Ông bà tích phúc thì cha mẹ an nhàn, cha mẹ thêm đức thì con cái rạng rỡ
Trong luật nhân quả, ông bà tạo phúc thì cha mẹ an nhàn, cha mẹ được thêm đức thì con cái rạng rỡ, đến đời cháu chắt cộng dồn tất cả phúc đức của ông bà cha mẹ con cái thì đời này vô cùng huy hoàng.
Luật nhân quả là một trong những nguyên lý cơ bản của giáo lý Phật giáo. Nhân quả trong đạo Phật dạy ta phải sống có trách nhiệm trong từng ý nghĩ, lời nói và hành động. COn người nếu sống vô ý thức, thiếu trách nhiệm, chỉ sống trong sự tham lam ích kỷ thì sẽ dễ dàng gây họa cho người khác và nhận báo ứng về bản thân.
Phật dạy: "Cha làm điều chẳng lành, con không chịu thế được, con làm điều chẳng lành, cha không chịu thuế được. Làm lành tự được phước, làm dữ tự mang họa” (Phụ tác bất thiện, tử bất đại thọ, tử tác bất thiện, phụ bất đại thọ. Thiện tự hoạch phước, ác tự thọ ương). Lại có câu: “Ðiều lành dữ cuối cùng đều có trả, khác nhau chỉ đến chóng hay chầy, nhanh hay chậm mà thôi”.
Và thực tế cho thấy, thứ mà con người có thể đem theo khi chết đi và truyền lại cho muôn đời sau chính là phúc đức mà họ góp nhặt được trong quá trình sống. Phúc đức của ông bà cha mẹ để lại cho con cháu sẽ không phải chia cho từng người mà sẽ có người hưởng ít, người hưởng nhiều.
Người con nào biết tích đức, hành thiện thì mới có thể hưởng hết cả phần phúc của gia đình để lại, hay may mắn tổn định hưởng trọn hết phúc đức của cả một gia tộc. Ngược lại, đứa con nào không biết tích đức thì chắc chắn sẽ không được hưởng thụ hoặc hưởng thụ rất ít. Đó chính là lý do vì sao trong một gia đình đông anh em, có người giàu, có người nghèo.
Một gia đình có 10 phần công đức, sinh được 2 người con thì có thể người này hưởng 9 phần, người kia chỉ hưởng 1 nên khi vào đời người nào mang phúc phận từ kiếp trước cộng với việc hành thiện kiếp này sẽ gặp nhiều may mắn hơn người khác trong gia đình.
Người xưa nói rằng, con cái hưởng phúc người nào trong gia đình thì sẽ có nét mặt và dáng người đặc biệt là thích làm điều thiện giống cha mẹ của họ.
Với cha mẹ làm điều xấu, thất đức thì chắc chắn không thể sinh ra phước phần cho con cái hưởng thụ. Đức trẻ đó chắc chắn sẽ phải tự thân, tích phúc cho con cháu của mình. Vì phúc hưởng sẽ hết, tạo phúc duy trì sự an lạc, yên bình cho số mệnh. Có phúc tới đâu thì hưởng tới đó, còn muốn hưởng những thứ hơn người thì buộc phải tích thêm đức.
Trên đời này tiền bạc, tài sản khi chết đi thì không thể mang theo hay để lại trường tồn cho con cái. Duy chỉ có phúc đức là không thể lưu truyền từ đời này sang đời khác được.
Khi cha mẹ còn sống sẽ tạo ra tài sản nhưng khi chết đi lập tức con cái bán và chia đều thì đây là biểu hiện của việc phúc phần bị chia năm xẻ bảy để quy đổi thành tiền tài hưởng thụ.
Thứ mà con người chết đi và lưu truyền cho con cháu đời sau chính là phúc đức mà họ cóp nhặt được trong đời. Vậy mới nói, ông bà tạo phúc cha mẹ an nhàn, cha mẹ thêm đức thì con cái rực rỡ. Cộng dồn tất cả lại thì đời cháu chắt được huy hoàng.
Xem thêm: Cách để hóa giải mâu thuẫn vợ chồng trong Đạo Phật
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận