Bí ẩn vũ trụ: Sao Mộc "chạm trán" sao chổi Levy 9 năm 1994, cuộc va chạm tạo ra sức mạnh gấp hàng nghìn lần bom nguyên tử

Năm 1994, sao chổi Shoemaker - Levy 9 tiến vào hệ mặt trời. Tuy nhiên trong quá trình tiến đến gần mặt trời nó đã bị sao Mộc hút lại với một lực lớn. 

Hoa Nguyễn
15:00 18/05/2022 Hoa Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vào năm 1994, một ngôi sao chổi có tên Shoemaker - Levy 9  bị vỡ thành 21 mảnh, va hàng loạt vào sao Mộc với tốc độ 60km/giây. Cuộc va chạm giữa những vì sao có hàng ngàn người đã chứng kiến thời khắc lịch sử của nhân loại. Trước nay chưa từng có trong vũ trụ. Mặc dù cuộc va chạm này đã qua gần 30 năm nhưng mỗi lần nhớ lại đều khiến người ta sợ đổ mồ hôi.

Năm 1994, sao chổi Shoemaker - Levy 9 tiến vào hệ mặt trời. Vốn mục tiêu cuối cùng của nó là tiến đến mặt trời nhưng cuối cùng nó lại bị hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời là sao Mộc hút lại với một lực lớn. 

bi-an-vu-tru-sao-moc-cham-tran-sao-choi-shoemaker--levy-9-nam-1994-5

Tại sao lại bị sao Mộc hút mà không phải sao Hỏa ngay cạnh hay những hành tinh khác hút? Đó là vì sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời, nó lớn hơn gấp 1300 lần so với Trái Đất, chất lượng gấp 318 lần Trái Đất. 

Chất lượng vô cùng lớn khiến sao Mộc trong hệ mặt trời trở thành hành tinh có lực hút lớn nhất. Vì thế nó đã hút sao chổi Shoemaker - Levy 9 lại. Hơn nữa còn khiến Shoemaker - Levy 9  phải quay vòng quanh sao Mộc. Trong quá trình này sao chổi bị vỡ ra thành 21 mảnh phản quang đi về phía xa, Giống như một loạt những viên trân châu phát sáng cắm vào sao Mộc. 

bi-an-vu-tru-sao-moc-cham-tran-sao-choi-shoemaker--levy-9-nam-1994-9

Ngày 16/7/1994, lúc 20:15 GMT, mảnh đầu tiên của Shoemaker - Levy 9 với tốc độ 60km/giây đã đâm thẳng vào tầng khí quyển của sao Mộc. Đây là một mảnh vỡ không lớn nhưng nhiều quả cầu lửa bắn ra trải dài gần 1000km. Kín viễn vọng thiên văn từ trái đất đã quan sát được vụ nổ này. Mấy ngày sau đó, những mảnh vỡ to nhỏ khác nhau của sao chổi lần lượt đâm vào sao Mộc. Sao Mộc bùng lên những tia sáng lớn.

Ngày 18/7/1994 lúc 3h30 phút, kính viễn vọng thiên văn lớn nhất thế giới ghi lại quá trình mảnh vỡ thứ 7 - mảnh vỡ lớn nhất của sao chổi va vào sao Mộc. Mảnh vỡ này có đường kính 32km. Vụ nổ xảy ra tương đương với 2,5 nghìn tỷ tấn năng lượng thuốc nổ. Ánh sáng sản sinh bao quanh sao Mộc.

Vào 6h30 phút tối ngày 19/7/1994, vụ nổ lớn nhất đã xảy ra, đường kính của vết đen được tạo ra bởi vụ va chạm của mảnh vỡ thứ 9 là 30.000km. Năng lượng do vụ va chạm tạo ra tương đương với 250 triệu quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima. 

bi-an-vu-tru-sao-moc-cham-tran-sao-choi-shoemaker--levy-9-nam-1994-1

Những quả cầu lửa vô cùng lớn được sinh ra sau vụ va chạm, với ánh hào quang bùng nổ sau đó lớn gấp 3 lần trái đất. Cho đến 4:06 PM ngày 22/7/1994, mảnh vỡ thứ 22 cũng là mảnh vỡ cuối cùng rơi xuống sao Mộc. Kỳ quan cổ xưa rầm rộ này cuối cùng cũng đã kết thúc, mà quá trình va chạm này đã sản sinh ra vật chất tương đương với 2 tỷ quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima.

Đồng thời vụ nổ ở vỏ ngoài sao Mộc đã phóng ra 40 nghìn tỷ tấn năng lượng TNT tương đương. Do năng lượng sản sinh quá lớn, vì vậy nó không chỉ thay đổi thành phần tầng khí quyển bên ngoài sao Mộc mà còn để lại 4 miệng núi lửa lớn có đường kính lớn hơn Trái Đất hàng chục nghìn km. Mỗi miệng núi lửa đều có thể chứa vô số trái đất.

Cuộc va chạm cũng khiến cho tầng khí quyển của sao Mộc lộ ra những vân gỗ rối loạn. Các thành phần khí quyển bị thay đổi. Sao Mộc là một hành tinh khí do đó miệng hố khi va chạm của nó sẽ nhanh chóng bị lấp đầy khí. Nhưng do diện tích quá lớn, quá sâu nên vết sẹo này cần phải mất nhiều thời gian mới có thể lành lại được.

bi-an-vu-tru-sao-moc-cham-tran-sao-choi-shoemaker--levy-9-nam-1994-4

Nếu hành tinh bị sao chổi va chạm không phải là sao Mộc mà là Trái Đất thì hậu quả xảy ra còn nghiêm trọng hơn khủng long tuyệt chủng. Con người thì không có cách nào ngăn cản được nó. Kết quả chính là tái diễn tình cảnh khủng long bị tuyệt chủng. May mà có người bạn hàng xóm mà Trái Đất mới thoát khỏi điều này. Không thì loài người đã diệt vong từ lâu rồi.

Thật ra sự cống hiến của sao Mộc không chỉ như vậy. Hàng tỷ năm trước sao Mộc cũng đã chặn vô số những hành tinh nhỏ, thiên thạch và sao chổi. Có sao chổi ở đó đã giảm bớt khả năng bị va đập của Trái Đất. Từ đó đảm bảo cho các sinh vật trên Trái Đất có thể sinh sôi phát triển.

Vì vậy sao Mộc được coi là vệ sĩ của Trái Đất. Nó giống như một người anh cả trong hệ mặt trời, lúc nào cũng bao bọc Trái Đất. Không để bất kỳ ai làm hại nó. Vì vậy chúng ta hãy trân trọng cuộc sống này, đừng phụ sự hy sinh của sao Mộc cho Trái Đất và con người.

Xem thêm: Bí ẩn vũ trụ: Phát hiện hai siêu lỗ đen đang lao vào nhau, làm thay đổi cấu trúc không gian và thời gian

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận