Tổng hợp 11 bài kinh nhật tụng mà Phật tử có thể trì trú tại gia
Trì tụng kinh Phật hàng ngày giúp mang lại nhiều lợi lạc cho người tụng và cho cả gia đình, gia tiên. Vậy, Phật tử tu tại gia có thể trì tụng những bài kinh nào?
Thông thường các bài kinh Phật hàng ngày thường được sử dụng là: Kinh Pháp Hoa, Kinh A Di Đà, Kinh Dược Sư, Kinh Vu Lan, Hồng Danh Sám Hối (hay còn gọi là Kinh Sám Hối), Kinh Phổ Môn, Kinh Kim Cang, Kinh Lăng Nghiêm...
Ngoài những bài kinh Phật hay nói trên, Chú Đại Bi hay Kinh Bát Nhã, Om Mani Padmehum, Chú Hoàng Thần Tài ngày nay được nhiều người tụng niệm tại gia.
1. Kinh Pháp Hoa
Kinh Pháp Hoa hay còn gọi là Diệu Pháp Liên Hoa. Đây là bài kinh phổ biến của Phật giáo Đại Thừa, chứa đựng nhiều ý nghĩa tốt lành. Nội dung bài kinh là sự giáo pháp Phật tính và cách giải thoát khỏi khổ đau.
Phật tử tụng kinh niệm Phật, đọc kinh Pháp Hoa là để khai mở Phật tính trong mình, khai sáng trí tuệ, tự mình ngộ ra chân lý và dẫn đường hành động.
2. Kinh Vô Lượng Thọ
Nội dung bài kinh Vô Lượng Thọ miêu tả thế giới Tây Phương cực lạc. Bộ kinh này gồm kiến thức về cách tu hành, giữ giới luật, niệm danh hiệu Phật A Di Đà và hành giả khi vướng phải nghiệp báo và cách để tới thế giới cõi Phật.
Ngoài ra, bộ kinh này hướng chúng Phật tử tới thế giới tốt đẹp, những điều an lành, là mục tiêu phấn đấu tu tập, để bản thân thấy rõ hạnh phúc thực sự, bình an thực sự của cuộc đời.
3. Kinh Sám Hối Hồng Danh
Kinh Sám Hối Hồng Danh kết hợp từ Phật giáo Nguyên thủy đến Đại thừa và Mật tông. Bài kinh này nhằm mục đích sám hối để cho sạch nghiệp, tâm thanh tịnh, ánh sáng trí tuệ bừng lên, cuộc sống thêm phần an lạc.
4. Kinh Phổ Hiền
Nội dung kinh này đề cập đến 10 hạnh nguyện của Phổ Hiền Bồ Tát gồm: Kính lễ Chư Phật, Sám Hối Nghiệp Chướng, Xưng Tán Như Lai, Quảng Tu Cúng Dường, Tùy Hỷ Công Đức, Thường Tùy Phật Học, Thỉnh Chuyển Pháp Luân, Thỉnh Phật Trụ Thế, Hằng Thuận Chúng Sinh, Phổ Giai Hồi Hướng.
Phật tử trì tụng kinh Phổ Hiền để thấm nhuần trí tuệ, dễ dàng vượt qua ma chướng, khổ nạn, tiến tới cõi thanh tu, thấu hiểu con đường học đạo, quyết không lùi bước trước khó khăn khổ ải, vươn tới cuộc sống nhiều tốt lành.
5. Kinh Địa Tạng
Đây là bài kinh thường dùng khi trong nhà có người sắp qua đời, mong vong linh siêu thoát yên ổn, giảm bớt đau đớn, khổ sở. Bên cạnh đó, việc hàng ngày tụng kinh này cũng là một cách để thân tâm thanh thản, tăng thêm phúc đức cho những người đã khuất và ấm phúc phần gia trạch, độ hóa công đức.
6. Kinh A Di Đà
Kinh A Di Đà là bản kinh rất phổ biến trong truyền tụng hàng ngày trong đời sống đạo của các Phật tử. Bài kinh này khen công đức và được tất cả chư Phật hộ niệm. Kinh A Di Đà chuyển tải nội dung rất sâu xa do đức Phật Thích Ca Mâu Ni tự giảng nói.
Pháp niệm A Di Đà là chỉ nơi tâm mà hành trì, chứ không qua trung gian phương tiện giúp chúng ta đạt đến nhất tâm bất loạn.
7. Kinh Dược Sư
Dược Sư Bồ Tát hay còn gọi là Dược Vương Bồ Tát, phát nguyện cứu độ chúng sinh, giúp chúng sinh chữa bệnh và chữa nghiệp, thoát khỏi 3 loại khổ ải. Tụng Kinh Dược Sư để sớm tiêu tan bệnh tật, tinh thần thư thái, hoan hỉ với cuộc sống.
8. Kinh Vu Lan báo hiếu
Bài tụng kinh này để thành tâm tưởng nhớ công đức cha mẹ và câu nguyện cha mẹ được siêu độ. Nếu chúng ta cúng dường đầy đủ để tập hợp đủ sức mạnh chú nguyện thì người còn sống hưởng phúc , tăng tuổi thọ còn cha mẹ quá cố thì được tăng thiện nghiệp, đang ở cõi súc sinh, ngạ quỷ thì sẽ siêu thoát, tái sinh vào những kiếp thuận cảnh.
9. Chú Đại Bi
Chú Đại Bi được coi là Thần chú quảng đại viên mãn, phật pháp nhiệm màu, có thể cứu độ chúng sinh, giúp tiêu tai giản nạn, giải trừ bệnh tật. Chính vì thế, ngày nay, Thần chú này khá phổ biến và được các phật tử tại gia tụng niệm hàng ngày.
10. Bát Nhã Tâm Kinh
Đây là bài kinh nói về tâm, nhưng không phải là tâm suy nghĩ thường tình của người đời mà nói về cái tâm “đến bờ kia”. Nó là cái trí có thể soi thấu được cội nguồn của mọi hiện tượng, sự vật trên thế gian này. Với người tu Phật, bài kinh đó là ngọn đuốc dẫn đường giúp hành giả đến đích.
11. Thần chú Om Mani Padme Hum
Tại Việt Nam, Om Mani Padme Hum được coi là "Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn" tức là "Chân ngôn sáng rõ bao gồm 6 chữ". Đây là chân ngôn cầu Quán Thế Âm Bồ Tát.
Đa phần mọi người sử dụng thần chú này trong việc thực hành Thiền để tạo cảm giác tỉnh thức về trí tuệ, hướng tới những điều tốt đẹp, đúng đắn.
Xem thêm: Chỉ cần lương thiện, trời xanh tự khắc an bài - câu này đúng hay sai?
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận