Siêu trăng sấm xuất hiện ở Việt Nam lúc mấy giờ tối 13/7/2022?

Theo giới thiên văn, múi giờ của Việt Nam cực kỳ thuận lợi để quan sát siêu trăng sấm với độ lớn kỷ lục nhất.

Đỗ Thu Nga
11:04 13/07/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Siêu trăng (siêu Mặt trăng) là khi Mặt trăng vào thời kỳ trăng tròn hoặc trăng non trùng vào điểm cận địa, tức là điểm trên quỹ đạo của nó có khoảng cách gần nhất so với Trái đất, làm cho kích thước biểu kiến của nó to hơn bình thường khi được quan sát từ Trái đất. Một cách chính xác hơn, đó là vị trí sóc vọng của hệ Mặt trời - Trái đất - Mặt trăng tại cận địa.

Và vào tối nay, sẽ xuất hiện siêu trăng lớn nhất và sáng nhất trong năm. Hiện tượng này được gọi là siêu trăng sấm.

Theo tờ Space, siêu trăng sấm - trăng tròn tháng 7/2022 sẽ đạt điểm gần Trái đất nhất vào lúc 9h sáng ngày 13/7 theo giờ GMT, tức 16 giờ chiều 13/7 theo giờ Việt Nam; đạt được độ tròn tuyệt đối sau đó 9 giờ 38 phút, tương đương 1 giờ 38 phút sáng ngày 14/7 theo giờ Việt Nam.

Sieu-trang-sam-la-gi-va-sieu-trang-xuat-hien-luc-nao-9

Như vậy, siêu trăng sấm tối 13/7 ở Việt Nam vô tình rơi vào điểm giữa 2 mốc gần Trái đất nhất và trong nhất. Đồng nghĩa với việc người yêu thiên văn có vị trị cực kỳ thuận lợi để quan sát mặt trăng đặc biệt này đẹp hơn nhiều quốc gia ở châu lục khác.

Tại điểm gần Trái Đất nhất, trăng tròn tháng 7 sẽ chỉ cách Trái Đất 357.264 km, là khoảng cách ngắn kỷ lục của năm 2022, vì vậy siêu trăng sấm sẽ to một cách ngoạn mục.

Khi quan sát siêu trăng, khoảnh khắc đáng giá nhất là lúc hoàng hôn, các điều kiện quang học sẽ tạo nên hiện tượng "ảo ảnh mặt trăng" khiến siêu trăng còn to hơn thực tế, chưa kể bầu trời hoàng hôn sẽ góp phần vào cảnh tượng tuyệt đẹp.

Với thời điểm hoàng hôn cách thời điểm gần Trái Đất nhất không xa, người quan sát từ Việt Nam sẽ có cơ hội chứng kiến "siêu trăng sấm ảo ảnh" cực to và huyền ảo nếu thời tiết tốt. Cho dù trăng chưa đạt điểm tròn tuyệt đối nhưng bạn hoàn toàn sẽ không nhận thấy sự khác biệt khi quan sát bằng mắt thường.

Sieu-trang-sam-la-gi-va-sieu-trang-xuat-hien-luc-nao-5

Theo Hội Thiên văn Hà Nội (HAS), ngay chiều 13/7, những người yêu thiên văn Việt Nam sẽ có cơ hội quan sát siêu trăng lớn nhất năm 2022 khi mặt trăng sẽ chỉ cách trái đất 352.000km, gần hơn khoảng 33km so với khoảng cách trung bình thông thường. Với khoảng cách đó, Mặt trăng sẽ trông lớn và sáng hơn bình thường.

Theo HAS, pha trăng tròn diễn ra vào 1h38 ngày 14/7, tuy nhiên bạn đã có thể quan sát sớm từ chiều tối nay khi mặt trăng cách trái đất 355.000km. 

Trong khi đó NASA thông tin vào 17h ngày 13/7 (theo giờ Hà Nội), mặt trăng sẽ tiến tới điểm gần trái đất nhất trong năm 2022 gọi là cận điểm, ở cách chúng ta 357.264 km. Sau 9 giờ 38 phút, trăng tròn.

Để quan sát Mặt trăng rõ nhất, Noah Petro, giám đốc Phòng thí nghiệm địa lý, địa vật lý và địa hóa học của NASA khuyên người dân nên tránh khu vực bao quanh bởi rừng rậm và nhà cao tầng.

Theo sách niên giám Old Farmer's Almanac, thế giới sẽ đón thêm một lần nguyệt thực toàn phần và một lần nhật thực bán phần trong năm 2022. Nhật thực bán phần xảy ra khi Mặt Trăng đi qua phía trước Mặt Trời và chặn một phần ánh sáng của ngôi sao. Nhật thực bán phần diễn ra hôm 25/10 và chỉ có thể quan sát từ Greenland, Iceland, châu Âu, đông bắc châu Phi, Trung Đông, Tây Á, Ấn Độ và phía tây Trung Quốc. Nguyệt thực toàn phần sẽ có thể quan sát ở châu Á, Australia, Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và Nam Mỹ vào ngày 8/11.

Ngoài siêu trăng sấm, tại Việt Nam, người yêu thiên văn còn có thể chiếm ngưỡng một số hiện tượng khác trong tháng 7:

Mưa sao băng Delta Aquarids ngày 28 - 29/7

Delta Aquarids là trận mưa sao băng trung bình và tại thời điểm cực đại có thể đạt tới 20 vệt sao băng mỗi giờ. Mưa sao băng Delta Aquarids được tạo ra từ các mảnh vụn mà sao chổi Marsden và Kracht để lại. Trận mưa sao băng này diễn ra hàng năm từ ngày 12.7 đến 23.8 và đạt cực đại vào đêm ngày 28.7, rạng sáng ngày 29.7. Trong năm 2022, trăng non sẽ tạo điều kiện lý tưởng để chiêm ngưỡng trận mưa sao băng lần này, đặc biệt là sau nửa đêm và tại những địa điểm tối. Sao băng sẽ tỏa ra từ chòm sao Bảo Bình, nhưng có thể xuất hiện bất cứ đâu trên bầu trời.

Trăng mới vào ngày 29/7 

Mặt trăng sẽ nằm cùng phía với trái đất so với mặt trời nên mọi người sẽ hoàn toàn không nhìn thấy được mặt trăng trên bầu trời đêm. Pha này sẽ diễn ra vào lúc 0h55 (giờ Việt Nam). Đây là thời điểm lý tưởng để quan sát các thiên thể mờ khác như các thiên hà, cụm sao bởi chúng sẽ không bị ảnh hưởng bởi ánh trăng.

Xem thêm: 10 hiện tượng thiên văn kỳ thú sẽ xuất hiện trong năm 2022

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận