Hay
Cổ nhân dạy rằng: Thiện ác xem mắt miệng, giàu nghèo xem chân tay
Cổ nhân xưa thường rất giỏi trong việc nhìn người để đoán tính cách, số phận. Những kiến thức, kỹ năng của họ đa số đều dựa vào kinh nghiệm của bản thân.

Trong dân gian vẫn còn nhiều phương pháp nhận dạng phổ biến, chẳng hạn như có câu "Để xem người tốt hay xấu, chỉ cần nhìn miệng và mắt. Để đánh giá một người nghèo hay giàu bằng cách nhìn vào tay, chân của người đó". Vậy câu này có ý gì?
Câu nói “để xem người tốt xấu cần nhìn mắt, miệng là khá chính xác. Thường thì những người xấu là kẻ trộm cắp thì mắt sẽ trợn ngược, liến thoắng. Hay những người có mắt tam giác, lòng trắng và lòng đen đều không rõ ràng thường có tham vọng lớn và bất chấp thủ đoạn,... Còn đối với những người tốt, ngũ quan của họ hài hoà, lông mày rậm, mắt to tròn và miệng vừa.
Như vậy có thể thấy rằng, trên khuôn mặt mỗi người mắt và miệng quả thực có thể tạo ấn tượng rất trực quan.
Cụ thể, một tướng lĩnh chỉ huy Tướng quân - cánh quân chủ lực trong cuộc chiến chống quân Thái Bình Thiên Quốc là Tăng Quốc Phiên. Ông đã đề cập đến một phương pháp phân biệt người tốt và xấu rất chi tiết thông qua việc quan sát mắt của người đó. Cụ thể như, người có mắt nhấp nháy, nhìn xung quanh liên tục hoặc ánh mắt sắc lạnh có nghĩa là người này có tà ma trong lòng.

Ngược lại, những người có ánh mắt cương nghị, thân thiện, hiền từ. Hay đôi mắt to, sáng, lòng đen nhiều hơn lòng trắng thì về cơ bản họ là những người tốt và có tấm lòng rộng mở.
Còn đối với miệng ở đây không phải chỉ khuôn miệng mà đó là biểu hiện của lời ăn tiếng nói. Có những người nói rất hay, miệng lưỡi mượt nhưng chưa chắc họ là những người tốt mà có thể là nịnh nọt người khác để chuộc lợi cá nhân. Hiện nay có rất nhiều kẻ lừa đảo chuyên dùng lời ngon ngọt khiến đối phương tin tưởng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Còn đối với những người ăn nói dứt khoát, kiên quyết, thẳng thắn, không nói “hai lời” thì sẽ đáng tin cậy hơn.
Qua đó, việc xem mắt và miệng có thể đại khái đánh giá một người tốt hay xấu, thiện hay ác.
Tiếp đó ta hãy nhận biết người giàu hay nghèo. Điều này không phải để lợi dụng hay khinh thường mà đôi lúc cần xem xét sự giàu nghèo của một người để bản thân có thể đề phòng bị lừa dối.

Muốn biết người đó giàu hay nghèo, đầu tiên hãy nhìn tay, chân của những người đó. Những người giàu có họ thường thích đeo vàng hay ngọc bích và các vật trang trí khác trên tay. Ngoài ra, họ có cuộc sống sung sướng, không phải làm việc nặng nhọc nên bàn tay sẽ trắng trẻo, mịn màng. Đôi chân họ đi những đôi giày sang trọng, nhìn cũng rất tao nhã, nhẹ nhàng uyển chuyển.
Còn đối với những người nghèo, gánh nặng về cuộc sống khiến họ có đôi bàn tay thường thô sáp và chai sạn theo mức độ tùy vào tính chất công việc. Họ thường đi giày vải hay những loại giày phổ biến dễ dàng sử dụng.
Tuy nhiên, đây chỉ là cách đánh giá một phía bởi trên thực tế, có khá nhiều người sinh ra có tướng mạo không mấy thiện cảm nhưng họ lại có một tâm hồn đẹp và lương thiện. Vì vậy vẻ bề ngoài cũng không thể nói nên tất cả và không thể chỉ dựa vào nó mà đánh giá người khác được. Những kinh nghiệm trên chỉ hữu ích trong một số trường hợp nhất định mà thôi.
Nhưng nếu thực sự muốn biết người đối diện tốt hay xấu, giàu hay nghèo thì những kiến thức trên cũng phần nào giúp ích được cho bạn. Những lời dạy này được đánh giá chính xác bằng cách kết hợp nhiều yếu tố như kinh nghiệm xã hội và tâm trí của người xưa.
Xem thêm: Cổ nhân dạy “Ngựa xem tứ vó, người xem tứ tướng” mang hàm ý gì?
-
Hay 18 giờ trước
Bài nghị luận văn học đạt giải Ba kỳ thi HSG quốc gia 2023
-
Hay 2 ngày trước
Đứng trước ranh giới giữa sự sống và cái chết, nhân loại có cần đến văn học nữa không?
-
Hay 2 ngày trước
10+ mẫu kết đoạn NLXH đốn tim người chấm
-
Hay 3 ngày trước
Hữu xạ tự nhiên hương - Bài văn NLXH đạt giải ba kỳ thi Học sinh giỏi quốc gia 2023
-
Hay 3 ngày trước
Dẫu trong cùng cực đến thế, mọi thế lực của tội ác cũng không thể giết được sức sống con người
-
Hay 4 ngày trước
Những mẫu mở bài NLXH đốn tim người chấm
-
Hay 4 ngày trước
Lời của Nietzsche dành cho người trẻ
-
Hay 5 ngày trước
Kiến thức văn học [P15]: Những điều cần biết về giọng điệu nghệ thuật trong tác phẩm văn học
0 Bình luận