NLXH: Phải chăng lắng nghe người khác là đánh mất cơ hội thể hiện bản thân

Đây là đề nghị luận xã hội trong đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Khoa học xã hội và nhân văn 2020 - 2022. 

Đỗ Thu Nga
10:00 08/11/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

ĐỀ BÀI:

“Phải chăng lắng nghe người khác là đánh mất cơ hội thể hiện bản thân?”

BÀI VIẾT GỢI Ý:

Truyền thuyết kể rằng, khi xưa trái đất sử dụng cùng một ngôn ngữ, loài người đã có thể xây dựng tháp Babel huyền thoại có khả năng chạm được đến thiên đàng. Thế mới biết, khi lắng nghe và thấu hiểu, con người có thể tạo ra được sức mạnh lớn lao như thế nào. Thế nhưng liệu có phải, lắng nghe người khác là đánh mất cơ hội thể hiện bản thân? Trong cuộc sống, lắng nghe không chỉ là sự thu nhận thông tin bằng thính giác, mà đó còn là một thái độ sống tích cực: sự quan tâm, thấu hiểu người khác, thái độ cầu thị, sẵn sàng tiếp thu, chấp nhận những ý kiến trái chiều. Một nhà triết học người Hi Lạp Dê-nông (346-264 TCN) đã nói với một người bẻm mép rằng: “Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn”. Quả đúng là như vậy. Lắng nghe người khác để mình tự hoàn thiện mình, để thấu hiểu nhiều hơn, để trân trọng và biết yêu thương nhiều hơn. Nhờ lắng nghe, con người có thể khiến cuộc sống tốt đẹp hơn. Khi tiếng nói đòi quyền được giáo dục của cô bé Malala Yousafzai được thế giới lắng nghe, bất chấp những họng súng tàn nhẫn của Taliban, có nghĩa là thêm cơ hội trẻ em Pakistan được giáo dục, được trưởng thành.

phai-chang-lang-nghe-nguoi-khac-la-danh-mat-co-hoi-the-hien-ban-than-8

Nhờ lắng nghe, nhân loại tránh được những xung đột không đáng có, tránh được những đau thương, mất mát. Xu hướng ngoại giao của thế giới là đối thoại chứ không đối đầu, thông qua tổ chức Liên hiệp quốc và các diễn đàn quốc tế, thế giới lắng nghe nhau trong thái độ ôn hòa, nhằm giải quyết các vấn đề mâu thuẫn mà không gây tổn thất. Chỉ khi biết lắng nghe, nhân loại mới có thể tiếp thu các ý kiến tiến bộ để không ngừng phát triển. Lắng nghe người khác không phải là đánh mất cơ hội thể hiện bản thân. Còn gì tuyệt vời hơn khi lắng nghe các ý kiến của những người đi trước, học hỏi kinh nghiệm kĩ càng rồi từ đó mới hoàn thành công việc, viết tiếp ước mơ của bạn một cách thành công và rực rỡ nhất? Giống như một đóa hoa, hấp thụ tinh khí của đất trời rồi mới nở thật tươi, thật thu hút, đó mới chính là vẻ đẹp được người khác trầm trồ và ngưỡng mộ. Thomas Jefferson đã từng nói rằng: “Muốn học giỏi, chúng ta phải biết lắng nghe. Muốn thành công, chúng ta phải thử.

Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ

1: Nêu vấn đề (câu mở đoạn)

- Dẫn dắt - giới thiệu vấn đề: Dẫn dắt từ câu nói hoặc trực tiếp nêu ngay vào đề tài yêu cầu. (thông thường là vấn đề đã cho trong nội dung phần Đọc hiểu).

- Đánh giá khái quát vấn đề (tích cực, tiêu cực, ....)

2: Triển khai vấn đề (đưa ra suy nghĩ - cách hiểu của em về đề tài nghị luận)

- Giải thích các khái niệm liên quan.

- Bàn luận về vấn đề: biểu hiện; tác dụng, ý nghĩa; phản đề hoặc mở rộng vấn đề dựa trên quan điểm cá nhân.

+ Đặt ra các câu hỏi vì sao, tại sao. Sau đó bình luận, chứng minh từng ý lớn, ý nhỏ, sắp xếp luận cứ một cách rõ ràng.

+ Lựa chọn dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu, ngắn gọn, chính xác.

- Rút ra bài học cho bản thân hoặc liên hệ tới các hiện tượng tác động trực tiếp hoặc tương tự với đề tài.

3: Kết thúc vấn đề (tổng kết lại vấn đề)

+ Khẳng định ý nghĩa và tính thời sự của hiện tượng.

Xem thêm: NLXH 200 chữ: Khiêm tốn là điều cần thiết

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận