6 ngôi chùa mang tên “Bà” tại Hà Nội và những huyền thoại ly kỳ xung quanh

6 ngôi chùa mang tên các bà: Bà Ngô, Bà Nành, Bà Đá, Bà Già, Bà Đanh, Bà Móc nổi tiếng ở Hà Nội. Mỗi ngôi chùa đều gắn với những huyền thoại ly kỳ hoặc giai đoạn lịch sử của mảnh đất kinh kỳ Thăng Long xưa.

Hoa Nguyễn
06:00 27/10/2021 Hoa Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chùa Bà Ngô : Bóng hồng trên gác chuông

Theo cuốn Thăng Long cổ tích khảo ghi chép lại, chùa Bà Ngô được xây dựng vào những năm 1127 – 1128 dưới thời vua Lý Thần Tông . Vào thời Lê, có một người con gái xinh đẹp lấy chồng là một nhà buôn người Hoa giàu có, bà đã bỏ tiền ra sửa sang lại ngôi chùa này to đẹp hơn, do đó có tên Bà Ngô (Ngô Khách).

chua-ba-ngo_9995-97-1410

Vào năm Ất Hợi (1934) dưới thời vua Bảo Đại, chùa được sửa chữa lớn nên có câu đối rằng : “Không nhớ tháng Bà Ngô sửa chữa/Chỉ biết năm Bảo Đại khánh thành”. Hiện nay, chùa vẫn lưu giữ được nhiều văn bia, câu đối và các di vật rất lớn như long ngai, bài vị, các tế khí...

chua-ba-ngo_9974-1411

Gắn liền với chùa còn có một câu chuyện đẹp. Một lần, vua Lê Thánh Tông thăm chùa, thấy trên gác chuông có bóng một người con gái đẹp nên ngâm hai câu thơ: “Ở đây mến cảnh mến thầy/Tuy vui đạo Phật chưa khuây lòng người”. Nhà vua muốn cùng nàng xướng họa. Nàng nhường vua làm trước, lấy đề bằng hai câu thơ nàng vừa ngâm. Vua làm bài thơ Đường Luật trong đó có 2 câu: “Chày kình mấy khắc tan niềm tục/Hồn bướm năm canh lẩn sự đời”. Nàng xin phép sửa lại là: “Gió xuân đưa kệ tan niềm tục/Hồn bướm mơ tiên lẩn sự đời”. Vua rất phục, mời nàng lên kiệu về cung nhưng đến cửa Đại Hưng thì nàng biến mất. Vua cho là tiên giáng trần, dựng lầu Vọng Tiên ở đó để tưởng nhớ. 

Chùa Bà Nành : Tôn vinh tấm lòng bà bán nước

Dưới đời vua Đồng Khánh vào năm Đinh Hợi (1887), chùa được tu sửa lớn. Cấu trúc phía ngoài có tam quan, bên trong hình chuôi vồ chia làm hai nơi tiếp khách và bàn thờ có tượng. Trong chùa còn lưu giữ một phiến đá hình chữ nhật màu xanh đen, trên có chạm chìm các vân mây tương truyền vốn là nơi bà cụ bày hàng nước để bán.

chua ba nanh
chua ba nanh 2

Chùa Bà Đá : Những pho tượng đá

Chùa Bà Đá được biết đến là chốn tổ của Thiền Phái Lâm Tế một trong hai Thiền Phái lớn của Phật giáo ở miền Bắc Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, nơi đây trở thành nơi trú ẩn của cán bộ Việt Minh. Sau ngày thành lập Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam (5/1958), chùa Bà Đá là trụ sở Ban Liên lạc Phật giáo Hà Nội sau này là Thành hội Phật giáo Hà Nội.

chua ba da 1
chua ba da 2

Chùa Bà Già : Những mảnh hồn Chăm ở kinh thành

Chùa Bà Già nằm ở làng Phú Gia, phường Phú Thượng, Tây Hồ. Theo sách Đại Việt Sử ký Toàn thư ghi chép lại, một bộ phận tù binh người Chăm (Champa) được đưa từ phía Nam ra đây đã dựng nên ngôi chùa mà trong sách phiên âm là Đa-da-li. Thái úy Trần Nhật Duật (1254-1330) thường cưỡi voi tới đàm đạo với vị sư trụ trì người Champa. Có thể cái tên Bà Già đã bắt nguồn từ Đa-da-li mà ra.

chua_ba_da_mat_tien-1420

Tuy nhiên, theo nguồn tư liệu khác ghi chép lại rằng, ngôi chùa Bà Già được xây dựng bởi hai chị em gái làm nghề buôn muối. Họ đã bỏ tiền ra xây dựng, tu sửa lại chùa, tạc tượng Phật,... Khi hai bà mất đi, để tỏ lòng biết ơn, dân trong vùng đã đúc tượng và rước vào chùa thờ như tượng hậu Phật, từ đó có tên chùa Bà Già.

chua ba gia 1
chua ba gia 2

Chùa Bà Đanh : Chỉ có người Chăm lui tới lễ bái

Chùa được xây dựng ở vị trí gần trường Chu Văn An ngày nay. Ngôi chùa có tên Bà Đanh bởi nó gắn liền với tên của vị sư có mặt ngay từ buổi đầu xây dựng và trụ trì chùa. Chùa được xây dựng theo quy mô kiến trúc và văn hóa, tín ngưỡng của người Chăm nhằm phục vụ nhu cầu hành đạo của họ nên từ khi xây dựng xong chùa chỉ có bộ phận người Chăm lui tới lễ bái. Những khi người Chăm không lui tới chùa lễ bái nữa thì chùa trở nên hoang phế. Do đó, dân gian mới có câu ví von: “Vắng như chùa Bà Đanh”.

chua ba danh 1
chua ba danh 2

Chùa Bà Móc : Dấu tích Tây Sơn ở Hà Nội

Chùa Bà Móc nằm ở phố Nguyễn Thiếp, số nhà 27, nơi có con ngõ chật hẹp, ngoằn ngoèo và có những khu nhà ẩm thấp bao quanh. Hiện tại, trừ tấm bia mang niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 4 (1796) do Nguyễn Cát Định làm đốc học ở Quốc Tử Giám soạn có liên quan đến triều đại Tây Sơn thì không có bất kỳ một ghi chép hay cổ vật nào nói về chùa. 

chua ba moc 1

Xem thêm: Lạ lùng những bức tượng tại ngôi chùa cổ Việt Nam, ngâm nước bao lâu cũng không hề mục nát 

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận