Vì sao các cụ dặn "bảy không đi tám không về"?

Liên quan đến việc năm hết Tết đến những người tha hương vội vã về quê, các cụ nhắc nhở con cháu: "Thất bất xuất, Bát bất quy".

Đỗ Thu Nga
14:00 19/01/2024 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Rất nhiều người giải thích rằng, câu nói: "Bảy không đi tám không về" ám chỉ: Vào ngày mùng 7 âm lịch thì không nên đi ra ngoài, còn ngày mùng 8 âm lịch thì không được trở về nhà. Không những thế, nhiều người còn áp dụng quan niệm này vào những ngày 17, 18, 27, 28 âm lịch.

Tuy nhiên, cũng có một số người chỉ trích đây là quan niệm mê tín dị đoan, là một quan niệm cổ hủ do tổ tiên truyền lại. Thế nhưng thực tế, tất cả các các giải thích trên đều không đúng.

“Bảy không đi” có nghĩa là gì?

"Bảy không đi" là lời nhắc nhở của cổ nhân về việc một người trước khi đi ra khỏi nhà phải lưu ý 7 việc. Nhất là người đàn ông - người chủ gia đình, phải sắp xếp mọi việc đâu ra đấy, gạch ra 7 đầu việc quan trọng nhất cần làm rồi mới được đi. Lời khuyên này phù hợp với thời điểm xa xưa, những người phụ nữ có cuộc sống bị bó buộc, thường phụ thuộc vào chồng, thế nên người chủ gia đình trước khi rời nhà phải thu xếp cuộc sống ở nhà một cách gọn gàng, chu đáo nhất, mang lại cảm giác an tâm cho vợ con rồi mới rời đi.

Nhìn chung, đường xá không thuận lợi, các phương tiện di chuyển cũng không có sẵn như bây giờ, thế nên mỗi lần người đàn ông đi xa mọi việc khá khó lường, không biết ngày nào mới về. Hơn nữa, họ cũng không dễ dàng liên lạc với người thân trong nhà, thế nên tốt hơn hết là cứ sắp đặt mọi thứ ở nhà cho an ổn thì mới nên rời đi. 

Vậy nên “Bảy không đi” cũng là muốn nhắc nhở người chủ gia đình muốn ra ngoài làm việc lớn thì trước hết phải thu xếp ổn thỏa cuộc sống gia đình. Họ phải để lại đủ tiền, hẹn ngày về, tìm người lo cho gia đình rồi mới đi. 

Bài học: Ngày nay chúng ta cũng có thể áp dụng cho cuộc sống của mình bằng việc mỗi khi làm việc gì quan trọng cũng nên sắp xếp mọi thứ ổn thỏa, rồi mới tiến hành. Ví dụ người đàn ông muốn đứng ra khởi nghiệp thì cũng phải đảm bảo tài chính ở mức vừa phải để đề phòng lỡ khi mọi việc không thuận lợi thì cũng không đẩy vợ con của mình vào những rủi ro không đáng có. Hay trước một chuyến đi cũng đừng quên ghi ra những việc quan trọng nhất cần thực hiện để phòng tránh rủi ro có thể xảy ra. Ngay cả việc kiểm tra xem mình đã để một chiếc lốp xe đề phòng hay cách thay lốp xe cũng nên tự học từ trước, lúc cần có thể tự giúp mình mà không cần tốn quá nhiều thời gian, công sức của cứu hộ.

vi-sao-cac-cu-dan-bay-khong-di-tam-khong-ve

Tám không về

“Bát bất quy” có nghĩa là sau khi ra khỏi cửa mỗi người cần làm được tám việc, chỉ khi làm xong mới được về nhà. Tám việc này chính là: Hiếu, đễ (hữu ái), trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ.

Đây cũng là tám quy tắc đạo đức cơ bản của người xưa, nếu như vi phạm bất cứ quy tắc nào cũng có lỗi với tổ tiên, cũng không còn mặt mũi nào gặp người nhà. Bên cạnh đó, 8 đức tính “Hiếu, đễ (hữu ái), trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ” là mỹ đức truyền thống và có lẽ cũng ăn sâu vào cốt tủy của mỗi người.

Như vậy, câu nói “Thất bất xuất, Bát bất quy” hay "7 không ra khỏi cửa, 8 không trở về nhà" không phải là điều mê tín, mà chính là một quy phạm đạo đức mà người xưa truyền lại cho con cháu.

Có thể nói, văn hóa truyền thống vốn bác đại tinh thâm, mỗi câu nói được lưu truyền đều mang hàm nghĩa sâu xa và nội hàm sâu sắc. Chính vì thế, những câu nói này xứng đáng được giữ gìn và lưu truyền cho những thế hệ mai sau.

(Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm)

Xem thêm: "Cưới vợ tùy miệng, lấy chồng tùy tay" - lời các cụ dặn mang ẩn ý gì?

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận