Tạm biệt em - "chú lính chì" không còn tập bước chân hành quân

Tạm biệt em - "chú lính chì" dũng cảm, người lính kiên cường dám đối mặt với số phận nghiệt ngã của chính mình. Em ra đi, về nơi không còn đau đớn... nhưng sự lạc quan của em đã trở thành năng lượng tích cực truyền cảm hứng đến rất nhiều người.

Đỗ Thu Nga
09:56 26/05/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Em Nguyễn Văn Phú (sinh năm 1999, quê ở Tân Biên, Tây Ninh) là sinh viên trường Sĩ quan Lục quân 2 - Đại học Nguyễn Huệ (Đồng Nai). Với chàng trai 22 tuổi, quãng đời sinh viên đẹp nhất cũng là quãng thời gian chiến đấu với căn bệnh ung thư xương quái ác. 

Nhưng cũng trong thời gian đó, giữa 6 lần hóa trị, 35 lần xạ và 3 lần đục xương chân, Phú đã xuất bản 2 cuốn sách. Sau đó, em dự định cho ra mắt cuốn sách thứ 3. Đó là cuốn sách nói về tình yêu đối với căn bệnh ung thư của mình... 

Nghe lạ lắm phải không, nhưng đó là năng lượng tích cực mà Phú muốn lan tỏa đến cộng đồng người mắc ung thư nói riêng và cộng đồng nói chung. Chúng ta không tiêu diệt hết bệnh tật thì hãy sống chung và yêu thương nó. Coi nó như một phần sinh mệnh của mình... Như thế, mọi chuyện sẽ trở nên đơn giản hơn!

"Chú lính chì" thôi bước tập hành quân vì ung thư

Theo tờ Tuổi trẻ, hồi đầu năm 2021, em Nguyễn Văn Phú vẫn còn khỏe lắm. Khi ấy, em vẫn còn mải miết tập luyện trên thao trường. Thế mà sau 3 tháng, "chú lính chì" đã phải quanh quẩn bên giường bệnh. Tâm trí của Phú lúc nào cũng hướng về giảng đường, về kỳ thi tốt nghiệp vào tháng 6/2021. Nhưng đôi chân thì không còn sức để bước tiếp.

Tam-biet-em-chu-linh-chi-khong-con-tap-buoc-chan-hanh-quan-5
"Chú lính chì" thời còn khỏe mạnh

Bên khung cửa sổ Bệnh viện Quân y 175, Phú lặng lẽ nhìn dòng người hối hả bước đi, mỉm cười với nhau. Rồi em lại trở về giường bệnh với chiếc laptop đang mở sẵn. Chàng trai ấy vẫn đang bận rộn làm việc. Đơn đặt hàng cho 2 cuốn sách cứ ùn ứ chờ phú chốt... 

Biến cố ập đến khi Phú là sinh viên năm 2 Trường Đại học Nguyễn Huệ. Trong một lần hành quân ở đơn vị, Phú bất ngờ cảm thấy chân đau điếng như có ngàn mũi khoan đục vào xương tủy rồi gục ngã. Cú ngã cũng nhẹ, toàn thân không trầy xước gì nhưng phải mất một hồi lâu mới đứng lên được. Phú mím môi mấy lần cố bước tiếp nhưng không sao đi được, cái chân phải cứng đơ như củi. Đó cũng là lần đầu Phú khóc vì buồn, vì sợ hãi và bất lực.

Tam-biet-em-chu-linh-chi-khong-con-tap-buoc-chan-hanh-quan
"Tôi vẫn đang ấp ủ lớp học chữ cho trẻ em nghèo miền núi. Và tôi sẽ thực hiện nếu trời con cho tôi khỏe" - Nguyễn Văn Phú

Sau lần ấy, Phú được đưa đi khám và chẩn đoán bị viêm xương. Em đã vượt qua kỳ thi cuối năm 2 bằng những liều thuốc kháng sinh. Nhưng những cơn đau không chịu buông tha.

Cuối năm 2019, sau một loạt xét nghiệm... Phú và gia đình được bác sĩ thông báo, mắc bệnh ung thư xương. Bố mẹ thương Phú nên đưa con đi khắp các bệnh viện lớn nhỏ để tìm phương án điều trị hiệu quả nhất.

Tam-biet-em-chu-linh-chi-khong-con-tap-buoc-chan-hanh-quan-0
Mẹ đồng hành cùng Phú suốt chặng đường vượt qua bệnh tật

Chia sẻ với báo Dân Việt, Phú tùng nói: "Những ngày đầu tiên đó, biết bao nhiêu lần, em thầm ước, đây chỉ là một cơn ác mộng và chỉ cần mình mở mắt dậy, mọi chuyện sẽ trở lại bình thường. Rất tiếc, đó không phải là một giấc mơ. Cuộc sống ngoài kia vẫn tiếp diễn, chỉ có cuộc đời em là dừng lại. Em sắp chết. Em nghĩ những cảm xúc này, bất kỳ một người bệnh nào khi nhận kết luận mình bị mắc ung thư cũng đều trải qua ít nhiều".

"Chú lính chì" lì lợm

Bác sĩ nói, khối u của Phú nằm ở chân phải nên phương án chữa trị là: "Nếu được thì ung thư ở đâu cắt ở đó, còn không phải xạ trị". Năm đó, theo lời bác sĩ, nếu Phú chọn cắt chân thì tỉ lệ thành công khoảng 80%, còn khả năng thất bại nếu xạ trị lên đến khoảng 70%.

Đau đớn vì đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn bị ung thư, bà Lê Thị Thu Trang (50 tuổi, mẹ Phú) muốn con chọn cắt chân. Song lựa chọn của Phú cũng là điều dễ hiểu. Làm sao một chàng trai tuổi đôi mươi có thể chấp nhận mình mất một bên chân.

"Bác sĩ cũng khuyên can vì tỉ lệ thành công khi xạ trị chỉ 30%, nhưng nó lì lắm", bà Trang nhớ lại.

Tam-biet-em-chu-linh-chi-khong-con-tap-buoc-chan-hanh-quan-4
Ảnh: Dân Việt

Tết năm 2020, bác sĩ bệnh viện Quân y 175 bắt đầu truyền những toa thuốc đầu tiên. Cạnh cơn đau dai dẳng, Phú còn phải chịu đựng những đợt mệt khủng khiếp do thuốc gây ra. Nhiều khi quá đau, Phú đã cầu xin cho mình hôn mê để quên đi hiện tại.

Nhưng cũng trong nỗi đau ấy, Phú - chàng trai từng đạt giải nhì kỳ thi học sinh giỏi toán Casio tỉnh Tây Ninh năm 2017 bắt đầu viết sách. Cuốn sách đầu tiên của em có tên "Bạn sinh ra để sống", được NXB Thanh Niên in, với nội dung về "cuộc chiến đấu kiên cường" với bệnh tật để theo đuổi ước mơ của những bệnh nhân ung thư mà Phú là nhân vật chính. 

Hơn 8.000 bản được bạn đọc cả nước tiếp cận khi sách lan tỏa được niềm tin, nghị lực và cảm hứng vô tận khích lệ giá trị sống là chính mình. " "Nếu muốn làm nên nhiều điều ý nghĩa cho cuộc đời, muốn tạo ra nhiều giá trị cho cuộc sống thì chúng ta phải sống trước đi đã", Phú nói.

Tam-biet-em-chu-linh-chi-khong-con-tap-buoc-chan-hanh-quan-9
Sách của Phú được anh em quân nhân tích cực đón nhận

Tuy ốm đau triền miên nhưng Phú vẫn cương quyết bám lớp. Phú nghĩ "rồi mọi chuyện cũng qua". Và cứ thế, Phú trải qua hết cơn đau này đến cơn đau khác sau những lần xạ trị.

Sau 6 tháng trời đằng đẵng, bác sĩ mang đến tin vui, khối u dần biến mất. Lúc ấy, Phú vẫn khỏe, em nghĩ mình vẫn còn cơ hội hành quân. Em đã mơ về ngày được khoác lại hành lý và hành quân...

Nhưng đến ngày 20/4/2021, Phú quay lại bệnh viện sau gần 2 năm vui cùng niềm vui hết bệnh. Lần này, chân em vẫn đi được, chỉ là đoạn xương gần mắt cá chân đang phát một khối hạch mủ lớn. Cơn đau khiến mặt Phú nhăn lại, mắt ngân ngấn lệ. 

"Bệnh cũ tái phát, tình hình có vẻ căng khi di căn tới phổi", lời một vị bác sĩ nói. Phú bình thản khi bác sĩ trao đổi quá trình điều trị. 

Tam-biet-em-chu-linh-chi-khong-con-tap-buoc-chan-hanh-quan-3
"Tôi coi bệnh tật là chiếc kính líp. Nó giúp phóng to những điều quan trọng trong cộc đời bạn mà bạn đã vô tình để nó lẫn trong cả mớ những điều vô nghĩa. Bệnh tật, cũng phóng to tình yêu thuần khiết giữa con người với con người" - Nguyễn Văn Phú

Phú dù mạnh mẽ tới mất thì cũng không thể chịu được thông báo kinh hoàng này. Ngoài hành lang bệnh viện, em với bao nỗi buồn kìm nén đã bật khóc nức nở!

Sau trận khóc ấy, Phú lại trở về trạng thái "bình thường mới". Phú tự tin, sống tích cực và em bệnh tật như một phần tất yếu trong cuộc sống của mình. 

Thời gian ấy, Phú cũng viết xong cuốn sách thứ hai của mình, nó mang tên "Hạnh phúc xanh". Đó là cuốn sách Phú viết ngay trong những ngày bệnh tình oằn oại nhất. Phú tâm sự đã học được nhiều điều hay từ những câu chuyện nghị lực, lối sống đẹp và sống có ích từ những nhân vật truyền cảm hứng trong cuốn sách này. 

Cho đến tận những ngày cuối cùng của cuộc đời, Phú vẫn tin rằng "Ung thư là một món quà". 

"Tôi hiểu ra rằng, tôi sinh ra để sống, để nhận ra ý nghĩa sự sống, dám hạnh phúc và tự tin tỏa sáng theo cách riêng của mình. Tôi yêu thương tôi, yêu thương người khác, yêu thương cuộc đời một cách vô điều kiện. Tôi trân quý thời gian, trân quý mỗi ngày mình được sống và lựa chọn làm những điều tôi thích… Tôi đang viết một cái kết đẹp cho cuốn sách cuộc đời mình, như tôi mong muốn", Phú nói.

(Theo Tuổi trẻ, Dân Việt)

Xem thêm: Khâm phục sự kiên trì của "chú lính chì" bị ung thư phải cắt bỏ 1 chân: Luôn ao ước hồi sinh để được đến trường

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận