Kleptomania là hội chứng gì?

Các nhà nghiên cứu giải thích, những người mắc hội chứng kleptomania thường cảm thấy vui vẻ, nhẹ nhõm, không còn bị áp lực, căng thẳng nữa khi được thực hiện hành vi trộm cắp. 

Đỗ Thu Nga
09:49 25/07/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Không nghèo nhưng thích trộm cắp

Truyền thông quốc tế đưa tin, tháng 12/2012, ông Collin Giroux, bang Maine (Mỹ) bị bắt tạm giam về 7 tội danh trộm cắp ôtô, tiền mặt và các đồ vật, đa số giá trị lớn. Giroux tuyên bố mắc chứng kleptomania, xin làm giám định thần kinh để được xóa tội.

Kleptomania-la-hoi-chung-gi

Kết luận điều tra xác định, ngày 1/1/2013 xác định Giroux có năng lực, có thể đánh giá đúng mức độ sai trái của hành vi và có thể lập kế hoạch tại thời điểm phạm tội. Ông ta hành động chủ đích và động cơ tư lợi, khác xa so với những mô tả về hội chứng kleptomania này, nên không thể là tình tiết giảm nhẹ. Ông Giroux phải nhận 3 năm tù treo và 2 năm quản chế.

Hội chứng kleptomania là gì?

Hội chứng kleptomania mà người đàn ông này mắc phải được mô tả lần đầu vào năm 1816. Nó được phân loại trong tâm thần học như một hội chứng rối loạn kiểm soát xung động. Hiệp hội Tâm thần học Mỹ sau này định nghĩa kleptomania, hay Trộm cắp cưỡng bức, là tình trạng thôi thúc không thể cưỡng lại được của việc ăn cắp.

Kleptomania-la-hoi-chung-gi-9

Hiểu một cách đơn giản, hội chứng kleptomania là tình trạng cơ thể mất khả năng chống lại cảm giác thôi thúc ăn cắp những đồ vật thường không thực sự cần và ít có giá trị. Đây là hội chứng rối loạn sức khỏe tâm thần hiếm gặp nhưng nghiêm trọng. Bởi nó gây ra cảm giác đau đớn cho bệnh nhân nếu họ không được điều trị.

Những người mắc bệnh này sống trong nỗi xấu hổ, sợ hãi vì họ sợ lộ bí mật, phải đi điều trị tâm thần. Tuy nhiên, họ lại chỉ cảm thấy thoải mái, nhẹ nhõm, áp lực được giảm đi khi thực hiện hành vi ăn cắp.

Hội chứng kleptomania khác gì trộm cắp?

Điều quan trọng cần lưu ý là hội chứng này không liên quan đến hành vi trộm cắp vì lợi ích cá nhân. Những người bị mắc hội chứng kleptomania này thường không ăn cắp đồ dựa vào động cơ tài chính. Họ ăn cắp chỉ để thỏa mãn tâm lý của mình.

Họ thường ăn cắp những món đồ thường không có nhu cầu sử dụng, hoàn toàn có thể mua được hoặc những thứ có giá trị nhỏ hay không có giá trị tiền tệ. Tang vật thường được cất đi, vứt, thậm chí là bí mật mang trả về nơi họ đã từng đánh cắp.

Kleptomania-la-hoi-chung-gi-8

Họ cũng thường ăn cắp một cách tự phát và đơn độc, không có kế hoạch, trong khi hầu hết các vụ trộm cắp hình sự đều được lên kế hoạch trước và có thể có đồng phạm.

Bệnh nhân kleptomania đều ăn cắp ở những nơi công cộng, chẳng hạn như cửa hàng và siêu thị. Một số có thể ăn cắp của bạn bè hoặc người quen, chẳng hạn như tại bữa tiệc.

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng kleptomania

Cho đến nay, nguyên nhân dẫn đến hội chứng kleptomania vẫn là một bí ẩn. Các nhà phân tâm học cho rằng, đây là phản ứng cho một số loại mất mát nghiêm trọng trong quá khứ. Mấu chốt của việc điều trị nằm ở việc khám phá ra mất mát đó là gì.

Trong đó, các nhà nghiên cứu cho rằng, có thể liên quan đến các vùng cụ thể của não và có thể có sự rối loạn điều hòa của một số chất dẫn truyền thần kinh, rối loạn chức năng ở thùy trán của não.

Tỷ lệ người mắc hội chứng kleptomania là bao nhiêu?

Theo một nghiên cứu tại Mỹ, tỷ lệ dân số mắc hội chứng kleptomania là khoảng 0,6% trong đó, 67% người bệnh là phụ nữ. Bệnh thường có biểu hiện ở cuối tuổi vị thành niên và chớm trưởng thành.

Giới y khoa của Mỹ ước tính, kleptomania chiếm 5% tổng số các hành vi trộm đồ ở Mỹ, thiệt hại kinh tế hàng năm khoảng 500 triệu USD.

Kleptomania-la-hoi-chung-gi-7

Nếu không được điều trị, hội chứng này có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về tình cảm, gia đình, công việc, pháp lý và tài chính. Nó còn có liên quan đến các rối loạn tâm thần khác, đặc biệt là tính khí thất thường, lo lắng, chứng ăn vô độ, khởi đầu của chứng mê sảng. Trong những trường hợp nặng, trầm cảm do kleptomania có thể dẫn đến tự gây thương tích và thậm chí có thể dẫn đến tự tử.

Bởi ăn cắp là bất hợp pháp, sự rối loạn này có thể dẫn đến những hậu quả pháp lý đáng kể. Những người mắc chứng kleptomania có thể phải đối mặt với việc bắt giữ, xét xử và tống giam do các triệu chứng của họ.

Một nghiên cứu trên các bệnh nhân lâm sàng ở Mỹ cho thấy hơn 68% những người mắc chứng kleptomania từng bị bắt vì ăn cắp; 20% trong số những bệnh nhân này bị kết án và bị giam giữ.

Người mắc hội chứng kleptomania thường biểu hiện ra sao?

- Người mắc hội chứng này trộm cắp đơn giản vì bị thôi thúc quá mạnh khiến họ không thể cưỡng lại được.

- Các đợt kleptomania thường xảy ra một cách tự phát, thường không có kế hoạch và không có sự giúp đỡ hoặc hợp tác từ người khác.

- Hầu hết những người mắc kleptomania đều ăn cắp ở nơi công cộng như cửa hàng và siêu thị. Một số có thể ăn cắp của bạn bè hoặc người quen như tại bữa tiệc.

Kleptomania-la-hoi-chung-gi-5

- Thông thường, những món đồ bị đánh cắp không có giá trị gì đối với người mắc chứng kleptomania, họ có đủ khả năng để tự mua.

- Những đồ bị đánh cắp thường được cất đi, không bao giờ được sử dụng. Chúng cũng có thể được tặng, cho gia đình, bạn bè, hoặc thậm chí bí mật trả lại nơi lấy cắp.

- Cảm giác thôi thúc ăn cắp có thể đến và đi hoặc cường độ thấp hoặc cao theo thời gian.

Hội chứng kleptomania có thể chữa trị không?

Vì nguyên nhân không rõ ràng nên hiện nay chưa có phương thức ngăn chặn hiệu quả. Song hai trong số các phương pháp điều trị phổ biến là sử dụng thuốc ức chế tái hấp thu serotonin, thuốc chống trầm cảm; và trị liệu tâm lý.

Kleptomania-la-hoi-chung-gi-6

Nếu người thân hoặc  thành viên trong gia đình mắc hội chứng kleptomania, hãy nhẹ nhàng nêu lên mối lo ngại với họ. Hãy nhớ rằng chứng kleptomania là một tình trạng sức khỏe tâm thần, không phải là một khuyết điểm về tính cách, vì vậy không nên dùng thái độ đổ lỗi hoặc buộc tội.

Hội chứng kleptomanian có thể gây ra biến chứng gì?

Nếu không được điều trị, hội chứng kleptomania có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về tình cảm, gia đình, công việc, pháp lý và tài chính. Các biến chứng và tình trạng khác liên quan đến hội chứng kleptomania có thể bao gồm:

Các rối loạn kiểm soát khác như cờ bạc, cưỡng bức

Lạm dụng rượu và chất kích thích

Rối loạn nhân cách

Rối loạn ăn uống

Phiền muộn

Rối loạn lưỡng cực

Lo âu

Suy nghĩ tự tử, cố gắng tự sát và tự sát

Xem thêm: Hội chứng Aphasia là gì?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận