Ca khúc "Chuyện Giàn Thiên Lý" của Anh Bằng - Ca từ được phỏng theo bài thơ Nhà Tôi của thi sĩ Yên Thao

Chuyện Giàn Thiên Lý là một bài hát rất nổi tiếng của nhạc sĩ Anh Bằng được phổ từ bài thơ Nhà Tôi của thi sĩ Yên Thao.

Hoa Nguyễn
13:00 27/08/2022 Hoa Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chuyện Giàn Thiên Lý là một bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Anh Bằng được phổ từ bài thơ Nhà Tôi của thi sĩ Yên Thao. Nhưng nếu nói là phổ thơ thì cũng không đúng hoàn toàn, vì nếu đem bài hát và bài thơ gốc ra mà so sánh thì ta không thấy những lời thơ nguyên vẹn ban đầu của nhà thơ, mà chỉ có ý thơ là vẫn vậy. Vậy nên thay vì phổ nhạc ta nên nói là phỏng thơ hoặc dựa trên ý thơ thì đúng hơn.

Tuy nhiên, dù là như thế nào đi chăng nữa thì bài hát đã thực sự chinh phục được đại đa số những khán giả yêu nhạc và cả thơ. Nguyên tác bài thơ rất dài nhưng tôi chỉ trích một đoạn ngắn phần đầu và cuối của bài như sau:

cam-nhan-ve-ca-khuc-chuye

Tôi đứng bên này sông

Bên kia vùng địch đóng

Làng tôi đấy sạm đen màu tiết động

Tre cau buồn tóc rũ ướt mờ sương

Màu trăng vôi lồm lộp mấy khung tường

Nếp đình xưa người hỡi đau gì không?

Này anh chiến sĩ người bạn pháo binh

Đã đến giờ chưa nhỉ? 

Mà tôi nghe như trại giặc tan tành

Anh rót cho khéo nhé ! 

Kẻo lại nhầm nhà tôi

Nhà tôi ở cuối thôn Đồi

Có giàn thiên lý có người tôi thương

Mà tôi nghe như trại giặc tan tành

Anh rót cho khéo nhé ! 

Kẻo lại nhầm nhà tôi

Nhà tôi ở cuối thôn Đồi

Có giàn thiên lý có người tôi thương

Về hoàn cảnh ra đời của bài thơ, thi sĩ Yên Thao đã nói rằng có một người đồng đội đã kể về nỗi nhớ nhà của anh, nơi có giàn thiên lý và có người vợ trẻ đang ngày đêm chờ đợi anh. Câu chuyện đó đã tạo cảm hứng cho ông viết nên Nhà Tôi. Và nhạc sĩ Anh Bằng cũng tâm đầu ý hợp với thi sĩ khi đặt tên bài hát là Chuyện Giàn Thiên Lý. 

Tôi đứng bên này sông, bên kia vùng lửa khói.

Làng tôi đây, bao năm dài chinh chiến, từng lũy tre muộn phiền.

Tôi có người vợ ngoan.

Đẹp như trăng mười sáu, cưới rồi đành xa nhau.

Bài hát như một lời tự tình của một người lính đang chinh chiến nơi sa trường. Nơi anh đóng quân cách ngôi làng của anh một con sông, tưởng chừng như gần ngay trước mặt nhưng lại cách xa ngàn dặm. Đã “bao năm dài chinh chiến”, ngày đêm anh vẫn “đứng bên này sông” để trông ngóng về nơi quê nhà, nơi mà “từng lũy tre” cũng đã muộn phiền theo năm tháng mưa bom đạn lửa. Nơi mà anh “có người vợ ngoan, đẹp như trăng mười sáu” đang âm thầm đợi chờ  bóng hình anh. Anh và cô, tình duyên vừa mới kết đã đành phải “xa nhau”. 

cam-nhan-ve-ca-khuc-chuyen-gian-thien-ly-cua-nhac-si-anh-bang-2

Nhưng biết phải làm thế nào hơn khi đất nước đang chịu cảnh đau thương. Anh lên đường, ngày đêm chinh chiến mà long vẫn không thôi nhung nhớ về nơi quê nhà. Anh nhớ cô vợ ngoan của mình, “nhớ đôi môi nàng hiền, xinh xinh màu nắng” nhớ “má nàng hồng thơm mùi thơm lúa non”. Rồi anh tự hỏi có “Ai ra đi mà không từng bịn rịn/ Xa người yêu mà dễ mấy ai vui”? Trong hoàn cảnh này, thì có lẽ ai cũng sẽ có tâm trạng như anh mà thôi. Và không chỉ anh, mà rất rất nhiều người phải chịu cảnh chia ly không hẹn ngày trở về như vậy.

Nhớ đôi môi nàng hiền, xinh xinh màu nắng.

Má nàng hồng thơm mùi thơm lúa non.

Ai ra đi mà không từng bịn rịn.

Xa người yêu mà dễ mấy ai vui.

Em nhìn theo bằng nước mắt chia phôi.

Tôi mạnh bước mà nghe hồn nhỏ lệ

Này anh lính chiến, người bạn pháo binh.

Mẹ tôi tóc sương từng đêm nghe đạn pháo rơi thật buồn.

Anh không vui, cô thì có gì hơn? Cô tiễn anh “nhìn theo bằng nước mắt chia phôi”, Anh thì “mạnh bước mà nghe hồn nhỏ lệ”. Biết là anh phải lên đường đi tìm kiếm tự do cho đất nước, cũng là tự do cho chính họ, nhưng ai mà vui cho được đây? Dù là anh, một người đã cố tỏ ra mạnh mẽ lắm nhưng vẫn “nghe hồn nhỏ lệ”, huống hồ gì cô là một người phụ nữ yếu đuối. Đành phải thế thôi, anh ra đi cùng nỗi nhớ, cô cũng đợi chờ cùng niềm thương, hai người cùng nhau gửi gắm niềm mong ước một ngày sẽ xóa tan được khói lửa chiến tranh để trở về bên nhau. 

Không chỉ cô mà cả người mẹ già của anh cũng đang “từng đêm nghe đạn pháo rơi thật buồn”, còn tiếng pháo là mẹ còn buồn vì con mẹ là anh và những đồng đội của anh vẫn phải ngày đêm chìm trong hiểm nguy. Mẹ cũng cầu mong ngày ấy không xa bình yên sẽ đến, để cho niềm vui đoàn viên sẽ trở về với quê hương, với mọi người. 

Anh rót cho khéo nhé, kẻo lầm vào nhà tôi.

Nhà tôi ở cuối chân đồi, có giàn thiên lý, có người tôi thương.

Nên nhớ nhé “anh lính chiến, người bạn pháo binh”, “anh rót cho khéo nhé, kẻo lầm vào nhà tôi” - Nhà tôi đó “ở cuối chân đồi”, nơi mà “có giàn thiên lý” và “có người tôi thương”.

cam-nhan-ve-ca-khuc-chuyen-gian-thien-ly-cua-nhac-si-anh-bang-9

Chuyện Giàn Thiên Lý đã nổi tiếng vượt xa cả sự mong đợi của nhạc sĩ Anh Bằng khi ra mắt lần đầu với giọng ca của ca sĩ Mạnh Đình. Ca khúc này cũng chính là một trong những bài hát làm nên tên tuổi của chàng ca sĩ vô danh ngày đó. Và có lẽ bởi vì sự thành công đó mà vài năm sau nhạc sĩ đã viết tiếp Chuyện Giàn Thiên Lý 2 cũng dựa trên ý thơ bài thơ Nhà Tôi của thi sĩ Yên Thao:

Đã nhiều năm qua rồi

Tôi là người lính chiến

Quên thân mình giữ làng quê

Những chiều rừng hành quân

Thương về người em gái

Chờ mãi tôi chưa lần về

Nàng yêu loài hoa tên là Thiên Lý

Nên lấy phải chồng đi xa

Nhớ trước hiên nhà tranh

Có giàn hoa màu trắng

Em cười nói xinh xinh

Đêm nay bước chân tôi trở lại làng xưa

Sao lấp lánh trên sông lành lạnh về khuya

Nhìn phía bên kia bờ

Đó làng tôi mờ mờ tựa như cánh đồng hoang

Sau bao nhớ nhung mong gặp lại người thương

Nhưng khói súng bay bay mịt mù quê hương

Chẳng biết em bây giờ có còn ôm mẹ già

Ủi an như ngày xưa

Chiến trường ôi điêu tàn

Ngôi đền thờ rách nát

Thôi không còn những hồi chuông

Mái nhà nghèo tôi thương

Bên một giàn Thiên Lý

Buồn lắm biết đâu mà tìm

Người yêu còn không

Hay là đã chết trong khói lửa ngập quê hương

Thức trắng đêm hỏa châu

Khiến lòng thêm sầu nhớ

Ôi giàn Thiên Lý đâu?

Bài hát cũng ngọt ngào và thiết tha không kém bài đầu tiên và cũng được chính ca sĩ Mạnh Đình thể hiện. Chúng ta cùng điểm qua đôi chút về nhà thơ Yên Thao. Ông sinh năm 1927, quê Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Ông được biết tiếng từ thời Chiến tranh Đông Dương, là một nhà thơ, nhà báo Việt Nam với nhiều bài thơ mang chất lãng mạn chiến tranh và nổi tiếng nhất phải kể đến chính là bài thơ Nhà Tôi ở trên.

Xem thêm: "Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay" - Ca khúc có đến 2 giai thoại truyền miệng của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận