[Góc review sách]: Hình hài của nước - Câu chuyện tuyệt đẹp giữa hiện thục tàn khốc

"Hình hài của nước" đã khẳng định, vẻ đẹp của con người cũng muôn hình vạn trạng như hình hài của nước. Tình yêu bất kể tới từ ai, là người khác biệt đến thế nào, tới từ địa vị xã hội nào, có màu da gì cũng đều là tình yêu thuần khiết như nước.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vào tháng 11/2021, nhà sách Nhã Nam đã giới thiệu tới độc giả cuốn tiểu thuyết "Hình hài của nước". Đây là cuốn tuyển thuyết đặc biệt, không giống các trường hợp chuyển thể khác (phim chuyển thể từ sách), ở đây, cuốn sách ra đời sau khi phim được trình chiếu. 

Theo đó, "Hình hài của nước" (The shape of water) vốn là bộ phim điện ảnh đã xuất sắc giành được 4 tượng vàng Oscar 2018. Trên nền câu chuyện xảy ra trong phim, đạo diễn Guillermo del Toro cùng với Daniel Kraus đã đưa vào tiểu thuyết cùng tên chiều sâu mới cho các nhân vật, tạo nên một bức tranh muôn màu, vừa khắc nghiệt lại vừa lộng lẫy và nhân văn về số phận của những con người thua thiệt bên lề xã hội.

Nước là một trong những nguyên tố có sức ảnh hưởng nhất trên thế gian này. Nước có thể đi qua mọi thứ bằng cách uyển chuyển uốn mình thành bất cứ hình dạng nào nó cần, cũng bằng cách ồ ạt đi qua bất cứ vật chất nào kể cả gỗ hay sắt thép. Và điều đó chính xác là hình hài của tình yêu. Từ triết lý ấy, Guillermo del Toro đã tìm ra cái tên có thể khái quát tinh thần của câu chuyện nhuốm màu cổ tích về một cô gái câm và một thủy quái cổ xưa - “Hình hài của nước”.

review-sach-hinh-hai-cua-nuoc-6
Một cảnh trong phim

Lấy bối cảnh nước Mỹ những năm 1960, tiểu thuyết kể về Elisa Esposito - một cô gái câm sống cuộc đời vô thanh, cam phận trong những lồng kính của căn hộ bé nhỏ, của chuyến xe buýt chật hẹp và những hành lang dài ngột ngạt trước khi gặp được sinh vật như định mệnh của mình. Cả hai đều không thể cất tiếng nói, mà chỉ giao tiếp với nhau bằng ký hiệu và ánh mắt. Nỗi cô đơn, mặc cảm và lạc lõng là sợi dây kết nối, cuốn hút hai kẻ khác loài hướng về phía nhau, thôi thúc họ làm nên những điều không tưởng.

“Hình hài của nước” là câu chuyện về những nỗ lực giao tiếp vô thanh của những số phận bên lề xã hội: người có khiếm khuyết (cô gái câm Elisa), người bị phân biệt chủng tộc và màu da (cô lao công da màu Zelda), người làm nghệ thuật bị xã hội gán mác “lỗi thời” (họa sĩ, người hàng xóm trung niên Giles), người sống tận tâm giữa một xã hội vô tâm (tiến sĩ Hoffstetler) và kẻ lạc loài (thủy quái).

Ngôn ngữ vô thanh trước nhất được thể hiện ở ngôn ngữ của tình yêu giữa cô gái câm Elisa và thủy quái Amazon. Không thể cất lên tiếng nói, cô gái câm Elisa giao tiếp với thủy quái bằng những loại ngôn ngữ không lời: ngôn ngữ ký hiệu, ngôn ngữ hình thể và âm nhạc. Tác giả đã minh họa thành công một kiểu tình yêu chẳng cần đến lời nói, một kiểu tình yêu tự nhiên như đất như nước.

Những nhân vật còn lại trong “Hình hài của nước” dù có thể nói, nhưng tiếng nói của họ cũng vô thanh, bởi chính sự khác biệt đã đẩy họ tới bên lề của xã hội. Bằng cách xây dựng câu chuyện riêng đằng sau mỗi số phận ấy, tiếp cận đến ngóc ngách quá khứ và nỗi sợ sâu thẳm của họ, cuốn tiểu thuyết đã khiến những nỗ lực kiếm tìm cái vẻ đẹp trong một thế giới tàn nhẫn của họ càng được tôn vinh. Đó là sự ấm áp tốt bụng và dốc lòng vì nghệ thuật của người họa sĩ Giles, là sự kiên cường của Zelda - người phụ nữ da màu trong một xã hội phân biệt chủng tộc, là sự dũng cảm của Elaine - một người phụ nữ quẩn quanh nội trợ muốn đứng lên kiếm tìm giá trị của bản thân ngoài thiên chức của một người đàn bà.

Không đơn giản là một phiên bản của “Người đẹp và quái vật”, “Hình hài của nước” không có người đẹp. Elisa mang nhiều vết sẹo trên cổ, là những gì còn sót lại từ cuộc sống khắc nghiệt trong trại trẻ mồ côi. Cô sống một cuộc đời câm lặng trong một căn hộ phía trên một rạp chiếu phim cũ, làm công việc lau dọn nhiều năm không được thăng tiến. Đời thực khắc nghiệt khiến Elisa sống trong một thế giới mà cô tự tưởng tượng ra. Cô chìm đắm tâm tưởng trong những bộ phim điện ảnh, những bản nhạc và những đôi giày cao gót đẹp đẽ. Nhận thức của Elisa giống như những khung cảnh tái dựng ở viện bảo tàng, những vương quốc nhỏ bé hoàn hảo, dễ dàng vỡ vụn nếu ta không bước đi nhẹ nhàng.

review-sach-hinh-hai-cua-nuoc

Thủy quái Deus Brânquia là một trong những nhân vật rất tinh tế của “Hình hài của nước”. Người đọc dần nhận ra rằng con quái vật lạc loài gớm ghiếc, dữ tợn được đưa từ rừng già Amazon về lại có tính người. Thủy quái thấu hiếu, biết thấu cảm, biết giao tiếp, biết thấu cảm và cũng biết yêu. Trái lại, nhân vật Richard Strickland - người đã nhận lệnh săn thủy quái ở Amazon suốt mười bảy tháng lại như luôn có một con quái vật núp bên trong, lạnh lùng và tàn bạo, chỉ chực chờ xé bỏ lớp vỏ để hiện nguyên hình.

So với phim điện ảnh, tiểu thuyết “Hình hài của nước” là một sự bổ sung tinh tế và sâu sắc, sử dụng một cách kể khác cho cùng một câu chuyện. Độc giả chưa xem phim hoàn toàn có thể thưởng thức trọn vẹn câu chuyện, còn độc giả đã xem phim sẽ có cái nhìn đa chiều hơn vào tâm trí các nhân vật: ký ức về quá khứ của họ, tiếng nói và cảm xúc của họ hay cả những câu chuyện thần thoại về sinh vật thủy quái.

“Hình hài của nước” khẳng định một điều, rằng vẻ đẹp của con người cũng muôn hình vạn trạng như hình hài của nước, và rằng tình yêu bất kể tới từ ai, là người khác biệt đến thế nào, tới từ địa vị xã hội nào, có màu da gì cũng đều là tình yêu thuần khiết như nước.

Tác giả Guillermo del Toro là đạo diễn và biên kịch người Mexico nổi tiếng với những phim như “Pan’s Labyrinth”, “The Devil’s Backbone”, “Pacific Rim”, “Crimson Peak” và series phim “Hellboy”. Phim điện ảnh “Hình hài của nước” (The Shape of Water) của ông đã giành bốn giải Oscar năm 2018, trong đó có hạng mục Phim hay nhất và Đạo diễn xuất sắc nhất.

Daniel Kraus sinh năm 1975 tại Midland, Michigan, Hoa Kỳ. Ông là tiểu thuyết gia chuyên về thể loại kỳ bí. Các tác phẩm của ông đã giành được hai giải Odyssey, giải Vàng Parents’ Choice và lọt vào chung khảo giải Bram Stoker… Ông chấp bút tiểu thuyết “Hình hài của nước”, dựa trên ý tưởng chung của ông và Guillermo del Toro cho bộ phim điện ảnh cùng tên.

(Theo Báo dân sinh)

Xem thêm: [Góc review sách] Sức Mạnh Của Sự Trầm Lắng - Đã đến lúc người hướng nội tỏa sáng

Đọc thêm

“Người nhạy cảm trong thế giới vô cảm” là cuốn sách viết riêng cho những tâm hồn cực kỳ mong manh và nhạy cảm. Nếu bạn là một người như vậy thì cuốn sách này sinh ra là để dành cho bạn.

[Góc review sách] Người nhạy cảm trong thế giới vô cảm - Thấu hiểu bản thân mình còn khó hơn hiểu người khác
0 Bình luận

“Mỗi ngày một trang, cả nhà cùng giỏi” là một cuốn sách này dày hơn 180, bìa sách xinh xắn, nhỏ gọn với những kiến thức hữu ích giúp cho các bé có thể học tiếng Anh tốt hơn trong những năm tháng giáo dục đầu đời.

[Góc review sách] Mỗi ngày một trang, cả nhà cùng giỏi - Giúp trẻ học tiếng Anh tốt hơn bằng cách viết nhật ký
0 Bình luận

“Mặt trời thì màu đỏ, mây thì màu xanh, còn em nhớ anh” là cuốn sách sẽ kể cho bạn nghe một câu chuyện tình yêu hàng ngày, những gì gần gũi nhất, đồng cảm nhất, là những suy nghĩ xác thực nhất của một người đã đang và luôn mong muốn được yêu.

[Góc review sách] Mặt trời thì màu đỏ, mây thì màu xanh, còn em nhớ anh - Nếu không trưởng thành thì ai sẽ thay ta gánh vác cuộc đời?
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất