Cô sinh viên người Nùng và ý tưởng đầy sáng tạo cho việc dạy và học môn Ngữ văn

Theo Hằng, để học sinh hứng thú với môn Ngữ văn, thay vì giáo viên tương tác một chiều thì nên tạo không gian mang tính thẩm mỹ, ở đó học sinh được thoải thích trình bày ý tưởng văn học...

Đỗ Thu Nga
08:37 02/06/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Hoàng Thị Hằng nữ sinh dân tộc Nùng ở Cao Bằng, hiện đang là sinh viên lớp Ngữ văn K56B, khoa Ngữ văn, trường ĐH Sư phạm (ĐH THái Nguyên).

Hằng sinh ra trong gia đình thuần nông, mồ côi cha. Từ nhỏ, Hằng đã sống trong hoàn cảnh nghèo khó, chứng kiến mẹ ngày đêm vất vả đồng áng kiếm tiền nuôi con ăn học đã thôi thức cô phải cố gắng, nỗ lực học tập nhiều hơn nữa để nuôi ước mơ: Học thành tài, có công việc ổn định, trưởng thành để báo hiếu cho mẹ.

Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ của mình, Hoàng Thị Hằng đã đạt được nhiều thành tích ấn tượng trong con đường chinh phục tri thức của mình:

Đã có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn - Hội năm học 2021-2022.

Có thành tích xuất sắc trong các hoạt động của Câu lạc bộ năm học 2021 -2022.

Có thành tích xuất sắc trong công tác tình nguyện phòng chống dịch Covid 19.

Đạt danh hiệu Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác cấp trường năm học 2022-2023.

nu-nguoi-nung-va-y-tuong-sang-tao-cho-viec-day-va-hoc-ngu-van-0

Vì sao cô sinh viên Nùng "mê" môn Văn?

Như đã chia sẻ, Hằng hiện đang là sinh viên Văn tại ĐH Sư phạm (ĐH Thái Nguyên). Hằng rất đam mê môn học này và luôn khát khao trở thành một giáo viên giỏi mang những kiến thức hay truyền đạt lại cho thế hệ măng non của đất nước.

Nói về môn Văn, Hằng hứng thú tâm sự: "Ngay từ những năm học trung học, em đã thích môn Ngữ văn và hứng thú với môn học này. Chính vì thế, ngay sau khi tốt nghiệp THPT em đã đăng ký xét tuyển nguyện vọng ngành Sư phạm Ngữ văn tại Trường Đại học Sư phạm (ĐH Thái Nguyên). Em muốn trở thành giáo viên Ngữ văn và điều em muốn hướng đến đó là truyền cảm hứng yêu văn học đến các bạn học sinh, đặc biệt là các em học sinh tại mảnh đất giàu truyền thống cách mạng như quê hương Cao Bằng".

Hằng đã làm gì để giúp môn Văn trở nên hấp dẫn hơn?

Chia sẻ về kinh nghiệm học tập với tờ Giáo dục và thời đại, Hằng nói: Điều quan trọng nhất là phải thật sự yêu thích, có niềm đam mê với môn học này, bên cạnh đó cần có thói quen đọc sách, giao tiếp, trao đổi với thầy cô, bạn bè với mọi người xung quanh để mở mang thêm kiến thức, góc nhìn.

Em và các bạn hay tổ chức học nhóm để cùng chia sẻ, trao đổi quan điểm, trong quá trình học nếu có chỗ không hiểu, chúng em sẽ gặp giảng viên vào cuối giờ hoặc trao đổi qua mạng xã hội để được giải đáp.

Ngoài ra, để tích lũy thêm kỹ năng trong chuyên ngành của mình, Hoàng Thị Hằng còn thường xuyên lên mạng internet để đọc thêm những bài viết, bài báo về những nhà văn, nhà thơ, cũng như việc theo dõi nội dung bài giảng một cách tập trung nhất có thể để không bị bỏ sót những chi tiết quan trọng của các tác phẩm.

Khi xã hội ngày một phát triển, học sinh được tiếp cận với nhiều phương pháp học tập mới với những phương tiện hiện đại, để có thể trở một giáo viên giỏi, truyền được cảm hứng, khơi gợi niềm say mê với môn học tới các em học sinh là điều mà mỗi sinh viên ngành sư phạm Ngữ Văn luôn muốn hướng tới.

nu-nguoi-nung-va-y-tuong-sang-tao-cho-viec-day-va-hoc-ngu-van-8

Theo Hằng, để giúp người học, đặc biệt là các em học sinh có hứng thú với môn Ngữ văn thay vì giáo viên tương tác một chiều thì nên tạo một không gian văn học mang tính thẩm mĩ, nơi đó học sinh được thoả thích trình bày ý tưởng văn học dưới dạng kịch nói, thông qua những bức tranh bắt mắt hoặc qua âm nhạc sẽ góp phần giúp mỗi tiết học trở nên thú vị, sinh động hơn, thu hút học sinh hơn.

Không chỉ chăm chỉ học tập ở các môn học trong chương trình đào tạo, nữ sinh Cao Bằng Hoàng Thị Hằng còn luôn nỗ lực hết mình tham gia tích cực các hoạt động của nhà trường, công tác Đoàn - Hội và phong trào sinh viên như: Chương trình Tiếp sức mùa thi; Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè, tham gia các CLB và cuộc thi học thuật, nghiên cứu khoa học….

Hoàng Thị Hằng chia sẻ: “Ngoài việc học tập trên lớp, các hoạt động xã hội góp phần giúp em tự tin hơn trước đám đông, tích lũy thêm được nhiều kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình… Từ đó rèn luyện sự nhạy bén, linh hoạt của một người giáo viên trong tương lai”.

Xem thêm: Bài văn điểm 10 của nữ sinh Nam Định: "Bán hàng rong" - nghề không có nghỉ lễ

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận