Giải mã những điều chưa biết về bà Cô Tổ

Trong tín ngưỡng của người Việt, ngoài thờ Gia Tiên, Thần Phật thì còn có tục thờ Bà Cô Tổ. Chắc hẳn nhiều người cũng chưa biết Bà Cô Tổ là ai và nằm mơ thấy Bà Cô Tổ có nghĩa là gì?

Hoa Nguyễn
13:00 24/05/2022 Hoa Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Bà Cô Tổ là ai?

Trong tín ngưỡng thờ cúng tâm linh của người Việt thì Bà Cô Tổ hay Bà Tổ Cô là những người vô cùng linh thiêng. Họ là người phụ nữ mất khi còn trẻ, chưa lập gia đình. Họ vẫn còn quyến luyến gia đình, dòng họ, khi chết chưa đầu thai nên ở lại giúp đỡ, quán xuyến trông nom công việc của con cháu, họ hàng trên cõi trần. 

ba-co-to-la-ai-nam-mo-thay-ba-co-to-co-sao-khong-1

Khi chết đi rất linh thiêng tuy nhiên không phải tất cả những người phụ nữ chết trẻ đều trở thành Bà Cô Tổ mà chỉ có những vong linh ở cõi âm, có duyên tu tập đạo Phật, đạo Mẫu mới trở thành Bà Cô Tổ và thường rất thiêng. Tùy duyên độ trì, che chở cho con cháu, giúp gia đình, dòng họ tránh được tà ma quấy nhiễu, thường xin xỏ về làm ăn, buôn bán, giải hạn…

Truyền thuyết về Bà Cô Tổ

Bà Cô Tổ là những người trong họ chết trẻ và họ rất thiêng. Vì chưa tận số nên linh hồn họ chưa siêu thoát mà lưu luyến lại dương gian. Thờ cúng Bà Cô Tổ là nét văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Thường các Bà Cô Tổ là các vị đã tiến hóa tâm linh khá cao nhưng vì có chút duyên với dòng họ nên không đi mà ở lại. Mỗi gia đình đều có một Bà Cô Tổ tứ đại (4 đời) – là người trong dòng họ mình chết trẻ, Bà Cô Tổ không đi đầu thai ngay mà ở lại chăm lo việc gia đình cho dòng họ. Vì vậy bà thường phù hộ cho mọi người trong dòng họ mình. 

Trong văn hóa dân gian, Bà Cô Tổ có thể là hiện thân của bà Mụ, chuyên giúp đỡ chuyện sinh đẻ được mẹ tròn con vuông, khi mang thai bà Mụ là người nặn ra hình đứa trẻ. Trong một số trường hợp Bà Cô Tổ dòng họ có theo đạo mẫu, nếu theo hầu các bà Chúa (Bà chúa thượng ngàn, Bà chúa thoải phủ) thì Bà Cô Tổ có thêm danh hiệu mới là Chúa Cô Tổ. Nếu theo hầu các Chầu (Chầu bé Bắc Lệ, Chầu Chín….) thì bà Cô Tổ có thêm danh hiệu là Chầu Cô Tổ. Nếu Cô Tổ mang hai danh hiệu trên lại có tu tập tốt, thì trong thế kỷ tâm linh hiện nay còn được “bề trên“ giao phó cho nhiệm vụ chấm đồng bắt lính con cháu.

ba-co-to-la-ai-nam-mo-thay-ba-co-to-co-sao-khong-6

Đây hiểu là con cháu có duyên nợ với Tứ phủ hoặc Phật đạo thì Bà Cô Tổ thuận theo đó để mà khai sáng, giác ngộ, hướng dẫn, dạy bảo, đưa đường chỉ lối cho con cháu theo đường tu cho đúng với phận sự. Bởi vậy có người mệnh kim chi đôi nước trong vấn hầu tiên thánh còn hầu cả Cô Tổ nhà mình.

Có lẽ Bà Cô Tổ là sự rút gọn của đạo Mẫu, trong tâm linh người Việt, ngày xưa việc thờ cúng rất đơn giản do điều kiện cuộc sống nên khi bốc bát hương người ta chỉ bốc 1 bát coi như thờ chung. 

Bây giờ đầy đủ hơn nên chia làm 3 bát, khi động thổ hay khai trương gì đó thì xin thần linh thổ địa, khi đi xa về gần có công việc liên quan đến làm ăn thì xin Bà Cô Tổ phù hộ cho tai qua nạn khỏi. Khi trong nhà có việc hiếu hỉ báo công hay ngay rằm ngày tết thì thỉnh ông bà tổ tiên về chứng giám.

Những người chết trẻ chưa có gia đình hoặc những người chết chưa qua 100 ngày thì phải lập bàn thờ riêng sau đó thì thờ chung, và coi đó như ông bà tổ tiên. Những người chết trẻ như Bà Cô Tổ thì được thờ cúng lâu hơn, họ được coi như người bảo hộ cho con cháu trong nhà, nhưng việc thờ cúng những người này không được coi là truyền đời mà chỉ thờ cúng một thời gian dài hơn mà thôi thời gian bao lâu thì không có quy định rõ ràng.

Trong gia đình nhà nào thờ cúng Bà Cô Tổ có thể lập bát hương riêng hoặc lập một ban thờ riêng tùy theo điều kiện hoàn cảnh và tùy theo yêu cầu của Bà Cô Tổ. Thông thường việc thờ cúng Bà Cô Tổ sẽ do người con trai thứ 2 đảm nhận, lập bàn thờ cúng giỗ.

Mơ thấy Bà Cô Tổ là điềm báo gì?

Theo như quan niệm dân gian, Bà Cô Tổ chết nhưng chưa tận kiếp này nên ở lại che chở và phù hộ cho con cháu. Do đó giấc mơ thấy Bà Cô Tổ cũng thường xuyên xuất hiện.

Giấc mơ này ám chỉ bạn đang cảm thấy bất an trong cuộc sống và khó khăn trong công việc. Bạn hy vọng có được sự che chở và giúp đỡ của người thân và bạn bè xung quanh. Giấc mơ còn cho thấy bạn là người có niềm tin vào những chuyện tâm linh. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận vào thực tế để giải quyết vấn đề, chứ không phải trông chờ sự giúp đỡ của người đã mất.

ba-co-to-la-ai-nam-mo-thay-ba-co-to-co-sao-khong-4

Giấc mơ thấy Bà Cô Tổ không chỉ là nỗi lòng của chủ mộng mà còn ẩn chứa những bí mật cần được khám  phá. Dưới đây là điềm báo về một số tình huống liên quan đến giấc mơ thấy Bà Cô Tổ:

  • Mơ thấy bà cô hiện về

Công việc gần đây của bạn gặp nhiều khó khăn, làm chuyện gì cũng không được như ý. Điều này khiến bạn cảm thấy mệt mỏi thậm chí bất lực muốn buông bỏ tất cả. Điềm báo giấc mơ cho thấy, bạn đang hy vọng có ai đó giúp mình vượt qua khó khăn này. Bạn hãy thử đề cập vấn đề này với người thân hoặc người mà bạn thật sự tin tưởng, biết đâu sẽ tìm ra hướng giải quyết.

  • Mơ thấy bà cô cho mình kẹo

Hình ảnh trong giấc mơ này cho thấy sắp tới bạn sẽ gặp được quý nhân phù trợ. Người này sẽ đồng hành và giúp đỡ bạn cả trong công việc lẫn cuộc sống. Bạn có thể sẻ nhận được một phần thưởng lớn từ sếp của mình. Điều này khiến bạn cảm thấy rất tự hào.

  • Chiêm bao thấy bà cô mắng mình

Giấc mơ này cảnh báo về những gì bạn đang làm gây ảnh hưởng đến người khác. Điều này còn bộc lộ tính ích kỷ trong con người bạn. Để đạt được mục đích, bạn đã không từ thủ đoạn gì, thậm chí là làm hại đến người khác. Luật nhân quả là có thật, hãy dừng lại những việc làm sai trái của bạn.

  • Trong mơ thấy bà nói chuyện với mình

Hình ảnh này cho thấy bạn đang có chuyện vui muốn được chia sẻ với người thân trong gia đình. Niềm vui này không chỉ đến từ công việc mà còn là niềm vui trong chuyện tình cảm. Bạn và nửa kia của mình đã quyết định tiến đến hôn điều này khiến bạn vô cùng hạnh phúc.

ba-co-to-la-ai-nam-mo-thay-ba-co-to-co-sao-khong-9
  • Mộng thấy bà cô sống lại

Sự hồi sinh thường mang đến niềm vui, tuy nhiên niềm vui này không ở lại quá lâu. Gia đình bạn có người đang ốm nặng, nhưng bỗng nhiên lại trở nên tỉnh táo. Thường là dấu hiệu của sự ra đi càng đến nhanh hơn. Do đó, bạn nên dành thời gian ở bên họ nhiều hơn, điều này khiến họ được an ủi phần nào.

Thờ Bà Cô Tổ ở đâu?

Bàn thờ Bà Cô Tổ là loại bàn thờ được lập riêng bên cạnh bàn thờ gia tiên và bàn thờ Thần Phật. Thông thường bàn thờ Bà Cô Tổ sẽ được đặt dưới hương án bàn thờ gia tiên, không đặt ngang hàng với bàn thờ gia tiên. Có thể thờ chung tất cả Bà Cô Tổ cùng một bát hương hoặc thờ cúng riêng mỗi vong hồn một bát hương.

Trên bàn thờ, các bạn có thể thấy mũ của các Bà Tổ Cô đều giống nhau còn các bà cô tổ mặc áo màu gì thì sẽ tùy thuộc màu sắc được sắc phong, được phân biệt như sau: 

Áo xanh (tộc trưởng, phụ trách khoa học kĩ thuật).

Áo hồng (giáo dục, sư phạm).

Áo đỏ (hôn nhân, vợ chồng).

Áo đen (sống chết, sinh tử).

Áo trắng (giáo dục, đạo đức).

Áo tím (khoa học kĩ thuật, phẩm hạnh).

Áo vàng (khoa học kĩ thuật, đào tạo chuyên sâu).

Lễ phẩm cúng Bà Cô Tổ chuẩn bị thế nào?

Trên bàn thờ bà cô tổ sẽ thường có những vât phẩm như sau: 

  • Bài vị (đặt trên chiếc bệ, hoặc cũng có gia đình không có bài vị cho bà cô tổ).
  • Cây đèn cày hoặc nếu không thì thắp một ngọn nến khi cúng lễ.
  • Một bình hương nhỏ.
  • Ly rượu đặt trên đài đặt ly rượu.
  • Đĩa trầu cau.
  • Chén nước. 

Mọi người thường cúng bà cô tổ vào ngày kỵ, tuần tiết sắc vọng hoặc dịp giỗ, lễ Tết giống như thờ cúng Tổ Tiên. Người cúng bà cô tổ thường là chủ nhà, người trưởng trong gia đình, lâm râm khấn miệng chứ không lễ (vì thuộc hàng con cháu). 

ba-co-to-la-ai-nam-mo-thay-ba-co-to-co-sao-khong-3

Việc lập bàn thờ bà cô tổ là điều cực kỳ cần thiết bởi những vong hồn này rất linh thiêng đặc biệt đối với những nhà có những vong hồn này. Khi cúng bài thành tâm và trịnh trọng thì sẽ an ủi được những linh hồn này bởi họ rất linh thiêng và luôn chứng giám cho tấm lòng thành kính của mình. Một điều chú ý nữa là khi bái cúng giỗ bà cô tổ thì bạn nên chuẩn bị một cách thật kỹ lưỡng và chu đáo để những bất cẩn hay gây ra những hệ lụy không hay khiến bà cô tổ không vui.

Văn khấn Bà Cô Tổ

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Đức Dương lai hạ sinh Di lặc Tôn Phật.

– Con kính lạy các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc Huynh Đệ, đương thượng Tiên linh và các hương hồn nội tộc ngoại tịch, bà tổ cô dòng họ ………… tại ………………..

Tạ thế ngày ………. phần mộ ký táng tại …………………….. , nay nhân ngày huý nhật chứng minh công đức.

Tín chủ (chúng) con là:……………………Ngụ tại ……………………..

Nay theo tuế luật, âm dương vận hành, con cháu tưởng nhớ ân đức Tổ Tiên như trời cao biển rộng. Hôm nay ngày …….. tháng …….. năm ………… , tín chủ con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật, hương hoa nước quả, thắp nén hương thơm, dâng lên trước án. Tín chủ con có lời kính mời các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, bà tổ cô, Bá Thúc, huynh đệ, Cô Di, Tỷ Muội, nam nữ Tử Tôn nội, ngoại, cúi xin các vị thương xót con cháu, phù hộ độ trì con cháu an khang, mọi bề thuận lợi, sự nghiệp hanh thông. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết được hưởng điềm lành phù hộ độ trì cho gia đình chúng con mạnh khỏe, bình an, có tài có lộc, giải vận giải hạn, giải tai, giải ách cho gia đình chúng con, cho gia đình chúng con được hòa hợp, làm ăn buôn bán có tài có lộc, đi sớm về trưa, đi trưa về tối, gặp chúng gặp bạn gặp vạn sự lành, cho cún con của con học hành tấn tới, văn hay chữ tốt, thi cử đỗ đạt, ngoan ngoãn biết nghe lời. cho chúng con nói có người nghe đe có người sợ, điều lành thì ở, điều dữ thì đi, vạn bệnh tiêu tán bách bệnh tiêu trừ.

Cho gia đình chúng con được mạnh khỏe, vui vẻ trẻ trung, sáng con mắt, chặt đầu gối. cho chúng con đi làm đi ăn, đi buôn đi bán đi học đi hành đi đâu cũng đều có người đưa, người đón, âm phù dương trợ, đi đâu cũng được thượng lộ bình an, đi đến nơi về đến chốn, mọi công việc đều thuận buồm xuôi gió, đầu xuôi đuôi lọt.

Chúng con người trần mặt thịt, đầu xanh tuổi còn trẻ, trẻ người non dạ, có những điều gì không phải thì con lạy trời lạy phật, lạy các vị thấn linh thiêng xá tội cho chúng con, phù hộ độ trì cho chúng con, chỉ đướng chỉ lối cho chúng con.

Tín chủ con lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong đất này cùng về âm hưởng, xin ban cho sức khoẻ đồi dào, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, nhất tâm kính lễ, cúi xin phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

Xem thêm: Sinh ra đã ở vạch đích nhưng vì sao Đức Phật không tận hưởng cuộc sống vua chúa?

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận