Vén màn bí ẩn về quá khứ đầy sóng gió của Khương Tử Nha: Từng ở rể, bị vợ bỏ

Khương Tử Nha được biết đến như 1 vị quân sư vĩ đại, người đã góp công lớn lập nên sự nghiệp nhà Chu kéo dài đến hơn 800 năm. Thế nhưng, trước khi làm nên nghiệp lớn ông từng ở rể, bị vợ bỏ...

Đỗ Thu Nga
07:00 04/01/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Khương Tử Nha (1128 TCN - 1015 TCN), tính Khương, thị Lữ, tên Thượng, tự Tử Nha, lại được gọi là Thượng Phụ. Ông là khai quốc công thần nhà Chu thế kỷ 12 TCN và là quân chủ khai lập nước Tề tồn tại từ thời Tây Chu đến thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Cách gọi Khương Tử Nha, ghép tính và danh, trở nên phổ biến thông qua tiểu thuyết Phong thần diễn nghĩa. Do là vị quân chủ đầu tiên của nước Tề, nên thông thường còn được gọi là Tề Thái công, còn gọi là Khương Thái công, Thái công Vọng hay Lữ Vọng.

Và có thể nhận xét khái quát rằng, Khương Tử Nha được biết như một vị quân sư vĩ đại, là khai quốc công thần nhà Chi khi giúp Chu Văn Vương tiêu diệt nhà Thương. Sau đó, ông góp công lập nên nhà chu. Vì vậy, ông được người đời ca ngợi là nhân tài giúp thay đổi thế cục, giang sơn đổi chủ.

Ven-man-bi-an-ve-qua-khu-day-song-gio-cua-Khuong-Tu-Nha-7

Thế nhưng ít ai biết được, trước khi lập nên nghiệp lớn và có tên tuổi trong sử sách, ông từng trải qua quá khứ đầy "sóng gió". Theo đó, Khương Tử Nha từng đi ở rể vì gia cảnh quá nghèo khó, không giỏi kiếm kế sinh nhau. Dù ông đã dùng đủ cách để mưu sinh như đan sọt, xay bột, bán gia súc, mở quán ăn hay xem tử vi... nhưng đều thất bại.

Chính vì sự thất bại trong nghiệp làm ăn mà ông luôn bị vợ là Mã Chiêu Đệ chê cường. Tuy nhiên, tình hình của ông không khởi sắc nên đến cuối cùng bị nhà vợ đuổi ra khỏi nhà.

Tương truyền, khi ông 32 tuổi, nhà Thương xảy ra chiến tranh liên miên. Do đó, Khương Tử Nha đã quyết định lên núi tu Đạo. Sau 40 năm khổ luyện, tới tận năm ông 72 tuổi mới xuất sơn.

Về sau, Khương Tử Nha được Trụ vương giao cho chức Đại phu. Khi nhìn thấy Trụ vương ăn chơi sa đọa, suốt ngày chìm đắm trong tửu sắc, bắt dân chúng chịu nhiều khổ cực nên Khương Tử Nha đã khuyên vợ cùng mình đến Tây Kỳ (sau này là nước Chu) sinh sống.

Thế nhưng, Mã Chiêu Đệ không đồng ý, bà chê cười chồng không có tài cán gì khi ngay cả chức quan nhỏ cũng không giữ được. Vì vậy, bà không muốn cùng ông tiếp tục sống những ngày nghèo khổ, cơ cực nữa.

Khương Tử Nha ra sức khuyên vợ chờ ngày ông đổi vận nhưng Mã Chiêu Đệ không nghe, nhất quyết đuổi chồng ra khỏi nhà. Kể từ đó, hai người sống xa nhau và theo đuổi những lý tưởng riêng.

Ven-man-bi-an-ve-qua-khu-day-song-gio-cua-Khuong-Tu-Nha-5

Cho đến khi Khương Tử Nha công thành danh toại, Mã Chiêu Đệ lại tìm đến muốn vợ chồng tái hợp. Thế nhưng ông không đồng ý vì nhìn thấu mục đích của vợ. Người phụ nữ này chỉ muốn hưởng phúc chứ không muốn cùng chồng vượt qua tháng năm gian khổ.

Lúc này Khương Tử Nha mới nói: “Nhược ngôn ly canh hợp, phúc thủy dĩ nan thu”, ý rằng một khi đã nói lời chia cắt thì khó hợp, giống như bát nước đã đổ đi thì khó hốt lại cho đầy. Đây cũng chính là nguồn gốc của điển tích “bát nước đổ đi”.

Theo Phong thần diễn nghĩa, trước khi Khương Tử Nha xuống núi, sư phụ của ông là Nguyên Thủy Thiên Tôn đã dự ngôn rằng, ông sẽ phải nhẫn nhịn chịu đựng Mười năm chịu túng áo còn bâu”, tuy nhiên bĩ cực thái lai, “Tám mươi lẻ nửa mang đai ngọc/ Chín chục dư ba buộc ấn hầu”.

Vì vậy, Khương Tử Nha đã một lòng níu kéo vợ, “không nỡ lúc khó vợ chồng có nhau, đến lúc hiển vinh mình tôi riêng hưởng”. Tuy thế, Mã Chiêu Đệ chỉ biết cái lợi trước mắt, không giữ đạo tam tòng, nên mới phải ôm nỗi tiếc hận về sau.

Ven-man-bi-an-ve-qua-khu-day-song-gio-cua-Khuong-Tu-Nha-3

Trong quan điểm văn hóa truyền thống Trung Hoa, người xưa cho rằng vợ chồng là duyên trời định, cần hết lòng trân quý, sướng khổ có nhau. Khi chồng hưởng vinh hoa thì trọng vọng, điều ấy ai cũng làm được. Nhưng lúc chồng sa cơ lỡ vận, khốn khó nghèo hèn, người vợ có thể nhẫn nại, bao dung, tảo tần giúp chồng vượt qua, ấy mới là người vợ hiền đức. Ngày nay “cộng khổ”, sau này mới có phúc “đồng cam”, đó cũng là trời đang thử lòng người vậy.

Cũng có người hỏi, vậy nếu rủi gặp người chồng bất tài, bây giờ chung lưng đấu cật sau này chẳng có ngọt bùi mà hưởng thì sao? Thực ra, chuyện sinh tử phú quý trong đời đều đã được an bài, dựa trên đức và nghiệp mà một người tích lũy từ tiền kiếp. Đời này có thể tích đức hành thiện, ăn ở hiền lành, không ngại thiệt thòi, thì có thể chuyển họa thành phúc, xa dữ đón lành. Làm người cần tuân theo đạo nghĩa mà sống, chứ không nên ngả nghiêng vì danh lợi.

Người vợ cần thuỷ chung, tôn kính phu quân, và người chồng cũng cần yêu thương, trân trọng thê tử. Trong Lễ ký có chép lời Khổng Tử: “Tam đại thánh thời cổ đại là Nghiêu, Thuấn, Vũ, lúc cầm quyền một mực đều tôn trọng thê tử, thuận theo đạo vợ chồng. Bởi vì mối quan hệ với thê tử là mối quan hệ chính yếu nhất trong các mối quan hệ thân tình, vậy thì sao có thể không tôn trọng thê tử được?”.

(T/h Wiki, Kiến thức, Người đưa tin)

Xem thêm: Bài học xương máu từ Tam Quốc Diễn Nghĩa: Dùng người học Lưu Bị, hành sự hỏi Tào Tháo

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận