Vẻ đẹp văn hóa truyền thống trong "những chiếc ấm đất" của Nguyễn Tuân

“Những chiếc ấm đất” là một tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Tuân, trích trong tập “Vang bóng một thời” năm 1940. Nguyễn Tuân chắt chiu những tinh hoa, say sưa tô đậm nét vẽ của một thời đã tàn không bao giờ trở lại tái hiện trong tác phẩm của mình.

Đỗ Thu Nga
3 ngày trước Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

“Những chiếc ấm đất” viết về một văn hóa phong tục truyền thống - thú chơi ẩm trà, thưởng trà, bỉnh trả của người nông dân lao động xưa qua nhân vật trung tâm là ông Sáu - 1 người nông dân sành sỏi, tinh tế trong nghệ thuật trà tàu. Uống trà là thú chơi hiện diện ở hầu hết các dân tộc phương Đông. Người Trung Quốc coi trà là một loại thú chơi phong lưu, không chỉ chế biến khéo léo mà còn chế tác các loại pha trà tỉ mỉ. Người Nhật Bản có nghệ thuật trà đạo, đặt uống trà vào vùng giao tiếp, coi đó là một nghi lễ quý giá cần được tiến hành nghiêm trang ở trà thất. Ở việt Nam, thú vui uống trà tàu phân biệt trong các nhà phong lưu quyền quý thời trước.

Trong tác phẩm, Nguyễn Tuân tập trung vào thú vui chơi sành sỏi và sự biến đổi giữa hai hoàn cảnh thưởng trà của ông Sáu:

- Là một người lao động sành sỏi, tinh tế trong nghệ thuật thưởng trà, có niềm đam mê mãnh liệt với trà tàu.

+ Mở đầu truyện là cảnh người nhà cụ Sau đến đến chùa đồi Mai xin nước để tiếp khách. Bao nhiêu năm nay cụ chỉ ưng nước giếng của chùa và ở cách xa mãi trên đồi cao, đã biết nước giếng ngn thì nhất định không dễ dãi dùng bất kì nước nào pha trà nữa, cốt để thưởng trọn vẹn vị ngon của trà. Niềm đam mê duy nhất và lớn nhất của đều dồn cả vào chén trà tàu. Với ông, uống trà không chỉ là niềm đam mê mà còn là thứ lễ nghi đầy tính nghệ thuật hơn hẳn mọi lạc thú, vật chất tầm thường trên đời.

+ Dù lúc phong lưu hay khi sa sút bần hàn đến mức phải bán đi những chiếc ấm trà từng như gan ruột, ông Sáu vẫn giữ nguyên sự tinh tế, tình yêu với trà tàu. Lúc sa sút, ông vẫn giữ phong thái đặc biệt. Thỉnh thoàng được ai cho nhúm trà ông cũng cố gắng giữ gìn để thưởng thức trọn vẹn nhất. 

ve-dep-van-hoa-truyen-thong-trong-nhung-chiec-am-dat-cua-nguyen-tuan-0
Nhà văn Nguyễn Tuân

+ Đến đường cùng phải ra chợ bán ấm, cụ vừa bán vừa không nỡ bán những chiếc ấm đất quý giá làm 2 lớp: Chỉ bán thân ấm, bán rẻ chờ người mua vừa ý mới bán nắp ấm, bán giá đắt. Với Nguyễn Tuân, cái đẹp bất diệt trong mọi hoàn cảnh. Đó không còn là một cuộc thương lượng buôn bán tầm thường mà như một cuộc chuyển giao kiếm tìm người tri kỉ để trao báu vật.

- Có tâm hồn trong sáng thanh cao, không phân biệt giàu nghèo sang hèn:

+ Thưở ban đầu, ông Sáu là người có của ăn của để, đi lại với chùa đồi Mai đã lâu, giữ tình bạn chân thành với sư cụ chủ trì

+ Thú chơi trà của ông không phải là sự học đòi mà bắt nguồn từ chính cõi lòng thanh thản, cái tâm trong sáng, biết thưởng thức thú vui tao nhã của cuộc đời và không màng danh lợi.

+ Tâm hồn trong sáng, thanh tịnh thể hiện rõ qua cuộc trò truyện với vị khách - Tên ăn mày sành sỏi, không phân biệt giai cấp, địa vị. Điều đó cho thấy uống rượu thưởng trà không phải ai cũng có thể, chỉ những người có bản lĩnh, có văn hóa, có tâm hồn trong sáng mới mới thực sự làm được.

- Chuyện uống trà tàu với Nguyễn Tuân trước hết là một thú chơi, sau còn được nâng lên thành một món nghệ thuật dành riêng cho bậc tài hoa, người nghệ sĩ. Chén trà thơm ngon còn mang trạng thái tĩnh tại thanh khiết của tâm hồn. Vì thế, ông cụ Sáu dù có nghèo khổ giản dị vẫn mang vẻ đẹp rất đỗi thành cao, sang trọng lịch lãm với đời. Qua đó, đề cao nghệ thuật ẩm thực cầu kì, đài các của một lớp nhà Nho thất thế giữa thời buổi thực dân xô bồ, là cách Nguyễn Tuân bày tỏ thái độ bất bình thực tại, thể hiện tình yêu nền văn hóa lâu đời, thái độ sống giản dị mà sâu sắc, thanh đạm mà tinh tế, tài hoa của dân tộc.

(Lan Anh - THPT Chuyên Hùng Vương)

Xem thêm: Cái tôi tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân trong "Người lái đò sông Đà"

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận