Tây Tiến - Nét hào hùng, hào hoa, hòa điệu

Chầm chậm đọc những lời bình của TS. Chu Văn Sơn về Tây Tiến để thấy đây là một bản hùng ca có hào hùng nhưng cũng không kém phần hào hoa.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nếu nỗi nhớ làm hình tượng sống dậy thì hình tượng làm cho nỗi nhớ có khối có hình. Cả hai thấm đượm trong nhau đem đến cho cho thi phẩm một sự sống thơ. Hình tượng người Tây Tiến ở đây là bức chân dung hòa chung của cả cái tôi Tây Tiến ẩn hiện đó đây cùng đoàn chiến binh Tây Tiến được khắc họa trong toàn bài.

Cảm nhận nghệ thuật, người ta cứ thích phân lập người với cảnh. Phân lập để khỏi lẫn, là nên. Nhưng cà tin vào phân lập, vô hình trung đang tách cá khỏi nước. Trong một chỉnh thể nghệ thuật, nhất là với thơ, cảnh và người nhị vị mà nhất thể. Không chỉ theo nghĩa quen mòn một chiều: cảnh là phông nền để tôn con người . Mà là quan hệ hai chiều máu thịt: cảnh xâm nhập vào người, người san mình vào cảnh. Cuộc gặp gỡ con người với cảnh vật nơi này là một mối lương duyên. Chất người Tây Tiến chỉ tỏa sáng khi cọ sát và tôi luyện trong thiên nhiên miền Tây. Và chốn rừng thiên nước độc kia chỉ thực sự thành trang thơ này khi in soi vào những tâm hồn Tây Tiến. Thậm chí, cảnh đã ấp vào nó dáng người, người đã pha vào mình nét cảnh. Tấy Tiến hào hùng và hào hoa là bởi miền Tây dữ dội và thơ mộng. Có thể nói cảnh miền Tây và người Tây Tiến là một cặp tương thân.

Gian nan bao giờ cũng được xem là ngọn lửa thử vàng đối với chí khí anh hùng. Chả thế mà có câu:"Lửa thử vàng, gian nan thử sức", lại có câu:"Lao xao sóng vỗ ngọn tùng/ Gian nan là nợ anh hùng phải vay" (Đào Tấn). Để làm bật lên chí khí anh hùng, văn chương xưa nay thường phải đặt nhân vật vào hoàn cảnh đặt thù là gian nan thử thách. Ở đây cũng thế. Vẻ kiêu hùng có lẽ là ấn tượng mạnh nhất mà quân Tây Tiến đã in vào tâm trí Quang Dũng. Họ là "Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng" (Chính Hữu) đã mang cái chí của nam nhi thời loạn, đã xếp bút nghiên ra sa trường. Gian nan chốn sa trường vừa là thách thức vừa là cơ hội để chất kiêu hùng Tây Tiến tỏa sáng. Dường như, mạch cấu tứ cũng dựa một phần vào sự tăng cấp của gian nan. Thiên nan vạn nan liên tiếp giăng ra hòng bẻ gãy ý chí của họ. Nhưng họ quyết đương đâu với và cứ lần lượt vượt qua. Nào những dãi dầu thân xác trong dằng dặc thời gian: "Anh bạn dãi dàu không bước nữa/ Gục lên súng mũ bỏ quên đời". Nào sự hiểm trở của lộ trình: "Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm/ Heo hút cồn mây súng ngưởi trời". Nào oai linh bí hiểm của rừng thiêng nước độc luôn uy hiếp tinh thần: "Chiều chiều oai linh thác gầm thét". Rồi sự rình rập của thú dữ:" Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người". Rồi sự hoành hành của dịch bệnh nơi lam sơn chứng khí làm sinh lực tiêu hao: "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc"... Trong hành trình của ý chí, thử thách cuối cùng, ngọn lửa thử vàng cuối cùng bao giờ cũng là cái chết. Không vượt qua nó, làm sao có thể kiêu hùng! Nhưng kể cả thử thách cam go nhất ấy, họ cũng vượt qua. Họ có thể chết, nhưng không khuất phục cái chết, trái lại, họ đón nhận đầy ngạo nghễ: "Áo bào thay chiếu anh về đất/ Sông Mã gầm lên khúc độc hành".

tay-tien-net-hao-hung-hao-hoa-hoa-dieu

Hào hùng là nét nổi, nhưng hào hoa cũng không hẳn là nét chìm. Nói hào hoa là nói phẩm chất nghệ sĩ. Nó được nhìn nhận trong quan hệ con người với cái đẹp, gồm cả cái đẹp trong cuộc đời, trong thiên nhiên, và trong nghệ thuật. Một người hào hoa không thể thiếu sự nhạy cảm với cái đẹp, thái độ trân trọng cái đẹp và cư xử đẹp. Quân Tây Tiến trên bất cứ bước đường nào, dù gian truân đến đâu cũng không hờ hững với vẻ đẹp của tạo vật. Lúc nao lòng trước một thế núi kì vĩ:"Ngàn thước lên cao ngàn thước xuông", lúc lại phóng hết tầm mắt mà tận hưởng một bức tranh mông lung mờ ảo của họa sĩ thiên nhiên:"Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi". Đã là kẻ hào hoa thì sao có thể thiếu...hoa. Thế giới Tây Tiến vậy mà tràn ngập những hoa. Này là "Mường Lát hoa về trong đêm hơi", này là "Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa". Rồi thì "Hồn lau nẻo bến bờ", rồi thì "Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa"... Nhọc nhằn đến mấy học cũng không thể thiếu những đêm văn nghệ với tiếng khèn, điệu múa, nét nhạc, lời thơ,...Nhưng, đáng kể nhất vẫn là niềm quyến luyến với tình người, tình yêu. Ngày thì "Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói/ Mai Châu mùa em thơm nếp xôi". Đêm thì "Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm"...Còn gì có thể hào hoa và tình tứ hơn?

Sở hữu cả hai phẩm chất kiêu hùng và hào hoa, nghĩa là trong cốt cách có sự hài hòa giữa chí anh hùng và hồn nghệ sĩ. Thảo nào, người đọc vẫn xem người lính Tây Tiến là hình tượng lãng mạn, lí tưởng. Thơ viết về người lính thì vô vàn, nhưng trụ được qua thời gian như một tượng đài bằng ngôn từ thế này thì rất ít.

Xem thêm: Phân tích "sự hi sinh" trong Tây Tiến

Đọc thêm

Nói đến Quang dũng là nói đến một trang tài hoa của xứ Đoài. Ông thuộc tuýp nghệ sĩ đa tài. Làm thơ, viết văn, làm nhạc, vẽ tranh,... mỗi loại đều ít nhiều thành tựu...

Sự đối chọi và hòa điệu trong 'Tây Tiến'
0 Bình luận

Đây là một bài viết hay của TS. Chu Văn Sơn, các bạn học sinh nên tham khảo để nâng trình viết văn của mình.

Bàn về nỗi nhớ và mạch thơ trong 'Tây Tiến'
0 Bình luận

Với con mắt tinh tế, một sự trải nghiệm về cuộc kháng chiến của dân tộc, Quang Dũng và Chính Hữu – hai thi sĩ cách mạng đã phác họa chân dung người lính thật oai hung, cao đẹp, giàu lòng nhiệt huyết, yêu nước, chấp nhận hy sinh để bảo vệ nước nhà.

Chân dung người lính qua 'Tây Tiến và 'Đồng chí'
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất