Ôn thi tốt nghiệp: Mẹo làm đọc hiểu và cấu trúc phần thi đọc hiểu

Đọc hiểu là phần thi khá dễ nhưng cũng là phần thi cứu điểm, vì thế các bạn đừng bỏ qua những bí quyết này nhé.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Mẹo làm phần đọc hiểu

- Các bước để làm bài thi đọc hiểu không bị mất điểm

Bước 1: Không nên đọc nội dung văn bản đầu tiên, khi nhận được đề đọc hiểu thì cần đọc nội dung câu hỏi trước.

Bước 2: Gạch chân những từ khoá chính trong nội dung câu hỏi, rồi bắt đầu đọc lướt qua nội dung chính của đoạn trích.

Bước 3: Canh chỉnh thời gian để làm bài cho hợp lý, thời gian dành cho phần đọc hiểu sẽ nằm từ khoảng 10 phút đến 20 phút.

- Các dạng câu hỏi thường gặp trong phần đọc hiểu và mẹo xử lý các dạng câu hỏi trên

+ Các dạng câu hỏi nhận biết:

Đây là những câu hỏi dễ, các dạng câu hỏi thường gặp như phương thức biểu đạt của đoạn văn/ bài thơ? Nêu thể thơ của tác phẩm? Nêu phong cách ngôn ngữ, các từ ngữ hình ảnh trong bài thơ? Theo quan niệm của tác giả, tại sao tác giả lại cho rằng…?

Mẹo để làm các câu hỏi này: Cần phải nắm rõ được các phương thức biểu đạt (Vd như kể chuyện là tự sự, văn bản nêu đến một vấn đề, bài học thì là nghị luận…). Cần học thuộc các phong cách ngôn ngữ, đếm số chữ trong bài thơ để có thể xác định thể thơ một cách chính xác nhất (Thường câu hỏi này sẽ rơi vào thể thơ Tự do), đây là câu hỏi dễ nên cần tránh bị mất điểm ở câu hỏi này.

+ Các dạng câu hỏi thông hiểu thường gặp: 

Hỏi học sinh rằng tại sao lại có ý kiến như vậy? Vì sao tác giả lại cho rằng…?

on-thi-tot-nghiep-meo-lam-doc-hieu-va-cau-truc-phan-thi-doc-hieu-9

Mẹo để làm các câu hỏi này: Cần phải đọc kĩ lại nội dung của đoạn trích, xác định nội dung chính của đoạn trích để có thể rút ra thông điệp của tác giả. Phải luôn đặt cho bản thân câu hỏi Tại sao, từ đó có thể xác định được những mục đích, lý do mà tác giả viết nên tác phẩm.

+ Các dạng câu hỏi vận dụng:

Đây là câu khó nhất trong phần đọc hiểu vì ngữ liệu để làm câu này không chỉ gói gọn trong đoạn trích mà là từ đoạn trích trên học sinh phải rút ra cho mình những bài học tâm đắc, thông điệp, ý nghĩa cho chính bản thân của mình.

Mẹo để làm các câu hỏi này: Phải bám theo nội dung chính của đoạn trích để rút ra bài học cho mình, cần trau dồi vốn từ, khả năng viết để có thể hoàn thành tốt phần này.

- Một số lưu ý trong quá trình làm bài:

+ Các câu hỏi cần được trả lời một cách rành mạch, rõ ràng, hạn chế trả lời trống không mà nên chép lại đề rồi mới đưa ra câu trả lời.

+ Làm trọn vẹn các ý, tránh đọc lướt đề mà làm xót ý. Nên viết chữ rõ ràng, cẩn thận, canh thời gian kĩ lưỡng để tránh tình trạng không kịp thời gian làm các phần sau của đề thi.

Cấu trúc phần thi đọc hiểu trong đề thi tốt nghiệp THPT

- Đề bài sẽ thường rơi vào văn bản hoặc thơ (Có thể là các văn bản, thơ trong sách giáo khoa hoặc ngoài sách, có thể là văn bản hoàn chỉnh hoặc chỉ là một đoạn trích nhỏ)

- Các câu hỏi được đưa ra lần lượt theo cấp độ: Câu 1,2 (Nhận biết), Câu 3 (Thông hiểu) và Câu 4 (Vận dụng)

- Nội dung các câu hỏi được chia theo mức độ từ dễ đến khó, đòi hỏi học sinh phải nâng cao khả năng đọc hiểu, phân tích và xử lý nội dung văn bản, trả lời chính xác và đúng trọng tâm.

- Học sinh cần phải nắm vững các kiến thức nền về

+ Phương thức biểu đạt (Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính công vụ)

+ Phong cách ngôn ngữ (sinh hoạt, khoa học, nghệ thuật, chính luận, hành chính, báo chí)

+ Các biện pháp nghệ thuật thường hay gặp (Ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, nhân hoá, nói quá…)

+ Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật (Làm cho câu văn câu thơ tăng sức gợi hình gợi cảm, hình ảnh thơ thêm sinh động, hấp dẫn, nếu là điệp ngữ thì tăng thêm phần nhịp điệu trong bài…)

Xem thêm: Ôn thi tốt nghiệp: Những nội dung mở rộng tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa"

Đọc thêm

Dưới đây là một số mẫu kết bài do học sinh giỏi viết, các bạn 2k6 có thể lưu lại để tham khảo nhé.

Ôn thi tốt nghiệp: 2k6 đừng bỏ qua những kết bài nâng cao của tác phẩm văn xuôi 12
0 Bình luận

“Nếu như trong thơ Nguyễn Đình Thi, hình ảnh đất nước hào hoa, kiêu hãnh, lãng mạn và tràn đầy sức sống thì trong thơ Nguyễn Khoa Điềm hình ảnh đất nước lại giàu có về văn hóa, là sức mạnh của chân lý".

Ôn thi tốt nghiệp: Góc nhìn về Đất Nước trên bình diện địa lý
0 Bình luận

Tô Hoài cho rằng: “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác”. Nhân vật Mị hiện lên vô cùng rõ nét, tạo sức hấp dẫn và lôi cuốn trong lòng bạn đọc. 

Ôn thi tốt nghiệp: Top những đoạn văn cố định khi phân tích nhân vật Mị 
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất