Huyền thoại nữ tiểu đoàn "vai trăm cân, chân vạn dặm" khiến lính Mỹ ám ảnh

Bà Phạm Thị Thao chính là nữ thủ lĩnh "vai trăm cân, chân vạn dặm" gùi gạo, cõng đạn tiếp sức cho bộ đội quân khu 5. Vào những năm 1968 - 1972, nữ thủ lĩnh cam trường này còn là nỗi khiếp sợ của lính Mỹ.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

"Tiểu đoàn bà Thao" - bà Phạm Thị Thao (SN 1049, ở quận Hải Châu, Đà Nẵng) là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn vận tải nữ 232 - Cục hậu cần, Quân khu 5. Bà Thao hiện là Chủ tịch Hội cựu Thanh niên xung phong TP Đà Nẵng.

Năm 14 tuổi, bà Thao tích cực tham gia du kích. Bà được bầu làm bí thư đoàn thanh niên xã nhà. Đến năm 1969, bà Thao tham gia thanh niên xung phong vào Tổng đội Thanh niên xung phong Quảng Đà.

Vào đầu năm 1968, công tác bảo đảm hậu cần có những khó khăn, thách thức. Địch đánh phá nên việc lấy gạo từ vùng địch ra căn cứ lúc có lúc không. Trong khi đó, việc chỉ huy lực lượng trong nhân dân có nhiều hạn chế do vùng giải phóng bị thu hẹp.

Mặt khác, ở vùng căn cứ, do máy bay B52, B57 thả bom liên tục, cây cối, hoa màu bị chết không thu hoạch được nên một số cơ quan, đơn vị thiếu lương thực nghiêm trọng, nhất là khu vực địa bàn Quân khu 5 càng khó khăn, gian khổ hơn.

Trước tình hình trên, ngày 8/3/1968, Tiểu đoàn vận tải nữ 232 được thành lập và bà Thao được giao nhiệm vụ làm Tiểu đoàn trưởng. Lúc mới thành lập, Tiểu đoàn có 550 người. Họ là những cô gái tuổi mười tám, đôi mươi, không ngại hy sinh, không ngại gian khó, chịu lăn lộn giữa bom đạn. Họ dùng sức trẻ của mình gùi gạo, cõng vũ khí, khiêng thương binh về tuyến sau chữa trị. Chính vì thế mà họ được gọi là những cô gái "vai trăm cân, chân vạn dặm".

Với khẩu hiệu hành động: "Không để bộ đội ở chiến trường đói rét, thiếu vũ khí, thiếu lương thực và súng đạn", chị em tiểu đoàn vận tải nữ 232 luôn nhắc nhở nhau: "Không chuyển được hàng ra mặt trận là có lỗi với các chiến sĩ ngoài tiền tuyến".

Nu-tieu-doan-vai-tram-can-chan-van-dam-thoi-khang-chien-chong-My-0
Bà Thao kể lại chuyện của tiểu đoàn vận tải nữ 232 (Ảnh: Dân trí)

Điều ấy luôn thôi thúc các chị em trong tiểu đoàn "đạp 50 cân xuống đất, hất 70 cân sang bên, vì chiến trường mang lên một tạ", "không tính khối lượng, không tính chỉ tiêu, có sức bao nhiêu cống hiến tất cả".  

Dấu chân của những cô gái trung kiên này đã in hằn khắp vùng núi Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Kon Tum, Đường 9 Nam Lào... góp phần làm nên những chiến công vang dội ở các địa danh như: Tam Kỳ, Thăng Bình, Hiệp Đức, Quế Sơn, Chu Lai, Ái Nghĩa, đặc biệt là chiến dịch Mậu Thân 1968 trên toàn Quân khu 5.

Và ở thời kỳ đó, ai đến chiến trường Quân khu 5 cũng đều gọi Tiểu đoàn vận tải nữ 232 là "Tiểu đoàn bà Thao". 

Nhớ về những năm tháng đó, bà Thao tâm sự: Thời đó, bà và các đồng đội là những cô gái còn rất trẻ, mỗi ngày mang trên vai 100kg hàng. Đi liên tục, không nghỉ ngày nào, trừ những trường hợp bị sốt rét.

"Để mang được những chuyến hàng ra chiến trường, chúng tôi phải vất vả vô cùng. Đường dốc lên, dốc xuống, phải đi từng bước, từng bước chứ không thể đi nhanh", bà Thao nhớ lại.

Cũng theo bà Thao, năm 1969, Tiểu đoàn vận tải nữ 232 về đóng quân ở Rạch Đại Lộc, chuyển hàng phục vụ cho chiến trường Quế Sơn, Duy Xuyên, Hiệp Đức, Chu Lai. Ban ngày chị em gùi đạn, ban đêm cơ động xuống đồng bằng lấy gạo, muối, thực phẩm về phục vụ cho mặt trận.

Có thể nói rằng, đây là thời kỳ gian khổ, ác liệt nhất của đơn vị hành lang. Ở chiến trường Quảng Nam, từ Rạch Đại Lộc xuống Quế Sơn là nơi trọng điểm đánh phá của địch. Thế nhưng bất kể gian khó, chị em tiểu đoàn nữ đều phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao. 

Nu-tieu-doan-vai-tram-can-chan-van-dam-thoi-khang-chien-chong-My-8
Bà Thao xem lại các tư liệu về tiểu đoàn vận tải nữ 232 (Ảnh: Dân trí)

Có lần, 13 chị em tiểu đoàn nhận nhiệm vụ gùi hàng xuống Quế Sơn. Khi trở về bị địch phát hiện, chúng gọi pháo bắn liên hồi từ 16h chiều đến sáng hôm sau, 6 chị đã anh dũng hy sinh vĩnh viễn nằm lại đất Quế Sơn, không về đơn vị nữa", bà Thao giọng chùng xuống kể. 

Khi ấy, điều kiện ăn, ở, mặc hết sức khó khăn. Bữa ăn của chị em trong tiểu đoàn chỉ có củ, nưa rừng, của mài, cây môn thực, cây móc... Trong những chiến dịch cao điểm, cấp trên bồi dưỡng mỗi người 1/2 lon gạo trong 1 ngày, tối đa chỉ cấp từ 4 - 6 ngày. Chị em luôn động viên nhau ăn sắn còn gạo thì để nấu cháo phục vụ các thương binh nặng từ chiến trường chuyển lên. Không sao hết, mọi gian lao rồi cũng qua đi, quan trọng là phải lạc quan, yêu đời để chiến đấu với địch. 

"Dù đói cơm lạt muối, thiếu quần áo nhưng chị em vẫn một lòng son sắt theo Đảng đến cùng. Vì một chuyến hàng của chị em ra tiền tuyến là góp phần đánh Mỹ, mau giải phóng miền Nam", bà Thao nói.

Bà Thao vẫn còn nhớ, ngày đó, được giao nhiệm vụ Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn nữ vận tải 232, bà không muốn nhận vì thấy bản thân khó đảm nhận được việc này. Tuy nhiên, sau đó bà xác định đây là trách nhiệm của Đảng giao, vì vậy phải nỗ lực hoàn thành.

Để lãnh đạo được đơn vị, bà Thao "miệng nói, tay làm", luôn gần gũi với chị em trong đơn vị, khó khăn gian khổ cùng nhau chiến đấu đến cùng.

Có một lần nọ, bà lao xuống vực cứu chiến sĩ trên đường hành quân từ Bắc vào Nam. Chuyện bà cõng Chính trị viên Đại đội 1 Huỳnh Thị Lưu qua sông vì bị địch bắn thương ở chân và quay trở lại 2 lần để cõng 2 bao gạo đã trở thành những bài học về lòng yêu nước, tình yêu, sự chia sẻ với đồng đội của một người thủ lĩnh.

Trong khoảng thời gian từ năm 1968 - 1972, cái tên "Tiểu đoàn bà Thao" luôn là nỗi ám ảnh của lính Mỹ. Biết Tiểu đoàn thường xuống đồng bằng lấy gạo nên quân Mỹ đã treo thưởng lớn cho ai tìm ra được bà Thao. Vì vậy, bà Thao mỗi ngày đều phải dùng một ký hiệu riêng để liên lạc với đồng đội.

Tháng 10/1972, Tiểu đoàn vận tải nữ 232 giải thể, các thành viên trong tiểu đoàn được chuyển sang làm nhiệm vụ mới. Trong suốt hơn 4 năm, "Tiểu đoàn bà Thao" đã hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng mà lịch sử đã giao cho, xứng đáng với danh hiệu: "Kiện tướng hành lang, gương mẫu đảm đang, chân đồng vai sắt". 

(Theo Dân trí)

Xem thêm: Huyền thoại tướng Vương Thừa Vũ - "cha đẻ" thuật "trùng độc chiến" huyền thoại

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Trung Hoa nổi tiếng với giai thoại Võ Tòng đánh hổ mà ít ai biết rằng đất Việt cũng có anh hùng thắng hổ từng xuất hiện trong lễ khánh thành chợ Bến Thành.

Huyền thoại cô gái đôi mươi đánh thắng hổ dữ trong lễ khánh thành chợ Bến Thành
0 Bình luận

Anh hùng phi công huyền thoại Nguyễn Hồng Nhị - người bắn rơi 8 máy bay Mỹ qua đời vào ngày 25/11, hưởng thọ 84 tuổi. 

Vĩnh biệt Thiếu tướng, Anh hùng phi công huyền thoại Nguyễn Hồng Nhị
0 Bình luận

Vào ngày 28/10/2011, Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam đã công bố 5 kỷ lục về đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh huyền thoại. Đây là cung đường được xây dựng bằng xương máu của nhân dân Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến để chi viện cho miền Nam yêu dấu.

5 kỷ lục về đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh huyền thoại
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Trốn vé tàu vì nghèo, người phụ nữ không ngờ lại được nhân viên đường sắt dang tay giúp đỡ

Vào TP.HCM vay tiền chữa bệnh cho chồng nhưng không liên lạc được với người thân, không có tiền mua vé, người phụ nữ nghèo đành tìm cách trốn vé tàu để về Hà Nội. Biết chuyện, nhân viên tổ tàu SE4 đã góp tiền mua tặng vé, một hành động đầy ấm áp, nghĩa tình.

Đăng Dương
Đăng Dương 3 ngày trước
Kỳ tích y học: Bé trai thoát khỏi “bóng tối” nhờ công nghệ ngoại bỏ “gen mù”

Gia đình vỡ òa trong hạnh phúc khi đón con chào đời khỏe mạnh với đôi mắt sáng nhờ vào phương pháp thụ tinh ống nghiệm (IVF) kết hợp với kỹ thuật sàng lọc di truyền.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Cô gái gãy chân được đưa đến bệnh viện kịp thời nhờ hành động đẹp của cảnh sát

Ngay khi được tài xế taxi nhờ giúp đỡ, cảnh sát giao thông Hà Nội liền sử dụng xe mô tô chuyên dụng mở đường để xe chở nạn nhân đi cấp cứu kịp thời.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình nhận huân chương cao quý của Lào

Lễ trao tặng Huân chương Tự do (Huân chương Itxala) – phần thưởng cao quý của Nhà nước Lào – dành cho nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã được tổ chức vào chiều nay tại Hà Nội.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Ấm lòng tiệm mì 1K giữa Sài Gòn đắt đỏ: Tình người vẫn luôn hiện hữu

Cứ chập tối, tấm biển với dòng chữ “Tiệm mì 1K” trên đường Phạm Văn Đồng (TP. Thủ Đức, TP.HCM) lại sáng đèn, thu hút sự chú ý của dòng người đi đường.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Tình mẫu tử thiêng liêng: Mẹ hiến thận cứu con gái khỏi bờ vực tử thần

Thấy con gái 27 tuổi suy thận giai đoạn cuối, sức khỏe ngày một suy yếu, có thể mất mạng bất cứ lúc nào, người mẹ 50 tuổi đã không ngại ngần hiến thận cứu con.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Bất chấp hiểm nguy, cha nhảy xuống giếng sâu 35 cứu con gái 9 tuổi

Trong lúc chơi đùa, bé gái 9 tuổi không may rơi xuống giếng sâu 35m, biết tin người cha không ngần ngại lao mình xuống giếng sâu 35m để cứu con.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Nam sinh 18 tuổi bỏ thi để cứu bạn bị đau tim: “Thi cử có thể chờ, mạng sống thì không”

Câu chuyện nam sinh Trung Quốc bỏ lỡ kỳ thi quan trọng vì cứu bạn học bị đau tim đang gây sốt mạng xã hội vì hành động dũng cảm và phẩm chất tốt đẹp.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
TP.HCM mở lớp học bơi miễn phí cho người dân

Bắt đầu từ tháng 5 này, Trung tâm Thể thao dưới nước TP.HCM sẽ bắt đầu mở các lớp học bơi cơ bản miễn phí cho người dân thành phố.

Hải An
Hải An 16/05
Học sinh Việt Nam xuất sắc giành huy chương vàng tại 'kỳ thi Hóa học khó nhất hành tinh”

Cả 4 học sinh Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev năm nay đều đạt huy chương, gồm 2 huy chương Vàng và 2 huy chương Bạc.

Thanh Tú
Thanh Tú 15/05
Không nhà, không người thân cụ bà 30 năm sống dưới gầm cầu thang vẫn dang tay với người lạ

Suốt 3 thập kỷ sống dưới gầm cầu thang, cụ bà Nguyễn Thị Sang (79 tuổi, TPHCM) vẫn sẵn sàng mở lòng, cưu mang người xa lạ. Giữa phố thị tấp nập, đâu đó vẫn có những mảnh đời nương tựa nhau bằng nghĩa tình vô giá!

Hải An
Hải An 15/05
Hành động ấm lòng của hai thực tập sinh khi thấy bà cụ U80 đưa em gái 69 tuổi vào viện khám

“Gặp tôi, bà Húng giọng run run, hai hàng nước mắt chực trào nói “bác ơi, bác cứu lấy em tôi. Nó khó thở. Tôi thương nó quá”. Giây phút ấy tôi rất xúc động”, nam thực tập sinh chia sẻ.

Thanh Tú
Thanh Tú 14/05
Cụ bà U90 11 năm miệt mài nấu cháo tặng cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Hơn 10 năm nay, đã có hàng ngàn suất cháo được cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ TT.Cẩm Xuyên, H.Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn.

Hải An
Hải An 14/05
Ấm lòng nghĩa đồng bào với hơn 1.700 “bữa cơm đoàn kết” mừng ngày giải phóng Hải Phòng

Những ngày này, khắp các thôn, tổ dân phố, đâu đâu cũng rộn ràng “bữa cơm đoàn kết” được người dân Hải Phòng tổ chức để chào mừng 70 năm ngày giải phóng thành phố.

Thanh Tú
Thanh Tú 13/05
Người hùng giữa đời thực: Bác sĩ kịp thời cứu cô gái bị tai nạn, nằm co giật trên đường

Trên đường về nhà, bác sĩ Phạm Tiến Mạnh vô tình nhìn thấy một cô gái bị tai nạn giao thông, nằm trên đường trong tình trạng tay chân co quắp, sùi bọt mép nên vội vã xuống hỗ trợ.

Hải An
Hải An 13/05
PC Right 1 GIF
Đề xuất