Có được dùng hành tỏi trong món chay không và cách lý giải dưới góc nhìn của Phật Giáo
Những người ăn chay cần có chế độ ăn uống đặc biệt hơn người bình thường. Do đó vấn đề ăn chay có được ăn hành tỏi không nhận được rất nhiều sự quan tâm của đại chúng.
Ăn chay có được ăn hành tỏi không?
Ăn chay hiện nay đã trở nên phổ biến hơn với tất cả mọi người, không chỉ đối với các Phật tử mà với người bình thường họ cũng có thói quen ăn chay để thanh lọc cơ thể. Ăn chay phải kiêng khem nhiều thứ, nhất là đồ ăn mặn như thịt, cá. Trong đó, hành tỏi là những thứ gia vị quen thuộc trong mỗi món ăn, kể cả món chay và món mặn. Vậy nếu ăn chay có được ăn hành tỏi không?
Câu trả lời là Không! Bởi hành và tỏi thuộc ngũ vị tân, có vị cay nông, tính nóng, dễ khiến thân thể có mùi hôi có khịu, tính tình nóng nảy, dễ động lòng trần. Do đó mà trong Kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật đã dạy rằng: “Các chúng sinh cầu Thiền định không nên ăn năm món cay nồng của thế gian. Vì năm món cay nồng đó nếu ăn chín thì phát dâm, ăn sống thì sinh nóng giận."
Trong giáo lý của nhà Phật, ngũ vị tân bao gồm 5 món gia vị như: Hành, hẹ, tỏi, kiệu, hưng cừ - loại gia vị này có hình dáng và mùi vị tương tự củ nén ở Việt Nam. Theo truyền thống của Phật giáo, những người theo đạo Phật cần kiêng ăn ngũ vị tân trong quá trình trai giới của mình.
Vì sao Phật tử không được ăn hành tỏi?
Hành tỏi là những loại thức ăn có tính cay, được xếp vào hàng ngũ vị tân. Theo truyền thống của nước ta, ngũ vị tân là những món ăn không thể thiếu trong bữa cơm ngày Tết. Người xưa cho rằng, ăn tỏi cũng như những loại thức ăn có tính cay sẽ giúp phát ngũ tàng khí, tốt cho sức khỏe.
Theo khoa học cũng lý giải rằng trong thành phần của tỏi có chứa chất allicin, tựa như một loại kháng sinh tự nhiên, giúp kháng viêm, diệt khuẩn, phòng ngừa và điều trị được rất nhiều căn bệnh. Vậy tại sao Phật tử lại không được dùng hành tỏi?
Phật dạy: “Người nào ăn năm món cay nồng ấy thì dẫu có tài giảng thuyết mười hai bộ kinh, chư Thiên mười phương đều chê bai hôi thối và xa lánh. Ma quỷ nhìn người ăn mấy món đó liền kéo đến liếm môi, liếm mép họ, vì thế nên thường ở chung với ma quỷ. Phước đức của người ăn ngũ tân mỗi ngày một tiêu dần. Bồ tát và thiên thần trong mười phương không đến ủng hộ người ấy”.
Vì thế, Kinh Phạm Võng, quyển hạ, Phật dạy: “Là Phật tử thì không được ăn ngũ vị tân, nếu ai cố ý ăn thì phạm khinh cấu tội”.
Chẳng những không được phép ăn riêng, mà với những món ăn có sự kết hợp thêm hành hoặc tỏi cũng đều là những loại thực phẩm người Phật tử không được dùng. Trong kinh Lăng Già, Đại Huệ Bồ Tát thỉnh vấn Đức Phật rằng:
“Thịt và hành, hẹ, tỏi...
Những thứ rượu buông lung,
Người tu nên xa lánh,
Uống ăn sanh buông lung
Buông lung sanh tà giác,
Tà giác sanh tham dục,
Tham dục tâm si mê,
Si mê sanh ái dục.
Không thoát khỏi sanh tử,
Rượu, thịt, hành, hẹ, tỏi,
Đều là chướng Thánh Đạo.
Cũng trái tướng Thánh Nhân,
Thế nên không nên ăn...”.
Chính vì điều đó mà hành tỏi được xem là những loại đồ ăn mà những tín đồ theo Đạo Phật cần tránh sử dụng. Còn những người không theo Đạo Phật thì có thể ăn hoặc không tuỳ thuộc vào nhu cầu và mục đích của bạn.
Trường hợp nào Phật tử được ăn hành tỏi?
Mặc dù hành tỏi là điều cấm kỵ đối với người nhà Phật tử, thế nhưng vẫn có những ngoại lệ nhất định.
Những nghiên cứu mới nhất của tổ chức y tế thế giới WHO cho biết tỏi và hành có khả năng chữa các bệnh như cảm cúm, viêm họng, tim mạch, ung thư,... rất hiệu quả. Do đó nếu vì mục đích phòng ngừa và điều trị bệnh thì ở một chừng mực nào đó, người Phật tử vẫn có thể dùng được 2 món ăn này.
Trong cuốn Đại Đường Tây Vực Ký của Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang có ghi chép: “Các nhà sư ở Tây Vực, nếu người nào bị bệnh nặng, theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc phải dùng Ngũ vị tân thì tạm được dùng nhưng phải ở riêng một chỗ, biệt lập. Sau khi hết bệnh, phải tắm gội sạch sẽ, thay đổi y phục, mới cho vào ở chung với chúng Tăng.”
Theo lời giải đáp của Hòa thượng Thanh Từ về vấn đề này, người cho rằng, người Phật tử tu theo Hiển giáo thì vẫn có thể dùng được những thứ này. Vì Hiển giáo không chú trọng vào sự trì chú, nên Phật không cấm một cách tuyệt đối.
Trong Du Già Luận nói: “Giới cấm dùng ngũ vị tân này là vì muốn thủ hộ thánh giáo mới cấm chế, hoàn toàn thuộc về Giá giới. Vì thế, trong trường hợp có trọng bệnh, nếu y sĩ bảo phải dùng hành, tỏi... mới lành bệnh, thì Đức Phật đặc biệt khai giới cho”.
Kinh Tỳ Ni Mẫu nói: “Đại Trí Xá Lợi Phất, bản thân của Ngài mắc bệnh phong thấp rất nặng. Y sĩ bảo Ngài phải ăn thứ tỏi lớn củ. Tôn Giả đến cầu Phật chỉ dạy."
Phật dạy rằng: "Vì có bệnh nên được ăn, nhưng tỳ kheo bị bệnh, nếu phải ăn hành tỏi thì không được ở chung trong tăng đoàn, mà phải ở riêng biệt nơi vắng vẻ. Trong lúc ăn hành tỏi không được vào thất Phật, chùa Tăng, cũng không được vào nhà tắm của chúng Tăng tắm gội, không được nằm trên đơn, nệm chiếu của chúng tăng, không được đến nhà vệ sinh công cộng. Khi lành bệnh rồi, không còn dùng hành, tỏi nữa, phải đợi sáu bảy ngày sau, tắm gội, giặt giũ y áo cho thật sạch, trên thân không còn hôi mùi hành, tỏi, lại phải dùng các thứ hương xông mới được vào trong chúng".
Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc người ăn chay có được ăn hành tỏi không. Hy vọng với những lời giải đáp này sẽ giúp bạn phần nào biết được những điều nên và không nên làm khi thực hiện trai giới, nhất là với những Phật tử đang tu tại gia.
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận