Ôn thi tốt nghiệp: Những nội dung mở rộng tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa"

Chiếc thuyền ngoài xa là tác phẩm trọng tâm trong ôn thi tốt nghiệp THPT, các bạn 2k6 đừng bỏ qua nội dung này nhé.

Đỗ Thu Nga
13:00 15/05/2024 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Xã hội trong "Chiếc thuyền ngoài xa"

- "Bến không chồng" - Dương Hướng: Chiến tranh là dữ dằn và khốc liệt, là mất mát và hi sinh. Những dấu ấn thương tích mà nó để lại cho con người là kéo dài, gánh nặng của nó không chỉ đè lên vai những người lính ở chiến trường mà còn là người phụ nữ ở hậu phương nơi làng Đông quay quắt, hắt hiu không trọn vẹn.

- "Mảnh đất lắm người nhiều ma" - Nguyễn Khắc Trường: Khi con người trở về với đời sống hòa bình không còn tiếng súng, tiếng bom thì ở đó sự nhếch nhạc và cái xấu của những lề thói được nuôi dưỡng hàng ngàn đời nay sau lũy tre làng. 

Người đàn bà hàng chài

- Con người bị xóa mờ nhân thân: Không có tên, tuổi cụ thể: Liên hệ nhân vật ông lái đò trong "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân.

=> Con người lao động thầm lặng, vô danh đi vào văn học.

- Là người mẹ hết mực yêu thương con: Liên hệ bà cụ Tứ - "Vợ nhặt"; người mẹ trong dòng chảy ca dao, dân ca: "Miệng ru mắt nhỏ hai hàng/ Nuôi con khôn lớn mẹ càng thêm lo".

- Con người của những bi kịch đời thường và mất mát đau thương thời hậu chiến: Liên hệ nhân vật Quỳ - "Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành".

nhung-noi-dung-mo-rong-tac-pham-chiec-thuyen-ngoai-xa-0

 Người đàn ông - chịu sự chi phối của hoàn cảnh đời sống

- Nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao: Nhà tù thực đã khiến một gã trai cày hiền lành ngày nào trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, hắn uống rượu, đòi nợ thuê, thậm chí dương tay phá nát biết bao hạnh phúc.

- Nhân vật Hộ trong tác phẩm "Đời thừa" của Nam Cao: Bi kịch tinh thần cũng như hoài bão cách tân nghệ thuật của Hộ là điển hình cho tầng lớp tri thức nghèo thời bấy giờ - tầng lớp luôn muốn bứt phá nhưng vẫn bị đè nén dưới tư tưởng phong kiến và không đủ bản lĩnh để vượt qua những sa ngã cuộc đời. 

Tấm ảnh trong bộ lịch năm ấy

Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Minh CHâu có nét tương đồng với quan điểm nghệ thuật của Nam Cao: "Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than" (Giăng sáng).

=> Nghệ thuật phải là cuộc đời và vì cuộc đời.

Nhận thức của nghệ sĩ Phùng khi phát hiện ra cảnh đắt trời cho

Nhận thức của nghệ sĩ Phùng khi phát hiện ra cảnh đắt trời cho: "Cái đẹp chính là đạo đức", cái đẹp có thể thanh lọc tâm hồn, khiến cho con người trở nên tốt đẹp hơn, thiện lương hơn.

- Giá trị của cái đẹp trong "Chữ người tử tù" (Nguyễn Tuân): Mặc dù làm nghề cai ngục, hàng ngày phải tiếp xúc cái xấu, cái ác nhưng trước tài viết chữ đẹp của Huấn Cao, viên quản ngục vẫn nghiêng mình, coi chữ ông Huấn là một "vật báu". Bởi vậy, quản ngục đã bất chấp mọi nguy hiểm để có thể xin chữ với tất cả tấm lòng thiện lương của mình. Đúng như Huấn Cao đã khẳng định: Viên quản ngục chính là một "thanh âm trong trẻo giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ".

- Dostoiepxki: "Cái đẹp có thể cứu rỗi thế giới".

- Thạch Lam: "Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn".

=> Khi đứng trước cái đẹp, người ta thường không nghĩ tới cái xấu, cái ác, cái dung tục tầm thường của cuộc đời mà để cho tâm hồn mình bay bổng, hướng thiện.

Xem thêm: Ôn thi tốt nghiệp: Tuyển tập mở bài cho tất cả các tác phẩm

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận