Phật dạy: Có khi nhẫn để bình an, có khi nhẫn để thênh thang cõi lòng

Trong Phật giáo có dạy rằng: "Trong sáu phép siêu độ (lục độ) và hàng vạn phương pháp tu hành (vạn hạnh) thì nhẫn là đệ nhất".

Đỗ Thu Nga
16:16 02/06/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tu tâm tất nhiên trước tiên phái tu đức, dưỡng thân trước tiên phải chế ngự được sự giận dữ. Sống ở đời, biết khiêm cung nhường nhịn, lễ độ thì mới có khí chất. 

Có người nói rằng, hỉ nộ ái ố là việc thường tình của con người, hàng ngày xảy ra biết bao mâu thuẫn, có ai là không tự nhiên bộc phát cơn nóng giận cho được. Vậy mới cần đến tu tâm, mới cần phải học chữ "NHẪN".

Sinh khí tức giận bất luận theo dưỡng sinh hay dưỡng tâm đều trăm hại không có lợi. Người xưa dặn: "Nhẫn một chút gió êm sóng lặng, lùi một bước trời cao biển rộng".

Một người nếu đạt tới trình độ khoan hòa rộng lượng, nhẫn nhục không biện, tự nhiên có thể rời xa thị phi, vô ưu vô lo, tiêu diêu tự tại trong nhân sinh.

Chế ngự cơn giận, tâm thế bình hòa, lấy khoan dung thu phục lòng người, không thể phóng túng lửa nóng trong lòng, nếu không không chỉ tổn thương người khác mà còn tổn thương chính mình. Khi tức giận thì người khó chịu đầu tiên chính là bản thân, không phải đối phương. 

phat-day-co-khi-nhan-de-binh-an-co-khi-nhan-de-thenh-thang-coi-long-9

Tức giận cũng là nguồn cơn của bệnh tật, giận do khí mà sinh ra, tức giận bất bình, lửa giận bừng bừng phấn chấn sẽ dẫn tới khí huyết khô cạn, hỏa khí vượng, thương can hại thận.

Bởi thế nên mới có câu: một chén cơm ăn không no bụng, một hơi khí giận có thể khiến người xanh cỏ. Tức giận sinh bệnh, chưa hại được người đã thiệt đến thân.

Nhân sinh không tránh khỏi phiền, nhưng cố gắng tránh được bao nhiêu thì lợi lạc bấy nhiêu. Như Đức Phật dạy: “Nhứt thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh, như lộ diệc như điển, ưng tác như thị quán”. Cuộc đời ba sinh luân hồi cũng tự như khói như sương, cuộc sống vô thường, đủ duyên thì hợp, hết duyên thì tan. Vậy nên, trong đời sống phải học chữ nhẫn, ấy là một phương pháp tu tập để tạo nên nghiệp lành, vãn sanh cực lạc và không oán trách trời cao. 

Theo Đức Phật, nhẫn nhịn không phải là hạ thấp mình mà chính là để nâng mình lên, dùng sự thức tỉnh của bản thân để thức tỉnh người khác. Chúng ta tồn tại ở đời là do thiện duyên hoặc ác duyên tạo nên từ kiếp trước. Kiếp này nếu ta dùng thân tâm mà tu tập, tạo duyên lành cho mai sau thì vừa có thể trả nghiệp, vừa làm sạch nghiệp, ấy mới chính là một đời an vui, an lạc, hạnh phúc.

Kiếp này nếu ta dùng thân tâm mà tu tập, tạo duyên lành cho mai sau thì vừa có thể trả nghiệp, vừa làm sạch nghiệp, ấy mới chính là một đời an vui, an lạc, hạnh phúc.

Xem thêm: Thấm thía 4 câu chuyện về tâm đại bi vô lượng của Đức Phật trước khi Niết Bàn

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận