Người Việt xưa từng làm giàu bằng nghề buôn trầu trên đất An Khê

Vùng đất An Khê xưa đã trồng rất nhiều cau, trầu. Và giúp rất nhiều gia đình trở nên khá giả. Theo sử sách ghi lại, Nguyễn Nhạc trước khi trở thành thủ lĩnh của nghĩa quân Tây Sơn cũng đã đi buôn trầu nên dân gian gọi là “anh Hai Trầu”.

Hoa Nguyễn
Hoa Nguyễn 20/03
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nghề buôn nối tình hai miền Kinh - Thượng

Vùng đất An Khê xưa bao gồm thị xã An Khê và 3 huyện Đak Pơ, Kbang, Kông Chro của tỉnh Gia Lai ngày nay. Nơi đây được xem là căn cứ địa của 3 anh em nhà Tây Sơn trong buổi đầu chiêu binh tụ nghĩa. Từ nơi này họ tích trữ quân lương, triệu tập quân sĩ và tạo nên những chiến công hiển hách, lưu danh trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

an trau 8

Theo ông Trần Trung Thông, chuyên viên nghiên cứu lịch sử ở Bảo tàng Quang Trung (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) cho biết: “Trước khởi nghĩa, Nguyễn Nhạc là người buôn bán trầu dọc Sông Kon. Trầu thì từ Thượng nguồn đưa xuống, Cá chuồn mắm muối gửi lên. Trong giai đoạn buôn bán như vậy Nguyễn Nhạc kết thân với rất nhiều người giàu và nghèo. Theo một số tài liệu lịch sử chép: Khi khởi nghĩa, ông được đồng bào Tây Nguyên giúp sức, trong đó có sự tham gia của những nông dân nghèo mà Nguyễn Nhạc giúp đỡ và những tiểu thương giàu có cùng buôn bán với ông”.

Còn Cụ Ba Cảnh (Tổ dân phố 14, phường Tây Sơn và 16 phường An Phú, Thị trấn An Khê) kể lại rằng: “Thời các ông và bố tôi rất ít ai gọi vùng đất này là An Khê, người dân chỉ gọi là vùng Thượng đạo để phân biệt với vùng Hạ đạo ở dưới đèo. Gia đình tôi từ cụ nội đến bố tôi đều đi buôn trầu. Các cụ thường vào làng của đồng bào Gia Rai, Ba Na mua trầu mang về bán ở dưới vùng Hạ đạo. Cả xóm tôi xưa kia đều sống, làm giàu bằng nghề này”. 

trau khong 3

Theo như cụ Ba Cảnh nói thì trầu của người Thượng khi đó rất đắt, không phải ai cũng có thể mua được. Chỉ có những người buôn bán lâu năm và uy tín thì mới được chia trầu cho để mang về xuôi. Còn đối với những người ở dưới xuôi lên thì phải nằm đợi đến vài ngày mới mang được trầu về xuôi. 

Trầu ở vùng Thượng đạo thường tập trung nhiều nhất ở ba nguồn chính: đó là nguồn Ốc Bưu (vùng Nam An Khê ngày nay), nguồn Tầu Dầu (vùng Đak Pơ) và một nguồn ở khu vực Quảng Ngãi. Ngày xưa, những người buôn trầu đã nghĩ ra một cách để hẹn trước với người Thượng, đó là tính lịch hẹn bằng một sợi dây. Ví như, nếu hẹn đêm mùng 10 lấy trầu thì sẽ thắt 10 nút buộc. Mỗi nút tương ứng với một đêm và cứ sau mỗi đêm người trồng trầu sẽ mở ra một nút để đúng hẹn.

an trau

Người ta tính trầu bằng cách xếp 10 lá thành một xếp, 10 xếp thành một trăm, 10 trăm thành một thiên và 10 thiên là một ràng. Trầu nơi đây được xem là loại trầu ngon bậc nhất, không có nơi nào sánh bằng, đặc biệt là trầu rừng vừa dẻo, vừa thơm, khi nhai miếng trầu xong nhổ miếng bã trầu cũng đẹp

Ngoài ra người Thượng ở vùng đất An Khê rất uy tín, khi đã hẹn với ai thì sẽ không bao giờ để lỡ hẹn cho dù có được các lái buôn khác đến trả giá trầu cao hơn nữa thì họ cũng không bao giờ bán. Chính nghề buôn trầu này đã góp phần tạo mối quan hệ giao thương buôn bán tấp nập giữa hai vùng, thượng đạo và hạ đạo.

Tục ăn trầu của người Việt

Ăn trầu là một phong tục cổ truyền của người Việt Nam có từ thời Hùng Vương và đến ngày nay vẫn còn tồn tại. Chúng xuất hiện nhiều trong đời sống sinh hoạt của người dân Việt như cưới hỏi, ma chay, lễ hội,... Người xưa từng có câu: “Miếng trầu là đầu câu chuyện” cho thấy trầu có một vị trí quan trọng trong đời sống hàng ngày của người dân Việt Nam. 

trau khong 9

Không chỉ vậy người xưa còn phát hiện ra tác dụng to lớn của trầu trong việc bảo vệ hàm răng của mình. Chất chát trong trầu cau giúp cho lợi răng co lại ôm sát lấy chân răng, làm hàm răng cứng chặt lại không bị lung lay. Trong y học cổ truyền, trầu cau có tác dụng như một thứ thuốc chống bệnh sốt rét.

Theo PGS. TS Nguyễn Khắc Sử, Viện Khảo cổ học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam: “Các tộc người bản địa ở An Khê, trong đó có người Ba Na - những cư dân nói ngôn ngữ Môn Khơ Me, họ chính là chủ nhân của một giai đoạn rất dài cho văn hóa ở khu vực này. Người kinh lên đây tiếp xúc, giao thoa với nhau tạo nên tình đoàn kết Kinh - Thượng mẫu mực cho giai đoạn đầu tiên và là sức mạnh tinh thần cho toàn bộ các cuộc khởi nghĩa nông dân nhà Tây Sơn”.

Xem thêm: Bộ ảnh cực hiếm về chuyến “phượt” Đồng Đăng vào năm 1906

Đọc thêm

ĐH Thanh Hoa là nơi tập trung những bộ óc tinh hoa nhất của đất nước Trung Quốc. Vậy mà cô gái 8x người Việt có thể vượt qua hàng ngàn "đối thủ" nặng ký để được Thanh Hoa giữa lại làm việc.

Chân dung nữ 'học bá' người Việt được ĐH Thanh Hoa giữ lại làm việc
0 Bình luận

100 năm trước, khi đời sống vật chất và các phương tiện giải trí chưa phát triển, người Việt vẫn có những cách để tận hưởng cuộc sống riêng của mình. Cùng khám phá loạt ảnh độc đáo và quý hiếm về lịch sử dưới đây.

Những bức ảnh màu tuyệt đẹp về đời sống con người Việt 100 năm trước
0 Bình luận

Là vật dụng gắn với tục lên ăn trầu, cái bình vôi được người Việt xưa tôn lên thành thần, cung kính gọi là "ông" bình vôi. Vậy nguồn gốc của vật dụng này từ đâu và vì sao lại gọi là "ông" Bình Vôi?

'Ông' bình vôi là gì và vì sao người Việt xưa lại tôn thờ 'ông' bình vôi?
0 Bình luận

Tin liên quan

Cùng nhìn lại những bức ảnh hiếm hoi của người Việt Nam vào thế kỷ 19 qua ống kính của nhiếp ảnh gia người Pháp - Pierre Dieulefils.

Những bức ảnh về người Việt hơn 100 năm trước qua ống kính nhiếp ảnh gia người Pháp
0 Bình luận

Thắp hương trên bàn thờ gia tiên là truyền thống được gìn giữ từ ngàn đời nay của người Việt. Tuy nhiên, số lượng nhang thắp một lần trên bàn thờ là bao nhiêu nhiêu thì không phải ai cũng biết.

Giải mã lý do người Việt kiêng thắp hương số chẵn trên bàn thờ
0 Bình luận

Cái răng cái tóc là góc con người, thế nên từ xưa ông cha ta đã rất chú trọng trong việc giữ gìn mái tóc. Kiểu tóc người Việt xưa mộc mạc, đơn giản nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống.

Loạt ảnh chân thực mô tả kiểu tóc truyền thống của người Việt xưa
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất