NLXH 200 chữ về thông điệp của nhà thơ Lò Ngân Sủn

Anh/Chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về thông điệp của nhà thơ Lò Ngân Sủn trong những câu thơ: “có người sống mà đã chết có người chết mà vẫn sống làm người khó nhất là: Sống!”, (Lò Ngân Sủn – Người trên đá, NXB Văn hóa – dân tộc, 2000, tr.6).

Đỗ Thu Nga
10:00 21/11/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cuộc đời mỗi người ngắn ngủi nhưng “Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để lưu lại dấu ấn trên mặt đất, trong trái tim người khác” (O. Sukhomlynsky). Chúng ta đều nhận thức được rằng mình đang sống, nhưng đã bao lần ta tự hỏi lòng: “Mình sống như thế nào?”. Câu hỏi ấy cũng đã được nhà thơ Lò Ngân Sủn đặt ra trong bài thơ “Người trên đá” của mình: “có người sống mà đã chết/ có người chết mà vẫn sống/ làm người khó nhất là: Sống!”. Những câu thơ ít vần điệu nhưng dân dã, giàu hình ảnh và triết lí, khiến mỗi người đọc phải trăn trở về cách sống đẹp, sống ý nghĩa trong cuộc đời. “Có người sống mà đã chết” chỉ những người sống cuộc đời mờ nhạt, vô vị, nhàm chán, vô nghĩa, không mục đích, không lí tưởng, đam mê, không bứt phá, sống vô ích, vô cảm, thậm chí sa đọa, ích kỉ, xấu xa,… Trái lại, những “người chết mà vẫn sống” là người sống đẹp, sống cống hiến, sống có ý nghĩa, để lại dấu ấn trong cuộc đời, sống mãi trong lòng người, lưu danh muôn thuở. Câu thơ cuối cùng “làm người khó nhất là: sống!” được nhà thơ thốt lên với bao sự trăn trở về lẽ sống, cách sống sao cho có ích, có ý nghĩa của con người. Qua đó, những câu thơ là một lời thúc giục, tự vấn mỗi người cần có sự sống đích thực, ý nghĩa chỉ khi sống đẹp, biết tận hiến và tận hưởng, sống hết mình từng giây phút cuộc đời để không hổ thẹn, tiếc nuối, không sống mòn, vô nghĩa…

nlxh-200-chu-ve-thong-diep-cua-nha-tho-lo-ngan-sun

Giá trị và ý nghĩa sự sống mỗi người không đo bằng số năm ta sống mà đo bằng chất lượng sống mỗi ngày đúng như ý kiến của Benjamin Franklin: “Có những người chết ở tuổi 25 và đến khi 75 tuổi mới được chôn cất”. Cuộc sống tuy ngắn ngủi nhưng nếu đã sống đẹp, có ích, sống tận độ, tận hiến, sống trọn vẹn tuổi trẻ, tuổi đời cho những giá trị tốt đẹp của loài người thì luôn là một đời sống ý nghĩa - chết mà vẫn sống! Kito Aya, người đã truyền cho tôi cảm hứng sống mãnh liệt. Nhắc đến chị, tôi liền nhớ về hình ảnh một người con gái lạc quan luôn nở nụ cười trên môi, một nghị lực sống phi thường. Trước những đớn đau mà căn bệnh thoái dây sống tiểu não mang lại, Kito Aya tìm về nơi sâu nhất trong tâm hồn và nhận ra: “Mình có thể cảm nhận được trái tim mình đang đập. Trái tim mình đang hoạt động. Mình hài lòng với điều đó. Mình vẫn còn sống”. Aya đã trải qua chuyến hành trình đi qua chính mình như thế. Chị vượt qua nỗi sợ hãi, đi qua những nghiệt ngã của số phận để tìm thấy miền bình yên, hạnh phúc trong trái tim mình, để truyền nguồn cảm hứng sống mãnh liệt cho bao người trên thế giới này. Sống đẹp không hề khó, chỉ là do ta quá lười biếng, e ngại hoặc chưa đủ quyết tâm và dễ dàng buông xuôi mặc cho dòng đời xô đẩy. Sống như vậy là sống không có mục đích, chỉ làm hại đến tương lai, hại gia đình và xã hội. Bất kỳ giây phút nào khi đặt tay lên ngực trái, ta vẫn nghe thấy trái tim mình đang đập, ngay lúc ấy hãy cho bản thân một cơ hội để “sống đẹp” ở trong lòng của mỗi một cá nhân để có thể khiến cho thế giới ngày càng trở nên tốt đẹp và bình yên hơn.

Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ

1: Nêu vấn đề (câu mở đoạn)

- Dẫn dắt - giới thiệu vấn đề: Dẫn dắt từ câu nói hoặc trực tiếp nêu ngay vào đề tài yêu cầu. (thông thường là vấn đề đã cho trong nội dung phần Đọc hiểu).

- Đánh giá khái quát vấn đề (tích cực, tiêu cực, ....)

2: Triển khai vấn đề (đưa ra suy nghĩ - cách hiểu của em về đề tài nghị luận)

- Giải thích các khái niệm liên quan.

- Bàn luận về vấn đề: biểu hiện; tác dụng, ý nghĩa; phản đề hoặc mở rộng vấn đề dựa trên quan điểm cá nhân.

+ Đặt ra các câu hỏi vì sao, tại sao. Sau đó bình luận, chứng minh từng ý lớn, ý nhỏ, sắp xếp luận cứ một cách rõ ràng.

+ Lựa chọn dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu, ngắn gọn, chính xác.

- Rút ra bài học cho bản thân hoặc liên hệ tới các hiện tượng tác động trực tiếp hoặc tương tự với đề tài.

3: Kết thúc vấn đề (tổng kết lại vấn đề)

+ Khẳng định ý nghĩa và tính thời sự của hiện tượng.

Xem thêm: NLXH 200 chữ: "Có phải trong cuộc sống, mọi khoảng trống đều phải lấp đầy?"

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận