"Thức giả" - false awakening là gì?

Bạn cứ tưởng tượng mình đã thức dậy nhưng thực tế bạn vẫn chỉ đang mơ - nó được gọi là "thức giả" (tên khoa học là false awakening). 

Đỗ Thu Nga
10:39 14/04/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Mỗi con người là một cá thể riêng biệt, vì thế giấc mơ cũng riêng biệt. Chúng ta sẽ có những trải nghiệm khác nhau khi mơ, nhưng đôi khi đó là những trải nghiệm rất thật, như cảm giác ngã từ trên cao xuống...

Dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ về một giấc mơ vô cùng kỳ lạ. Ví dụ: Bạn có một giấc mơ quái đản, sau đó thức giấc. Nhưng lạ ở chỗ, bạn dậy rồi mà những hiện tượng ấy vẫn tiếp diễn, theo cái cách rất thực, nhưng không phải thực. 

Tiếp đó, bạn nhận ra việc bạn thức dậy hóa ra chỉ là một giấc mơ. Hay nói cách khác, bạn đã mơ thấy mình thức dậy. Khi ấy, bạn đã được trải nghiệm "mơ trong mơ". Theo lý giải khoa học, nó là hiện tượng "thức giả" - false awakening.

"Thức giả" - false awakening là gì?

Theo Wikipedia, false awakening (thức tỉnh giả, thức tỉnh sai, thức tỉnh nhầm) là một trạng thái mà người đang nằm mơ hiểu lầm là mình đã thức dậy. Thực tế, họ vẫn đang chìm sâu trong giấc ngủ. 

Ở trạng thái thức tỉnh giả, đối tượng thường mơ thấy mình đang làm các công việc thường ngày vào buổi sáng như vệ sinh cá nhân, tắm dưới vòi hoa sen, nấu ăn, dọn dẹp. Ví dụ điển hình nhất đến từ nhân vật chính trong truyện ngắn Chân dung của nhà văn Nikolai Gogol.

Thuc-gia-false-awakening-la-gi-j

Wikipedia cũng đưa ra khái niệm liên quan đến sự tỉnh táo và vòng lặp. Theo đó:

- Thức tỉnh giả có thể xảy ra sau một giấc mơ hoặc theo sau giấc mơ sáng suốt (giấc mơ mà người mơ nhận thức được mình đang mơ). Ở trường hợp đặc biệt, nếu theo sau thức tỉnh giả là một giấc mơ sáng suốt thì sự thức tỉnh giả này sẽ trở thành "tiền giấc mơ sáng suốt". Nghĩa là trong đó, người mơ có thể tự hỏi liệu mình có đang thực sự tỉnh hay không, để từ đó đi đến kết luận đúng hoặc không đúng. 

Trong một nghiên cứu của nhà tâm lý học Deirdre Barrett thuộc Đại học Harvard, 2000 giấc mơ của 200 đối tượng đã được kiểm tra và phát hiện ra rằng sự thức tỉnh giả và sự tỉnh táo thường xuất hiện trong cùng một giấc mơ hoặc trong những giấc mơ khác nhau của cùng một đêm. Sự thức tỉnh giả thường đi trước sự tỉnh táo như một tín hiệu, nhưng nó cũng có thể theo sau khi nhận thức rõ sự tỉnh táo.

-Vòng lặp thức tỉnh sai là hiện tượng mà đối tượng mơ thấy mình thức dậy liên tục, lặp đi lặp lại, thậm chí lên đến 10 lần hoặc hơn mà không biết khi nào mới tỉnh dậy thật. Đôi khi cá nhân có thể thực hiện hành động này một cách vô tình. Bộ phim A Nightmare on Elm Street đã giới thiệu hiện tượng này đến văn hóa đại chúng.

Vì sao lại có hiện tượng "mơ trong mơ"?

Đây là giấc mơ hết sức kỳ lạ và khó lý giải nhất trong khoa học. Theo như khảo sát vào năm 2016 trên 557 người, thì đến 324 cho rằng họ cảm thấy stress kinh khủng vì những giấc mơ như vậy. 

Tuy khoa học vẫn chưa thể khẳng định được nguyên nhân nhưng các chuyên gia cũng đưa ra hai giải thuyết như sau:

Đầu tiên là vì căng thẳng, lo lắng. Nếu như bạn cảm thấy lo sợ vì những gì sắp sửa xảy ra vào ngày hôm sau, bạn sẽ mơ thấy chính điều đó. Não bộ khi ấy sẽ mơ về việc thức dậy, sau đó tái tạo lại chính xác những gì khủng khiếp nhất có thể xảy ra.

Thuc-gia-false-awakening0d221619

Một số chuyên gia cho rằng, sự kỳ vọng không đáng có cũng có thể tạo ra giấc mơ này. Khi lo lắng, bạn sẽ tin rằng mình gặp ác mộng và thức dậy lúc nửa đêm, hoặc vào lúc sáng sớm. Quá trình này sẽ tạo ra hiện tượng "thức giả" mà bản thân bạn chẳng hề hay biết cho đến khi trực tiếp trải nghiệm.

Giải thuyết thứ hai cho rằng, do quá trình phân mảnh giấc ngủ của bộ não. Tức là, giấc ngủ của chúng ta được chia thành nhiều giai đoạn, trong đó có thể khu vực "mơ" và khu vực chị trách nhiệm cho nhận thức bỗng cùng lúc hoạt động. Nhờ vậy, những giấc mơ của bạn sẽ rất thực (còn gọi là vivid dream). Thậm chí bạn còn điều khiển được giấc mơ của mình mà không biết.

"Thức giả" - false awakening có phải là "bóng đè" - sleep paralyzed không?

Bạn phải xác định được, đây là hai hiện tượng dễ hây nhầm lẫn, chúng có những điểm khác nhau cơ bản. 

"Bóng đè" - sleep paralyzed có thể xảy ra khi đang ngủ lẫn lúc thức dậy. Nguyên nhân là vì có một giai đoạn não bộ khiến cơ thể bị tê liệt nhưng đồng thời trong lúc đó phần não chịu trách nhiệm cho nhận thức đột nhiên tỉnh dậy. Rốt cục, bạn có thể cảm nhận được rõ nét mọi thứ xung quanh, nhưng cơ thể không cách nào cử động, như có gì đó đè nặng lên ngực. 

Còn "thức giả" thì bạn vẫn có thể không cử động được, nhưng điều đó hoàn toàn diễn ra trong giấc mơ. Nguyên nhân gây ra không phải đến từ não bộ, mà do bạn quá sợ hãi mà thôi. 

Thuc-gia-false-awakening0d221618

Làm sao để thoát khỏi "thức giả" - false awakening?

"Mơ trong mơ" không phải là dấu hiệu của một bệnh lý. Trên thực tế, chúng khá phổ biến, đến mức gần như tất cả chúng ta có thể đã trải nghiệm mà không hay.

Song nếu những giấc mơ như vậy xuất hiện thường xuyên và làm phiền bạn quá nhiều, bạn nên cân nhắc đi gặp bác sĩ tâm lý. 

Xem thêm: Kleptomania là hội chứng gì?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận