất