Thời Mạt pháp là gì và dự ngôn của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni về thời Mạt pháp?

Theo ghi chép của nhà Phật, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từng dự ngôn, sau khi ngài ly thế cũng chính là vào thời kỳ Mạt pháp thì Phật Pháp mà ngài truyền dạy sẽ bị phá hư, diệt vong.

Đỗ Thu Nga
11:39 13/01/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thời Mạt pháp là gì?

Mạt pháp (tiếng Trung: Mòfǎ 末法; tiếng Nhật: Mappō 末法). Trong tư tưởng Phật giáo Đại thừa Đông Nam Á nhất là Tịnh độ tông, Mạt pháp là từ chỉ giai đoạn ở đó các giáo lý mà Phật dạy (Pháp) bị mai một (mạt) và chỉ còn là hình thức. Trong giai đoạn Mạt pháp đa số tu sĩ, tín đồ không hiểu hoặc hiểu sai Phật pháp. Thời điểm Mạt pháp bắt đầu được cho là 1500 năm sau khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni niết bàn. Mạt pháp là giai đoạn tiếp theo sau Chính pháp và Tượng pháp.

Theo nghiên cứu, Mạt pháp được nhắc đến nhiều trong các kinh điển Đại thừa, ví dụ như trong Đại Tập kinh giải thích rằng: Mạt pháp là giai đoạn của các xung đột. Khi những cuộc cãi vã và tranh chấp nảy sinh giữa những người tuân thủ theo lời dạy của Phật và chân lý sẽ bị che khuất và mất đi. Khi đó thời đại xấu xa sẽ "lên ngôi". Nó gây rối loạn xã hội, Phật giáo mất đi quyền lực mang lại lợi ích cho người dân, vì những người được sinh ra trong thời Mạt pháp không có hạt giống của Phật quả gieo vào họ.

thoi-mat-phap-la-gi-5
Vào thời Mạt pháp sẽ xuất hiện nhiều tăng nhân giả

Có thể thấy, trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa ở chương 21 có viết, Phật tiên đoán rằng, một boddhisatva sẽ được sinh ra trong thời Mạt pháp với trách nhiệm quảng bá Phật giáo, giúp xóa đi bóng tối và đưa con người tới chứng ngộ.

Còn Phật giáo Nichiren tại Nhật Bản tin rằng, Nichiren (1222 - 1282) chính là bị boddhisatva đã được Phật nhắc tới trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa khi ông tuyên bố rằng bộ kinh này là phù hợp nhất cho thời Mạt pháp. Nichiren nói rằng mọi Phật tử cần quảng bá kinh này ngay cả khi bị đe dọa. Bản thân Nichiren bị phản đối và bị đưa ra tòa án nhiều lần, dẫn đến việc ông bị đi đày, nhưng ông coi đó là một phần nhiệm vụ của ông trong cuộc đời và coi đây là cách để hóa giải nghiệp lực.

Dự ngôn về thời Mạt kiếp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có trong tác phẩm "Phật thuyết pháp diệt tẫn kinh" (Pháp diệt tận kinh). Đây là tác phẩm kinh điển của nhà Phật. Người đời sau không xác định được ai đã dịch bộ kinh này nhưng theo các tiền nhân suy tính thì nó được xác nhận là dịch ra vào thời Lưu Tống. 

Trong cuốn kinh này có ghi lại lời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni về những biến hóa dị thường sẽ xảy ra sau khi ngài niết bàn. 

Theo đó, hơn 2500 năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng dự ngôn, sau khi ngài ly thế, cũng chính là vào thời kỳ Mạt pháp thì Phật pháp mà ngài truyền dạy sẽ bị phá hư, diệt vong. Trong thời kỳ Mạt pháp sẽ xuất hiện rất nhiều tăng nhân giả làm thiện tri thức đưa chúng sinh lầm đường lạc lối.

Dự ngôn của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Theo Kinh Phật, lúc ấy, Phật Thích Ca Mâu Ni ở nước  Kuśinagara của Ấn Độ Cổ thì có nhiều tín đồ và dân chúng tụ tập quanh ngày nghe thuyết pháp. Dù cho tín đồ chúng sanh chắp tay bái nhưng Phật Thích Ca Mâu Ni vẫn im lặng không nói gì, ánh hào quang quanh người ngài cũng không xuất hiện nữa. 

Khi ấy, Phật Thích Ca mâu Ni đã ở dưới cội bồ đề khai ngộ, truyền giảng pháp được 49 năm. Các đệ tử của ngài đã sớm quen với việc nghe giảng pháp. Hơn nữa, họ cũng quen với việc phật quang hiển ra khi ngài đang giảng.

Một trong 10 đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni lúc ấy là Tôn giả A Nam cảm thấy không hiểu liền hướng đến Phật hỏi nguyên can. Sau 3 lần thỉnh cầu, Phật mới khai thị và đưa đáp lời: “Nay Chánh Pháp duy trụ 500 năm”. Trong đoạn mười bảy “Phân Diêm Phù đề phẩm” của quyển thứ 55 “Nguyệt Tạng Phân” của “Đại Tập Kinh”, sau khi giảng về thời kỳ “cháy rực xán lạn trên đời… bởi vì Pháp của ta vẫn còn giải thoát kiên cố”, Phật Thích Ca có giảng tiếp về 2.000 năm sau đó:

“… Sau 500 năm, Chánh Pháp của ta, Thiền Định, Tam Muội được kiên cố vững chắc. Kế 500 năm, đọc tụng, nghe nhiều được kiên cố vững chắc. Kế 500 năm, ở trong Pháp ta xây nhiều tháp tự được kiên cố vững chắc. Kế 500 năm, ở trong Pháp ta, tranh giành, tranh luận, ca tụng, “Pháp rõ ràng” đã ẩn kín không còn, tổn giảm kiên cố. Này những bậc thông hiểu thanh tịnh! Cứ thế về sau, ở trong Pháp ta, tuy cạo đi tóc râu, mặc lên áo cà sa, huỷ phá giới cấm, hành xử không như Pháp, là Tì Kheo giả” – (dẫn từ zhengjian.org).

Phật Thích Ca Mâu Ni đã dự báo, sau khi trải qua 500 năm cũng chính là hơn 2500 năm và là thời điểm hiện tại, khi các tăng nhân trong Pháp của ngài, tuy cạo trừ tóc, thân mặc áo cà sa nhưng họ đã "phá hủy giới cấm, hành không như Pháp", đều đã là những "Tì kheo giả". 

thoi-mat-phap-la-gi-8
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng về thời Mạt pháp của Phật pháp

Theo "Phật tuyết pháp diệt tẫn kinh: ghi chép, Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói với Tôn giả A Nam và các tín đồ, chúng sinh có mặt rằng, sau khi ngài ly thế, cũng chính là vào thời kỳ mạt pháp mạt kiếp thì Phật pháp mà ngài truyền dạt sẽ bị phá hư, diệt vong. Là người giác ngộ đại trí đại huệ, Phật Thích Ca Mâu Ni thập phần hiểu rõ vận mệnh pháp mà ngài truyền giảng.

Ngài cũng đem xã hội nhân loại lúc này gọi là "Ngũ nghịch trọc thế", "ma đạo hưng thịnh". Có nghĩa là, lúc này ma tác sa môn phôi loạn ngô đạo., Ma quỷ chuyển thế xuất gia đến chùa tu hành, phá hoại Phật pháp. Lúc ấy sẽ bại hoại đến mức, mặc áo cà sa có ngũ sắc, uống rượu, ăn thịt, sát sinh, tham vị, không có tâm tư hơn nữa còn ghen tức đố kỵ.

Trong “Pháp diệt tận kinh” viết: “Tự cung vu hậu bất tu đạo đức, tự miếu không hoang, vô phục tu lý, chuyển tựu hủy hoại. Đãn tham tài vật, tích tụ bất tán, bất tác phúc đức; phán mại nô tì, canh điền xung thực, phần hủy sơn lâm, thương hại chúng sinh, vô hữu từ tâm; nô vi tì khưu, tì vi tì khưu ni, vô hữu đạo đức, dâm điệt trọc loạn, nam nữ bất biệt. Lệnh đạo bạc đạm, giai do tư bối; hoặc tị huyện quan, y ỷ ngô đạo, cầu tác sa môn, bất tu giới luật, nguyệt bán nguyệt tận, tuy danh tụng giới, yếm quyện giải đãi, bất dục thính văn, sao lược tiền hậu, thiết hữu đậu giả, bất thức tự câu, vi cường ngôn thị, bất tư minh giả, cống cao cầu danh, hư hiển nha bộ, dĩ vi vinh ký, vọng nhân cung dưỡng".

Những ma sư sau khi đã hủy hoại Phật pháp, tạo nghiệp xong rồi cũng không dụng tâm tu đạo đức. Chùa chiền lúc này trở thành nơi ở của kẻ buôn, đầu cơ. Thậm chí chùa chiền hoang phế không người tu sửa, cuối cùng bị hủy hoại.

Đức Phật thuyết Kinh Pháp Diệt Tẫn

Trích từ sao lục của SENG YU Bản dịch Hán văn: Vô danh

Đại Chánh Tạng Quyển 13 Hịệt 1118 Số 396 Niết Bàn Bộ

Bản dịch Anh ngữ: Tỷ-khưu THÍCH HẰNG THẬT Vạn Phật Thánh Thành - Hoa Kỳ

Bản dịch Việt ngữ: THÍCH NHUẬN CHÂU (Tịnh thất Từ Nghiêm, Đại Tòng Lâm)

Ban Việt Dịch Vạn Phật Thánh Thành đối chiếu Hán văn và hiệu đính

Kệ khai kinh

Phật pháp cao siêu rất thẳm sâu,

Trăm ngàn muôn kiếp khó tầm cầu.

Con nay nghe thấy chuyên trì tụng,

Nguyện tỏ Như Lai nghĩa nhiệm mầu.

Như thật tôi nghe, một thời Đức Phật ở thành Câu-thi-na. Như Lai sẽ nhập niết-bàn trong vòng ba tháng nữa, nên các tỷ-khưu, tỷ-khưu ni cũng như vô số các loài hữu tình đến để cung kính đảnh lễ. Thế tôn tĩnh lặng , ngài không nói một lời và hào quang không xuất hiện. Ngài A-nan cung kính đảnh lễ và hỏi:

“Bạch Thế tôn, từ trước đến nay khi nào Thế tôn thuyết pháp, ánh sáng oai nghi của Thế tôn đều tự nhiên xuất hiện, nhưng hôm nay trong đại chúng, không thấy ánh hào quang ấy từ Thế tôn tỏa ra nữa, chắc hẳn có nhân duyên gì, chúng con mong muốn nghe Đức Thế tôn giảng giải".

 

thoi-mat-phap-la-gi-9
Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói đến một cứu cánh cho toàn nhân loại ngày nay, đó là khi “Chuyển Luân Thánh Vương”

Đức Phật vẫn im lặng không trả lời, cho đến khi A-nan cầu thỉnh đến ba lần, lúc đó Đức Phật mới bảo A-nan:

“Sau khi Như Lai nhập niết-bàn, khi giáo pháp bắt đầu suy yếu, trong đời ngũ trược ác thế, ma đạo sẽ rất thịnh hành, ma quỷ biến thành sa-môn, xuyên tạc phá hoại giáo pháp của ta. Chúng mặc y phục thế tục , ưa thích y phục đẹp đẽ, cà sa sặc sỡ; uống rượu, ăn thịt; giết hại sinh vật tham đắm mùi vị; không có lòng từ, thường mang sân hận, đố kỵ lẫn nhau.

“Vào lúc ấy, sẽ có các vị Bồ-tát, Bích-chi Phật, A-la-hán hết sức tôn kính, siêng năng tu đức, được mọi người kính trọng tiếp đãi., họ đều giáo hóa bình đẳng. Những người tu đạo này thường cứu giúp kẻ nghèo, quan tâm người già, cứu giúp người gặp cảnh nghèo cùng khốn ách. khuyến khích mọi người thờ phượng, hộ trì kinh tượng. Họ thường làm công đức, hết lòng từ bi làm lành, không hại kẻ khác. hy sinh giúp đỡ không tự lợi mình , thường nhẫn nhục nhân hòa.

“Nếu có những người như vậy, thì các tỷ-khưu tà ma đều ganh ghét họ, ma quỷ sẽ nổi ác phỉ báng, xua đuổi trục xuất các vị tỷ-khưu chân chính ra khỏi tăng viện. Sau đó, các tỷ-khưu ác ma này không tu đạo đức, chùa chiền tu viện sẽ bị hoang vắng, cỏ dại mọc đầy. Do không chăm sóc bảo trì, chùa chiền trở thành hoang phế và bị lãng quên, các tỷ-khưu ác ma sẽ chỉ tham lam tài vật tích chứa vô số của cải không chịu buông bỏ, không tu tạo phước đức.

“Vào lúc đó các ác ma tỷ-khưu sẽ buôn bán nô tỳ để cày ruộng, chặt cây đốt phá núi rừng, sát hại chúng sanh không chút từ tâm. Những nam nô trở thành các tỷ-khưu và nữ tỳ thành tỷ-khưu ni không có đạo đức, dâm loạn dơ bẩn, không cách biệt nam nữ. Chính những người này làm đạo suy yếu phai dần. Những người chạy trốn luật pháp sẽ tìm đến quy y trong đạo của ta, xin làm sa-môn nhưng không tu giới luật. Giữa tháng cuối tháng tuy có tụng giới, nhưng chỉ là trên danh nghĩa. Do lười biếng và phóng dật, không còn ai muốn nghe nữa. Những ác sa-môn này sẽ không muốn tụng toàn văn bản kinh, tóm tắt đoạn đầu và cuối bản kinh theo ý của họ . Chẳng bao lâu, việc tụng tập kinh điển cũng sẽ chấm dứt. Cho dù vẫn còn có người tụng kinh, nhưng họ lại không hiểu câu văn. vẫn khăng khăng cho họ là đúng, tự phụ, kiêu căng mong cầu danh tiế ng , ra vẻ tao nhã để mong cúng dường.

Khi mạng căn của các ma ác tỷ-khưu này chấm dứt, thần thức của họ liền đọa vào địa ngục A-tỳ. Đã phạm phải 5 tội trọng, nên họ phải tái sinh liên tục chịu khổ trong loài quỷ đói và súc sinh. Họ sẽ nếm những nỗi thống khổ trong vô số kiếp nhiều như cát sông Hằng. Khi tội hết, họ sẽ tái sinh ở những vùng biên địa, nơi không có Tam bảo lưu hành.

“Khi chánh pháp sắp biến mất, phụ nữ sẽ trở nên tinh tấn và thường làm việc công đức. Đàn ông sẽ trở nên lười biếng và sẽ không còn ai giảng pháp . Những vị sa-môn chân chính sẽ bị xem như đất phân và không ai tin ở các vị ấy nữa. Khi chánh pháp sắp suy tàn, chư Thiên sẽ bắt đầu khóc lóc, sông sẽ khô cạn và năm thứ cốc loại không chín (mất mùa, đói kém). Bệnh dịch thường xuyên xảy ra, cướp đi vô số mạng người. Dân chúng phải làm việc cực khổ, quan chức địa phương mưu tính lợi riêng, không thuận theo đạo lý, đều ưa thích rối loạn. Người ác gia tăng nhiều như cát dưới biển, người thiện rất ít, hầu như chỉ có được một hoặc hai người.

“Khi kiếp sắp hết, vòng quay của mặt trời và mặt trăng trở nên ngắn hơn và mạng sống của con người giảm lại. Bốn mươi tuổi đầu đã bạc . Đàn ông dâm dục, cạn kiệt tinh dịch nên sẽ chết trẻ, thường là trước 60 tuổi. Khi mạng sống của nam giới giảm, thì mạng sống cuả nữ giới tăng đến 70, 80, 90 hoặc đến 100 tuổi.

«Những dòng sông lớn sẽ dâng cao bất thường không đúng với chu kỳ tự nhiên, nhưng con nguời không để ý hoặc không quan tâm. Khí hậu khắc nghiệt được xem là điều bình thường. Người các chủng tộc lai tạp lẫn nhau không phân quý tiện, chìm đắm, trôi nổi như cá rùa kiếm ăn .

«Lúc đó các vị Bồ-tát, Bích-chi Phật, A-la-hán bị chúng ma xua đuổi trục xuất không còn cùng dự trong chúng hội . Giáo lý Tam thừa vẫn được lưu hành ở vùng hẻo lánh, những người tu tập vẫn tìm thấy sự an lạc và thọ mạng kéo dài. Chư thiên sẽ bảo vệ và mặt trăng sẽ chiếu sáng họ, giáo pháp Tam thừa sẽ có dịp hòa nhập và chính đạo sẽ hưng thịnh. Tuy nhiên, trong năm mươi hai năm, kinh Thủ-lăng-nghiêm và Kinh Bát-chu Tam-muội sẽ bị sửa đổi trước tiên rồi biến mất. Mười hai bộ kinh sau đó sẽ dần dần bị tiêu trầm cho đến khi hoại diệt hoàn toàn và không bao giờ xuất hiện lại nữa. Văn tự kinh điển sau đó hoàn toàn không được biết đến, giới y của sa-môn sẽ tự bị biến thành màu trắng.

«Khi giáo pháp của ta sắp biến mất, cũng giống như ngọn đèn dầu tỏa sáng lên trong chốc lát trước khi tàn lụi, chánh pháp cũng bừng sáng rồi suy tàn. Từ đó về sau khó nói chắc được điều gì sẽ xảy ra.

«Thời kỳ này sẽ kéo dài suốt mười triệu năm. Khi Đức Di-lặc sắp thị hiện ở thế gian để thành vị Phật tiếp theo, các cõi nước đều được hoàn toàn an vui. Khí độc sẽ bị tiêu tán, mưa nhiều và đều đặn, n ăm thứ cốc loại tươi tốt , cây cối sum suê cao lớn, và loài người sẽ cao đến tám trượng (hơn 24 mét) tuổi thọ trung bình của con người sẽ đến 84.000 năm, chúng sanh được độ khó có thể tính đếm được.»

Ngài A-nan thưa thỉnh Đức Phật :

«Bạch Thế tôn, chúng con nên gọi Kinh này là gì, và làm thế nào để phụng trì kinh ấy?»

Đức Phật bảo :

«Này A-nan, kinh này gọi là Pháp Diệt Tận. Hãy dạy cho mọi người truyền bá rộng rãi kinh này. Những ai truyền bá kinh nầy, công đức của những người ấy không thể nghĩ bàn, không thể nào tính đếm được.»

Khi bốn chúng đệ tử nghe nói kinh này rồi, họ đều rất đau lòng và buồn tủi, mỗi người đều phát tâm tu đạo để đạt đến quả vị Thánh tối thượng, họ cung kính đảnh lễ Đức Phật rồi lui ra.

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận